Chính sách mậu dịch tự do là các nội dung thực hiện trong hoạt động thương mại quốc tế. Thực hiện chính sách giúp các quốc gia thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa. Thông qua các ưu đãi mà các quốc gia hay tổ chức quốc tế dành cho nhau. Cùng bài viết tìm hiểu thêm về Chính sách mậu dịch tự do.
Mục lục bài viết
1. Chính sách mậu dịch tự do là gì?
Chính sách mậu dịch tự do (hay chính sách thương mại tự do) trong tiếng Anh được gọi là Free trade policy.
Khái niệm
Chính sách mậu dịch tự do là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế. Trong đó các nước tham gia vào hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Chính phủ nước đó không phân biệt hàng hoá nước ngoài với hàng hoá nội địa trên thị trường nước mình. Do đó không thực hiện các biện pháp cản trở hàng hoá nước ngoài xâm nhập thị trường nước mình.
Chính sách này được thực hiện trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Do đó nó còn được tiếp cận là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế. Các quốc gia có nhu cầu giống nhau, mong muốn các giá trị tương đương thực hiện các các hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Với chính sách mậu dịch tự do, thị trường các nước tiến hành hoạt động thương mại một cách đa dạng.
2. Ưu điểm chính sách mậu dịch tự do:
Với ưu điểm là các quốc gia được trao đổi hàng hóa tự do mà không gặp các cản trở khác thị trường. Bao gồm loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Việc nhập khẩu và xuất khẩu giữa các nước như việc trao đổi hàng hóa cơ bản trên thị trường. Khi các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều thị trường hơn. Họ có cơ hội trong phát triển thị trường tiềm năng. Đa dạng hóa các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.
Với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Các quốc gia thực hiện cam kết trong xây dựng các điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu. Hiệp định tạo ra các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế. Trong đó các nước thành viên thỏa thuận với nhau về việc giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng. Tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Đây là thị trường chung cho hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế mà không có rào cản.
Ví dụ
Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương như: Khu vực mậu dịch tự do Asean, các hiệp định FTA Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương,…
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%. Loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Thúc đẩy hội nhập kinh tế với các quốc gia khác trong khu vực.
3. Đặc điểm chính sách mậu dịch tự do:
– Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu
Với hoạt động kinh tế của một quốc gia, hoạt động xuất khẩu đem lại nhiều giá trị. Khi các nước có tiềm lực sản xuất nhưng thị trường trong nước không tiêu thụ hết, thị trường nước ngoài sẽ mang đến lợi ích lớn. Hay với các nước kinh tế kém phát triển hơn, việc nhập khẩu giúp họ tìm kiếm giá trị trên các sản phẩm chất lượng. Trong khi các thị trường khác đang thiếu.
Các chính sách đem đến lợi ích khi hoạt động xuất khẩu được thực hiện dễ dàng. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần loại bỏ. Tạo điều kiện để hàng hóa lưu thông trên các thị trường dễ dàng. Bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc thực hiện các biện pháp khuyến khích khác giúp chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
– Mở rộng thị trường nội địa
Thứ nhất, thị trường trong nước bước đầu có sự gia nhập của các hàng hóa mới. Với cùng một loại hàng thì các doanh nghiệp khác nhau cũng có các cách thức sản xuất khác. Chính phủ mở rộng thị trường cho hàng hoá nước ngoài tự do xâm nhập thông qua việc xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hoạt động này càng diễn ra mạnh mẽ khi quốc gia tham gia vào càng nhiều các hiệp định thương mại tự do. Hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ giúp đa dạng hàng hóa trong thị trường. Phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân,. Cũng như giúp người dân có khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ nước ngoài dễ dàng hơn.
Thứ hai, trước khi tiến hành chính sách mậu dịch tự do, các quốc gia thường thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch. Giúp bảo vệ doanh nghiệp trong nước và hàng hóa trong nước không bị cạnh tranh. Thể hiện sự ưu tiên của nhà nước. Trong khoảng thời gian này, giúp các doanh nghiệp nắm giữ thị trường và lớn mạnh, có tiềm lực cạnh tranh. Sau đó, là sự áp dụng với chính sách mậu dịch tự do. Khi các hàng hoá của quốc gia đó có đủ sức cạnh tranh bình đẳng với hàng ngoại nhập. Và doanh nghiệp có đủ tiềm lực kinh tế, chiến lược để tham gia các thị trường khu vực và quốc tế.
