Hiện nay, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phiếu thu tiền mặt là phiếu quan trọng. Vậy, pháp luật hiện nay quy định Mẫu phiếu thu tiền mặt mẫu mới và chuẩn nhất như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu thu tiền được hiểu như thế nào?
Phiếu thu là một chứng từ được lập để xác nhận việc nộp và thu một khoản tiền nào đó giữa hai chủ thể với nhau mà thông thường Bên thu tiền sẽ là một đơn vị, cơ quan, công ty,…Đối với Bên nộp tiền, phiếu thu như là một chứng từ xác nhận cho việc mình đã thanh toán một nghĩa vụ tài chính. Đối với Bên thu tiền, Phiếu thu là một căn cứ pháp lý để xác định có việc thu tiền từ Bên nộp tiền, số tiền mặt, ngoại tệ mỗi ngày đơn vị thu được với số tiền nhập quỹ trên thực tế, từ đó, thuận tiện cho việc rà soát, kiểm tra, thống kê tài chính của đơn vị, cơ quan, công ty,…Do vậy, việc lập phiếu thu làm sao cho đầy đủ và chính xác có một ý nghĩa nhất định.
Qua đó, Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn mẫu phiếu thu tiền mặt, mẫu phiếu thu viết sẵn mới và chuẩn nhất cùng với hướng dẫn cách lập phiếu thu.
2. Mẫu phiếu thu tiền mặt mới nhất:
Đơn vị: …(1)… Địa chỉ: …(2)… | Mẫu số 01 – TT |
PHIẾU THU Ngày… tháng… năm… | Quyển số:… Số:… Nợ:… Có:… |
Họ và tên người nộp tiền:…(3)…
Địa chỉ:…(4)…
Lý do nộp:…(5)…
Số tiền: …(6)… (Viết bằng chữ):…
Kèm theo: …(7) Chứng từ gốc:
Ngày… tháng…năm…
Giám đốc | Kế toán trưởng (Ký, họ tên) | Người nộp tiền (Ký, họ tên) | Người lập phiếu (Ký, họ tên) | Thủ quỹ |
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):…
+ Tỷ giá ngoại tệ:…
+ Số tiền quy đổi:…
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
Chú thích:
(1): Ghi rõ tên đơn vị
(2): Ghi rõ địa chỉ đơn vị
(3): Ghi rõ họ và tên người nộp tiền
(4): Ghi rõ địa chỉ của người nộp tiền
(5): Ghi rõ nội dung lý do của việc nộp tiền là gì.
(6): Ghi rõ số tiền thu và đơn vị tiền tệ
(7): Ghi rõ số lượng chứng từ gốc kèm theo phiếu thu tiền
3. Mẫu phiếu thu viết sẵn:
Đơn vị: Công ty TNHH ABC Địa chỉ: …(2)… | Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Quyển số: 01/2019
Số: 50
Nợ: …
Có: …
PHIẾU THU
… ngày…tháng…năm…
Họ và tên người nộp tiền: Trần Thị Thuý ABC
Địa chỉ: Thôn …, xã …, huyện…, tỉnh …
Lý do nộp: Tạm ứng tiền mua lô đất nền số … tại địa chỉ … theo dự án … số …
Số tiền: 50.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng chẵn)
Kèm theo: …(7)…Chứng từ gốc:
- 01 bản sao Chứng minh thư nhân dân mang tên Trần Thị Thuý ABC
- 01 bản sao sổ hộ khẩu mang tên Trần Thị Thuý ABC
- 01 bản sao
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân .
…, ngày…tháng…năm…
Người nộp tiền | Người lập phiếu (Ký, họ tên) | Kế toán trưởng (Ký, họ tên) | Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) | Thủ quỹ |
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Năm mươi triệu đồng chẵn.
+ Tỷ giá ngoại tệ: Không có
+ Số tiền quy đổi: Không có
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
Chú thích:
(1): Ghi rõ tên đơn vị
(2): Ghi rõ địa chỉ đơn vị
(3): Ghi rõ họ và tên người nộp tiền
(4): Ghi rõ địa chỉ của người nộp tiền
(5): Ghi rõ nội dung lý do của việc nộp tiền là gì.
(6): Ghi rõ số tiền thu và đơn vị tiền tệ
(7): Ghi rõ số lượng chứng từ gốc kèm theo phiếu thu tiền
4. Cách lập phiếu thu:
– Phiếu thu phải được đóng thành quyển và đánh số thứ tự cho từng quyển phiếu thu được dùng trong một năm.
– Ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ đơn vị vào góc trái của phiếu thu.
– Ghi rõ ngày tháng năm lập phiếu thu.
– Ghi rõ họ và tên, địa chỉ của người nộp tiền.
– Ghi rõ nội dung “Lý do nộp” trong phiếu thu. Ví dụ như: Thu tiền đặt cọc; Thu tiền bán vật liệu, hàng hóa; Thu tiền tạm ứng trước; Thu tiền tư vấn pháp lý;….
– Ghi rõ số tiền thu bằng số và bằng chữ, ghi rõ đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam hay USD tại mục “Số tiền” và “Bằng chữ”
– Ghi rõ số lượng Chứng từ gốc kèm theo Phiếu thu và tên của các Chứng từ gốc.
– Ghi rõ ngày, tháng, năm thu tiền
– Phiếu thu sau khi được lập xong, người lập phiếu và người nộp phiếu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, nội dung trong phiếu thu, sau đó ký và ghi rõ họ tên. Phiếu thu sau đó sẽ được người lập phiếu chuyển cho kế toán trưởng, kế toán trưởng sau khi kiểm tra, rà soát phiếu thu, ký và ghi rõ họ tên sẽ chuyển cho Giám đốc ký duyệt. Sau đó chuyển cho thủ quỹ để làm thủ tục nhập quỹ, thủ quỹ sau khi nhận đủ số tiền và ghi số tiền tại mục “Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ)” sẽ ký và ghi rõ họ tên.
– Phiếu thu được lập thành 03 liên, người nộp tiền giữ 01 liên, nơi lập phiếu lưu 01 liên, thủ quỹ giữ 01 liên để ghi sổ quỹ. Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc của mỗi phiếu thu sẽ được nộp lại cho kế toán để ghi sổ kế toán
4. Nguyên tắc kế toán tiền:
Căn cứ theo Điều 11
– Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
– Các khoản tiền do tổ chức và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
– Khi thu, chi tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định về chứng từ kế toán. Khi hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.
– Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng tiền ghi sổ kế toán (đơn vị tiền tệ kế toán) theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Bên Có các tài khoản tiền được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế.
Việc xác định tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, tỷ giá giao dịch thực tế thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC:
– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
+ Các TK tiền không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.
+ Các TK tiền còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại theo quy định tại Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC.
– Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.
Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các TK tiền bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC.