Chi ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Vì vậy, việc quản lý nâng cao hiệu quả trong công tác chi ngân sách từ trung ương đến địa phương góp phần phát triển của nền kinh tế. Cùng tìm hiểu về chi tiêu mới trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Chi tiêu mới trong lĩnh vực ngân sách nhà nước là gì?
Định nghĩa về chi tiêu mới được ghi nhận trong cả Nghị định 45/2017/NĐ-CP cũng như Thông tư 69/2017/TT-BTC, theo đó, tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 45 có nêu rõ: ““Chi tiêu mới” là nhu cầu chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới cho từng lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện, bao gồm cả các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây nhưng chưa được bố trí nguồn và cần tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch.“.
Với vai trò là hướng dẫn chi tiết Nghị định, Thông tư 69 giải thích về chi tiêu mới tại Điều 6, như sau: “Chi tiêu mới là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị được xem xét tại thời điểm lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm và áp dụng cho cả thời gian 03 năm kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó:…“.
2. Đặc điểm của chi tiêu mới trong lĩnh vực ngân sách nhà nước:
Dựa trên định nghĩa trên có thể đưa ra các đặc điểm của chi tiêu mới trong lĩnh vực ngân sách nhà nước như sau:
– Thứ nhất, chi tiêu mới là nhu cầu chi ngân sách. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. (Khái niệm này đều được thống nhất và dường như các tài liệu về chi ngân sách đều cho là như vậy). Chi ngân sách nhà nước gắn chặt với quyền lực Nhà nước và nhu cầu chi đó phải được cơ quan quyền lực cao nhất quyết định trước khi thực hiện các hoạt động chuyên môn để đánh giá và xác định hợp lý và hợp pháp.
– Thứ hai, chi tiêu mới được xem xét tại thời điểm lập kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 3 năm và áp dụng cho cả thời gian 03 năm kế hoạch. Theo giải thích tại Khoản 1, Điều 43,
– Thứ ba, chi tiêu mới để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới cho từng lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện. Như vậy, mặc dù các khoản chi của nhà nước phục vụ rất đa dạng các hoạt động, tuy nhiên, đối với chi tiêu mới thì việc sử dụng nhằm phục vụ cho một số lĩnh vực và chỉ được thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều này nhằm quản lý chi ngân sách nhà nước một cách chặt chẽ và hợp lý, tránh thất thoát nguồn thu hay sử dụng nguồn thu lãng phí.
Xác định nhu cầu chi thực sự quan trọng khi nhắc đến chi tiêu mới, điều này được chứng minh thông qua quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 16 Thông tư 69/2017/TT-BTC về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc tổng hợp nhu cầu chi của cơ quan, đơn vị, cụ thể: “Quá trình tổng hợp nhu cầu chi ngân sách, các cơ quan, đơn vị phải chủ động sắp xếp, rà soát các nhiệm vụ chi để nhu cầu chi nằm trong phạm vi trần chi ngân sách được
3. Phân loại chi tiêu mới trong lĩnh vực ngân sách nhà nước:
Mặc dù các khoản chi ngân sách nhà nước được chia thành: Chi đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong cách phân loại chi tiêu mới, chi tiêu mới chỉ bao gồm chi đầu tư phát triển mới và chi thường xuyên mới (Theo quy định tại Điều 6, Thông tư 69/2017/TT-BTC). Cụ thể hơn về cách phân loại này:
3.1. Về chi đầu tư phát triển mới:
– Khoản 1, Điều 6 giải thích rằng: Chi đầu tư phát triển mới là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, bắt đầu thực hiện (khởi công mới) từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo, bao gồm: Vốn đầu tư cho các dự án; Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán; Nghiên cứu khả thi cho các dự án…(Để nắm được quy định của pháp luật thì mời bạn đọc tìm hiểu tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 69/2017/TT-BTC)
Chi đâu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Sự gia tăng nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách hiệu quả, sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, gia tăng xuất khẩu và tăng tích luỹ của nền kinh tế. Chi đầu tư phát triển mới được coi là điều cần thiết, phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài, do việc đầu tư phát triển có tính mới, thực hiện công cuộc thay đổi nhanh chóng, hiệu quả “bộ mặt của đất nước). Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển mới là khoản chi lớn, vì vậy việc xem xét nhu cầu chi là cực kỳ quan trọng để đảm bảo đầu tư hiệu quả và tối ưu nguồn thu.
3.2. Về chi thường xuyên mới:
Chi thường xuyên mới được giải thích là “nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới ban hành, bắt đầu thực hiện từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo; bao gồm:…” chẳng hạn: Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây, nhưng đến giai đoạn kế hoạch này mới bố trí được nguồn để triển khai; Kinh phí duy trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động mới được bổ sung ở năm hiện hành, tiếp tục thực hiện năm dự toán và các năm tiếp theo; Kinh phí cho các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả kinh phí sự nghiệp đối ứng cho các dự án mới sử dụng vốn ngoài nước;…(Khoản 2, Điều 6, Thông tư 69/2017/TT-BTC).
Chi thường xuyên mang tính liên tục, ổn định : Nhìn chung, hầu hết các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước đều mang tính ổn định và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian nhất định trong một năm tài chính.
Các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng: chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác. Các hoạt động này mặc dù không trực tiếp tạo ra lợi nhuận hay tạo ra sản phẩm vật chất, những khoản chi thường xuyên này lại có tác dụng quan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế ổn định góp phần nâng cao chất lượng lao động thông.
Chi thường xuyên ngân sách gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ: Phần lớn các khoản chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển, hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị, xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc lập kế hoạch Tài chính 05 năm và kế hoạch Tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.
– Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.