– Loại bỏ phân biệt đối xử với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Với các lợi ích mà chính sách mậu dịch tự do mang lại. Các quốc gia đều nhận được lợi ích chung đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Do đó để chính sách được thực hiện lâu dài và tạo quan hệ tốt trong quan hệ song phương và đa phương. Các lợi ích chung trong nhập, xuất khẩu hàng hóa cần được cân đối như nhau. Thương mại tự do là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại đa phương. Nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử với hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó góp phần trong thúc đẩy các hoạt động này phát triển.
Nhập khẩu hàng hóa giúp thị trường trong nước có thêm nhiều mặt hàng. Tạo sự đa dạng về mọi mặt và đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Giúp người dân tiếp cận và có nhiều lựa chọn với những sản phẩm chất lượng
Xuất khẩu hàng hóa giúp quốc gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra khu vực và trên thế giới. Tìm kiếm các lợi ích trong sản xuất, tạo việc làm, đáp ứng đòi hỏi của lực lượng lao động.
4. Vai trò chính sách mậu dịch tự do:
– Mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Với các quốc gia thì đây là môi trường thuận lợi để thực hiện mở rộng các quan hệ thương mại, thúc đẩy xuất khẩu. Các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh thường có những thúc đẩy mạnh cho nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa. Khi đời sống người dân được cải thiện, các nhu cầu trong sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng đa dạng hơn. Việc mở rộng thị trường tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận sản phẩm hiện đại, chất lượng của quốc gia khác. Từ đó mà thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế – xã hội.
– Đa dạng hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
Hoạt động kinh tế được nhìn nhận có tiềm năng khi được mở rộng thị trường kinh doanh. Chính phủ các nước có các chính sách cào bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Nhìn nhận đối với hàng nhập khẩu. Chính sách tạo điều kiện để hàng hóa nước ngoài tham gia một cách đa dạng vào thị trường quốc gia. Các sản phẩm hàng hóa tương tự trong nước có hoạt động cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài tại nước mình.
Nhờ đó mà thúc đẩy việc sản xuất tích cực. Đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thị trường hàng hóa trong nước ngày càng đa dạng từ hàng nội địa đến sản phẩm nước ngoài. Từ giá cả bình dân đến cao cấp. Dù cùng sản xuất một mặt hàng nhưng luôn có sự đa dạng và đổi mới. Người tiêu dùng ngày càng nhiều sự lựa chọn.
– Tạo bước đà cho doanh nghiệp trong nước phát triển
Đối với giá trị mang lại cho doanh nghiệp trong nước và hoạt động xuất khẩu của đất nước. Chính sách mậu dịch tự do tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thúc đẩy phát triển hoạt động xuất khẩu với các thị trường tiềm năng. Xuất khẩu đem đến tìm kiếm giá trị hiệu quả và nhanh chóng. Qua đó cũng thúc đẩy cho sản xuất phát triển. Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động.
Khi hoạt động xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tìm kiếm nhiều thị trường để mở rộng kinh doanh. Các sản phẩm trong nước được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nhu cầu cạnh tranh kinh tế thống lĩnh thị trường được đặt ra ở cả trong nước và các thị trường khác. Điều này nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đưa ra bình luận
Như vậy trong thời kỳ hội nhập kinh tế, các quốc gia có cách chính sách mậu dịch tự do. Với tiềm năng mang lại, các chính sách đem đến lợi ích cho doanh nghiệp, cho kinh tế đất nước. Tuy nhiên, các chính này chỉ nên được áp dụng khi các doanh nghiệp trong nước có được vị thế nhất định trên thị trường. Có khả năng làm chủ thị trường trong nước và kế hoạch tham gia thị trường quốc tế. Ngược lại, khi chưa đủ kinh nghiệm, thực hiện chính sách có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng. Khi mà các ông lớn tham gia thị trường và đè bẹp các doanh nghiệp không có được vị thế nhất định.