Bất cứ người lao động nào khi làm việc đều sẽ có lý do đột xuất mà buộc họ phải nghỉ việc ở công ty. Đối với những ngày nghỉ đột xuất này thì công ty sẽ không trả lương cho người lao động. Khi muốn nghỉ, người lao động sẽ phải viết đơn xin nghỉ không hưởng lương gửi công ty để được phê duyệt.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng không hưởng lương:
- 2 2. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng:
- 3 3. Quy định về nghỉ việc không hưởng lương:
- 4 4. Xin nghỉ việc bị trừ lương có đúng không?
- 5 5. Nghỉ việc do bố mất có được hưởng lương?
- 6 6. Nghỉ việc vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp con chết như thế nào?
1. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng không hưởng lương:
Tải về Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng không hưởng lương
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi : Ban Giám Đốc Công Ty
Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự
Tôi tên là:….
Chức vụ: …… Phòng/ban/bộ phận:..
Nay tôi trình đơn này kính xin BGĐ chấp thuận cho tôi được nghỉ việc riêng (nghỉ không hưởng lương) kể từ ngày … tháng … năm …đến ngày … tháng … năm …
Lý do:…..
Tôi đã bàn giao toàn bộ công việc trong cho ông/bà…..
Chức vụ:…… Phòng/ban/bộ phận:…..
Các công việc bàn giao:……..
Tôi cam đoan rằng đã bàn giao toàn bộ công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.
Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc trong thời hạn nêu trên. Tôi xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
2. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty
Trưởng phòng hành chính – nhân sự
Tôi tên là:…..
Chức vụ: …… Phòng/ban/bộ phận:…..
Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được nghỉ việc kể từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Lý do: ……
Tôi đã bàn giao toàn bộ công việc trong cho ông/bà….
Chức vụ:…. Phòng/ban/bộ phận:…
Các công việc bàn giao:………….
Tôi cam đoan rằng đã bàn giao toàn bộ công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.
Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc trong thời hạn nêu trên. Tôi xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
– Các lưu ý khi xin nghỉ việc không lương
Pháp luật có quy định về những trường hợp xin nghỉ không hưởng lương và xin nghỉ có hưởng lương như sau:
– Các trường hợp xin nghỉ việc riêng có hưởng lương:
+ Người lao động được nghỉ do kết hôn là 03 ngày;
+ Người lao động được nghỉ do con kết hôn là 01 ngày;
+ Người lao động được nghỉ do bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết là được nghỉ 03 ngày.
– Các trường hợp xin nghỉ việc riêng không hưởng lương:
+ Người lao động được nghỉ do ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết là 01 ngày;
+ Người lao động được nghỉ bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn là 01 ngày;
+ Ngoài ra người lao động có thể nghỉ việc không hưởng lương nhiều hơn nếu người sử dụng lao động cho phép.
Vì vậy, khi có việc riêng cần phải nghỉ, bạn phải cân nhắc chọn mẫu đơn nào xin nghỉ việc để đảm bảo tối đa về quyền lợi trong thời gian mình xin nghỉ.
Cần lưu ý rằng khi người lao động thoả thuận với người sử dụng lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì bạn sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội và công ty cũng sẽ không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội tháng đó cho bạn, cho nên tháng đó bạn đương nhiên bị coi là ngắt quãng.
Tuy nhiên, chế độ bảo hiểm xã hội được dựa trên thời gian cộng dồng đóng bảo hiểm xã hội nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các chế độ bảo hiểm xã hội mà bạn được hưởng sau này.
3. Quy định về nghỉ việc không hưởng lương:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có việc muốn xin nghỉ việc một tuần nhưng xin giám đốc nhân sự thì không được phép nghỉ, vậy cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật thì tôi được nghỉ bao nhiêu ngày trong một tháng, và nghỉ không hưởng lương hay được hưởng lương?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 116
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, nếu lý do bạn nghỉ không thuộc những trường hợp tại Điều 116
4. Xin nghỉ việc bị trừ lương có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm cho một công ty TNHH, tháng trước tôi tự nghỉ 6 ngày làm việc vì gia đình có việc gấp cũng không xin phép công ty. Khi tôi đi làm trở lại thì nhận được thông báo của phòng nhân sự: hoặc tôi viết đơn xin thôi việc hoặc Công ty sẽ tiến hành kỷ luật sa thải tôi. Sau đó tôi đã viết đơn xin nghỉ việc, phòng nhân sự chấp thuận nhưng thông báo sẽ trừ 30 ngày lương của tôi. Xin hỏi: Việc trừ lương tôi như vậy là đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật lao động về hình thức xử lý kỷ luật lao động. Cũng theo Khoản 3 Điều 126
“Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn đã tự ý nghỉ 6 ngày không xin phép, cũng không nêu lý do chính đáng trước công ty nên công ty có quyền tiến hành xử lý kỷ luật sa thải bạn. Tuy nhiên, nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức phạt tiền, cắt lương thay vì xử lý kỷ luật lao động
Hơn thế nữa, trường hợp nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương, đồng thời nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Tuy nhiên, theo bạn cho biết, Công ty đã chấp nhận đề nghị xin nghỉ việc bao gồm cả đề nghị về thời điểm nghỉ việc của bạn. Do đó, trường hợp của bạn được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận. Công ty không thể áp dụng việc bồi thường tiền lương nêu trên đối với bạn.
5. Nghỉ việc do bố mất có được hưởng lương?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang ký hợp đồng thời vụ tai công ty có thời hạn là 05 tháng, trong thời gian này gia đình tôi có việc đột xuất là bố tôi qua đời tôi có báo với công ty lý do trên, nhưng công ty báo tôi là lao động thời vụ như tôi không được hưởng nghỉ tang lễ 03 ngày có hưởng lương theo luật. Vậy xin hỏi luật sư câu trả lời của đại diện công ty với tôi như vậy có đúng luật hay không ạ. Bộ phần của tôi đã xếp cho tôi 02 ngày nghỉ để giải quyết việc gia đình. Nhưng đại diện phòng nhân sự báo tôi là phải viết đơn xin nghỉ và báo tôi nghỉ như vậy là sai luật. Xin hỏi luật sư yêu cầu của đại diện công ty như vậy đúng hay sai ạ. Xin nhận được tư vấn sớm từ luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điều 116
6. Nghỉ việc vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp con chết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, đợt vừa rồi con em mất theo luật lao động là được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương mà sao công ty em vẫn cho nghỉ hưởng lương nhưng tiền năng suất lại cắt giảm, theo em được biết bên công ty em quy định tiền lương như sau, lương khoán 2700000 đồng, lương thưởng là 1000000 đồng còn lương ăn ca là 500000 đồng, tổng lương là 4200000 đồng trừ bảo hiểm các khoản này nọ còn được 3750000 đồng thôi, vậy con em mất sẽ bị trừ 500000 đồng thì còn gì gọi là luật nữa. Xin hỏi công ty làm vậy đúng hay sai, em xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật lao động 2019 có quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Theo thông tin bạn trình bày, bạn đang đi làm tại một công ty, đợt vừa rồi con của bạn mất, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật lao động 2019 thì bạn sẽ được nghỉ ba ngày và hưởng nguyên lương.
Tại Khoản 2 Điều 26
“Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương
…
2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”
Theo thông tin bạn trình bày, công ty bạn quy định tiền lương một tháng gồm: lương khoán 2700000 đồng, lương thưởng là 1000000 đồng, lương ăn ca là 500000 đồng. Công ty bạn sử dụng hình thức trả lương khoán, do vậy việc bạn nghỉ ba ngày do con mất và bạn lại bị cắt giảm tiền năng suất là có căn cứ. Ngoài ra, tiền lương làm căn cứ để trả lương cho bạn nghỉ việc riêng ba ngày sẽ được tính bằng tiền lương ghi trong hợp đồng tháng trước liền kề chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của bên công ty, nhân với 03 (số ngày nghỉ việc riêng).
Từ những căn cứ trên thì tiền lương tháng mà bạn nghỉ việc riêng có giảm so với tháng bạn làm việc bình thường là có căn cứ. Để biết mức cắt giảm 500.000 đồng là đúng hay sai thì bạn có thể liên hệ trực tiếp và yêu cầu công ty giải thích rõ ràng về mức cắt giảm.