Hiện nay, Mẫu hóa đơn bán hàng theo mẫu mới nhất của Chi cục Thuế đang là biểu mẫu mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, mẫu hoá đơn này có nội dung và hình thức như thế nào? Cách viết hoá đơn, sử dụng và quản lý hoá đơn ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hóa đơn bán hàng theo mẫu mới nhất của Cục thuế phát hành:
Mẫu số: 02GTTT3/001 HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Ký hiệu: 03AA/14P Liên 1: Lưu Số: 0000001 Ngày…tháng…năm … Đơn vị bán hàng:… Mã số thuế:… Địa chỉ:… | ||||||||
Điện thoại:…Số tài khoản… | ||||||||
Họ tên người mua hàng… Tên đơn vị… Mã số thuế:… Địa chỉ… Số tài khoản… | ||||||||
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 | |||
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ: . Số tiền viết bằng chữ:… | ||||||||
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) |
(In tại Công ty in…, Mã số thuế…)
Ghi chú:
– Liên 1: Lưu
– Liên 2: Giao người mua
– Liên 3: …
2. Mẫu hóa đơn bán hàng dùng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan:
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG (Dùng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan) Ký hiệu: AC/14P Liên 1: Lưu Số: 0000001 Ngày…tháng…năm 20… Đơn vị bán hàng:.Công ty A… Địa chỉ: Số 12 Lô A KCX C … Số tài khoản… | |||||||
Điện thoại:… MST:… | |||||||
Họ tên người mua hàng… Tên đơn vị… Địa chỉ… Số tài khoản… Hình thức thanh toán:…MST:… | |||||||
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4×5 | ||
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ: Số tiền viết bằng chữ:… | |||||||
Người mua hàng Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) |
(In tại Công ty in…, mã số thuế…)
Ghi chú:
– Liên 1: Lưu
– Liên 2: Giao người mua
– Liên 3:…
3. Hướng dẫn thủ tục mua hóa đơn bán hàng:
a) Đối tượng được mua hóa đơn bán hàng theo Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC:
– Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
– Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
– Hộ, cá nhân kinh doanh;
– Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
– Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
– Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
b) Hồ sơ mua hóa đơn bán hàng theo Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC:
- Đối với lần đầu mua hóa đơn, hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị mua hóa đơn (2 bản)
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người mua hóa đơn (2 bản)
– Giấy ủy quyền trong trường hợp người mua hóa đơn là người được ủy quyền (2 bản)
– Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh (2 bản)
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền. (2 bản)
- Đối với lần thứ hai mua hóa đơn, hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị mua hóa đơn
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người mua hóa đơn
– Giấy ủy quyền trong trường hợp người mua hóa đơn là người được ủy quyền
– Giấy phép đăng ký kinh doanh( photo không cần công chứng)
– Báo cáo tính hình sử dụng hóa đơn( tháng hoặc quý gần nhất)
– Tờ khai thuế kỳ gần nhất( tháng hoặc quý)
– Giấy nộp tiền( nếu có)
4. Quy định pháp luật về loại và hình thức hoá đơn:
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về Loại và hình thức hóa đơn như sau:
Hóa đơn được hiểu là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Các loại hóa đơn:
1) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
2) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài;
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”;
3) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
4) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế;…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hình thức hóa đơn.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:
– Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động cung ứng dịch vụ, bán hàng hóa hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để bán, cấp cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
– Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, bán hàng hóa, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.