Thực tế, những cá nhân có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản bảo đảm thì có thể thỏa thuận với người thứ ba đứng ra bảo lãnh để giúp mình vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, bên thứ ba đứng ra bảo lãnh và các bên có quyền thỏa thuận xác lập nên hợp đồng bảo lãnh.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng bảo lãnh là gì?
Hợp đồng bảo lãnh nếu hiểu theo nghĩa rộng là phương tiện pháp lý quan trọng mang tính chất dự phòng, dự phạt, bổ sung cho hợp đồng chính nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.
Theo nghĩa hẹp, hợp đồng bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đến thời hạ mà bên được bảo lãnh không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Tại điểm b, Khoản 12, Điều 3
2. Đặc điểm của hợp đồng bảo lãnh:
Hợp đồng bảo lãnh cũng là một loại hợp đồng, do đó trước hết nó cũng mang đây đủ các đặc điểm của một hợp đồng dân sự nói chung, mọi vấn đề phát sinh có liên quan cũng được áp dụng như đối với hợp đồng thông thường. Các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh có quyền thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng như đối với hợp đồng nói chung. Ngoài ra, hợp đồng bảo lãnh cũng có những đặc điểm riêng so với hợp đồng dân sự thông thường.
Thứ nhất, hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng bảo đảm. Tính chất bảo đảm thể hiện ở chỗ: Mục đích của hợp đồng bảo lãnh nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền thông qua chức năng tác động, dự phòng và dự phạt. Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã đến hạn thì bên bảo lãnh phải đứng ra thực hiện thay. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh còn có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại. Do đó, quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo lãnh được đảm bảo.
Thứ hai, hợp đồng bảo lãnh chỉ là hợp đồng phụ trong môi quan hệ với hợp đồng chính là hợp đồng phát sinh nghĩa vụ cần bảo đảm, đồng thời nó không độc lập mà luôn phụ thuộc vào hợp đồng chính. Sự phụ thuộc này thể hiện ở chỗ phải có quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng chính thì mới đặt ra vấn đề các bên thỏa thuận thiết lập hợp đồng bảo lãnh.
Thứ ba, hợp đồng bảo lãnh được xác lập giữa bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) với bên bảo lãnh, mà không phụ thuộc vào bên có nghĩa vụ, tức là hợp đồng bảo lãnh được giao kết ngay cả khi bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) không biết, không yêu cầu. Bởi hợp đồng bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh mà không phụ thuộc vào ý chí của bên được bảo lãnh
3. Nội dung hợp đồng bảo lãnh:
Bản chất của hợp đồng là sự tự thỏa thuận của các bên do vậy, nội dung hợp đồng là nội dung tùy chọn, mặc dù trong một số loại hợp đồng thì pháp luật có yêu cầu về nội dung bắt buộc nhưng hợp đồng bảo lãnh thì không có điều đó. Tuy nhiên, về cơ bản, một hợp đồng bảo lãnh phải đảm bảo các nội dung sau:
– Các bên trong hợp đồng bảo lãnh, đó là bên nhận bảo lãnh (các bên liên quan) và bên bảo lãnh, đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
– Đối tượng của hợp đồng: (phải được xác định rõ), là các hành vi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, để thực hiện được những hành vi đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc có khả năng thực hiện công việc phù hợp để đáp ứng lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Lợi ích mà các bên hướng tới trong quan hệ nghĩa vụ là lợi ích vật chất. Chỉ thông qua lợi ích vật chất mới có thể đảm bảo được một lợi ích vật chất. Vì vậy, bên bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho bên được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi của bên nhận bảo lãnh.
Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có thể bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ là việc thực hiện một công việc mà chỉ thông qua việc thực hiện công việc đó, quyền lợi của bên có quyền mới được thỏa mãn thì bên bảo lãnh phải thực hiện được công việc.
– Phạm vi bảo lãnh: Đây được hiểu là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận của bên nhận bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.
Phạm vi bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh không lớn hơn phạm vi nghĩa vụ trong hợp đồng chính. Mặc dù thực tế bên bảo lãnh có thể dùng một tài sản có giá trị lớn hơn nhiều lần so với giá trị của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng chính để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình nhưng mục đích của hợp đồng bảo đảm cũng chỉ là để người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trong một phạm vi đã xác định.
Các bên có thể thỏa thuận về phạm vi bảo lãnh trong hợp đồng là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo lãnh. Các quyền và nghĩa vụ này cũng phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, xuất phát từ lợi ích chung mà cả hai muốn hướng tới, tuy nhiên, nghĩa vụ của bên bảo lãnh cũng khá nặng hơn so với bên nhận bảo lãnh.
– Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh: Khi xem xét về hiệu lực cần chú ý tới hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng và hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Trong đó, hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực đối với các bên kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Còn hợp đồng bảo lãnh phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba phụ thuộc vào thời điểm phát sinh hiệu lực đối với hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp tài sản. Chẳng hạn, hợp đồng bảo lãnh- thế chấp thì có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Ngoài các nội dung trên, các bên trong hợp đồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau về mọi thứ làm thế nào để đảm bảo được tính chất pháp lý vững chắc và hạn chế những tranh chấp cho thể xảy ra.
4. Các trường hợp sử dụng hợp đồng bảo lãnh:
Vấn đề về các trường hợp sử dụng hợp đồng bảo lãnh không thực sự rõ ràng trong quy định của pháp luật hay trong lý luận, bởi bản chất của việc sử dụng hợp đồng ở đây đang hướng đến lý do giao kết hợp đồng bảo lãnh hay là hợp đồng bảo lãnh được sử dụng trong trường hợp nào. Điều đó, dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc định hướng.
Nếu trường hợp sử dụng hợp đồng bảo lãnh với hàm ý rằng lý do nào để giao kết hợp đồng bảo lãnh thì câu trả lời là “người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” – theo đúng bản chất của bảo lãnh, khi đó, giữa bên bảo lãnh và bên có quyền “sử dụng hợp đồng bảo lãnh” để ghi nhận tất cả những “ý” mà họ mong muốn có.
Nếu trường hợp sử dụng hợp đồng bảo lãnh với ý rằng là lúc nào thì hợp đồng bảo lãnh được sử dụng thì đó có thể là khi có xảy ra tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh và được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hoặc khi có sự vi phạm về hợp đồng bảo lãnh, hay khi bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ “bảo lãnh’ của mình thì lúc đó hợp đồng bảo lãnh được sử dụng như một công cụ pháp lý quan trọng để chứng minh cho mọi hành vi pháp lý là hoàn toàn đúng đắn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–