Thời hạn của giấy khám sức khỏe là bao lâu? Quy định về giấy khám sức khoẻ? Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng bao nhiêu lâu từ thời điểm cấp?
Nhắc đến
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quá trình cấp giấy khám sức khỏe như thế nào? thời hạn của giấy khám sức khỏe là bao nhiêu lâu sau khi được cấp tại các cơ sở khám chữa bệnh? Trong giấy khám sức khỏe có những nội dung gì? do ai cấp giấy khám sức khỏe này thì trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ các quy định của giấy khám sức khỏe để mọi người phần nào hiểu rõ các quy định của pháp luật cũng như thủ tục cấp giấy khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì Giấy sức khỏe là một loại giấy tờ do cơ sở y tế có thẩm quyền ghi nhận sức khỏe của cá nhân có cơ thể khỏe mạnh, đủ thể lực để phục vụ cho công việc, cho học tập rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nội dung của giấy khám sức khỏe bao gồm các phần khám thể lực, khám lâm sàng bao gồm khám các phần bao gồm: sản phụ khoa, nội khoa, ngoại khoa…và khám cận lâm sàng như khám và xét nghiệm máu, nước tiểu, chuẩn đoán hình ảnh…
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ khám sức khỏe
Khi người yêu cầu đến cơ sở khám chữa bệnh nếu cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra giấy tờ nếu người khám sức khỏe đã đủ từ mười tám tuổi trở lên thì phải sử dụng theo đúng mẫu theo quy định của bộ y tế kèm theo mẫu ở phụ lục I có dán ảnh chụp trên nền trắng với cỡ 04×06 cm tính đến ngày nộp hồ sơ khám chữa bệnh trong vòng sáu tháng theo quy định của pháp luật.
+ Còn đối người chưa thành niên và chưa đủ mười tám tuổi thì cơ sở khám chữa bệnh sẽ phải sử dụng mẫu khác không dùng chung mẫu với người đủ mười tám tuổi mà phải dùng mẫu ở phụ lục II có ảnh được chụp trên nền trắng trong vòng không hơn sáu tháng khi người nộp hồ sơ yêu cầu khám sức khỏe cỡ 04×06 cm theo quy định.
+ Đối với những trường hợp khám sức khỏe cho những người mà không có năng lực hành vi dân sự hoặc đối với những người đang bị hạn chế năng lực hành vi dân sự như nghiện ma túy hoặc những người bị mất năng lực hành vi dân sự như là đang chữa bệnh đề nghị khám sức khỏe và có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ hợp pháp hoặc sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của những người đó hoặc
2. Thời hạn của giấy khám sức khỏe
Về thời hạn giấy khám sức khỏe được quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT về cấp giấy khám sức khỏe như sau:
Người có yêu cầu cấp giấy khám sức khỏe khi đến các cơ sở khám chữa bệnh để khám sức khỏe thì sẽ được cấp một bản cho người có yêu cầu được khám sức khỏe. Nếu người được khám sức khỏe có yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh cấp nhiều bản thì sẽ được thực hiện việc cấp thành nhiều bản như sau:
+ Các cơ sở khám chữa bệnh sao chép giấy khám sức khỏe trước khi đóng dấu đã có chữ ký của người kết luận theo yêu cầu của người được khám sức khỏe về số lượng bản giấy khám sức khỏe.
+ Sau khi đã được cơ sở khám chữa bệnh sao chép photo thì các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện việc dán ảnh của người khám sức khỏe đóng dấu vào bản sao theo quy định.
Thông thường, thời hạn trả lại giấy khám sức khỏe cho người được khám sức khỏe thì trong thời hạn hai mươi tư giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe thì cơ sở khám chữa bệnh sẽ trả giấy khám sức khỏe theo quy định trừ những trường hợp đặc biệt xét nghiệm hoặc khám bổ sung theo yêu cầu của người khám sức khỏe mà cần có thời gian lâu hơn.
+ Nếu cơ sở khám chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe theo hợp đồng dịch vụ cho tập thể thì thời hạn để trả lại giấy khám sức khỏe được thực hiện theo sự thỏa thuận của hai bên khi giao kết hợp đồng theo quy định.
+ Trường hợp nếu theo yêu cầu của người khám sức khỏe có yêu cầu xét nghiệm về HIV mà có kết quả dương tính thì việc thông báo kết quả phải cho người có yêu cầu khám sức khỏe theo quy định của luật phòng chống HIV/AIDS theo quy định.
3. Phân loại sức khỏe
Theo quy định của pháp luật thì những người là bác sĩ thực hiện khám cận, lâm sàng cho những đối tượng đến yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh để khám sức khỏe sau khi thực hiện xong việc khám phải ghi rõ các kết quả khám như là huyết áp như thế nào? tim mạch có bình thường hay không? sau đó phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe theo cấp 1, 2, 3, 4, 5, 6… và người thực hiện ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám về chuyên khoa của mình khi có sai phạm xảy ra theo quy định của pháp luật.
Sau khi đã khám xong tất cả các khoa và có các kết quả của từng chuyên khoa như khoa mắt, khoa răng hàm mặt, khoa thần kinh, nội khoa, ngoại khoa, khoa tai mũi họng, ghi rõ các bệnh tật của người khám chữa bệnh nếu phát hiện và khi kết luận thì phải tư vấn về phương pháp điều trị, giới thiệu khám chuyên khoa để thực hiện việc khám chữa bệnh .. thì người được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và thực hiện việc ký và đóng dấu của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định.
Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8
Vì vậy, giấy khám sức khỏe khá quan trọng trong cuộc sống xã hội và trong tất cả các lĩnh vực để phản ánh người đó có đủ sức khỏe để thực hiện một công việc mà để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi học tập, đến quá trình lao động và có phương pháp điều trị kịp thời nếu trong quá trình khám sức khỏe nếu phát hiện bệnh, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, đưa đất nước hội nhập và phát triển nguồn lao động, nhân lực khỏe mạnh cả chất lượng và chất lượng trong nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.