Mã ngạch viên chức ngành giáo dục? Mã ngạch viên chức giáo viên? Hệ thống mã ngành viên chức ngành giáo dục mới nhất? Điều kiện thi tuyển viên chức ngạch giáo viên tiểu học? Điều kiện chuyển ngạch giáo viên? Quy định về ngạch viên chức giáo viên mới nhất?
Viên chức là những người đang công tác, làm việc trong các tổ chức công lập, và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, trong đó bao gồm cả các giáo viên, các nhân viên làm việc tại các trường học, cơ sở giáo dục trên cả nước. Các viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước mỗi một ngành nghề đều có một mã ngạch viên chức, mã ngạch này là mã để các viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dụng có thể phân biệt, và nhận biết mình đang ở ngạch nào và từ đó tính các chế độ lương thưởng, mức lương hàng tháng và mức lương đóng bảo hiểm xã hội của mình.
Luật sư
Vậy cụ thể mã ngạch của các viên chức công tác trong ngành giáo dục và mã ngạch giáo viên được quy định như thế nào, Luật Dương Gia xin gửi đế bạn bài viết “Mã ngạch viên chức ngành giáo dục? Mã ngạch viên chức giáo viên?” Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật công chức, viên chức khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Mục lục bài viết
- 1 1. Mã ngạch viên chức là giáo viên mầm non giảng dạy tại trường mầm non công lập:
- 2 2. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường tiểu học công lập:
- 3 3. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường trung học cơ sở công lập:
- 4 4. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường trung học phổ thông công lập:
- 5 5. Mã ngạch viên chức là giảng viên giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập:
- 6 6. Mã ngạch viên chức là giáo viên các trường dự bị đại học công lập:
- 7 7. Mã ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp công lập:
- 8 8. Điều kiện thi tuyển viên chức ngạch giáo viên tiểu học:
- 9 9. Điều kiện chuyển ngạch giáo viên:
1. Mã ngạch viên chức là giáo viên mầm non giảng dạy tại trường mầm non công lập:
Giáo viên mầm non công tác trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như là ở các nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập… Mã ngạch chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
+ Giáo viên mầm non hạng III: Mã số: V.07.02.26
+ Giáo viên mầm non hạng II: Mã số: V.07.02.25
+ Giáo viên mầm non hạng I: Mã số: V.07.02.24
2. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường tiểu học công lập:
Giáo viên tiểu học là viên chức công tác tại các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học có mã ngạch được quy định trong Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
+ Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số: V.07.03.29
+ Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.28
+ Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số: V.07.03.27
3. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường trung học cơ sở công lập:
Giáo viên là viên chức công tác tại các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập có mã ngạch được quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số: V.07.04.32
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số: V.07.04.31
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số: V.07.04.30
4. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường trung học phổ thông công lập:
Giáo viên là viên chức công tác tại các trường trung học phổ thông trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập có mã ngạch được quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số: V.07.05.15
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số: V.07.05.14
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số: V.07.05.13
5. Mã ngạch viên chức là giảng viên giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập:
Mã ngạch của các viên chức làm công tác giảng dạy trong các đại học, học viện, trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được quy định cụ thể tại Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT như sau:
+ Giảng viên cao cấp (hạng I) – Mã số: V.07.01.01
+ Giảng viên chính (hạng II) – Mã số: V.07.01.02
+ Giảng viên (hạng III) – Mã số: V.07.01.03
+ Trợ giảng (hạng III) – Mã số: V.07.01.23
6. Mã ngạch viên chức là giáo viên các trường dự bị đại học công lập:
Mã ngạch của các giáo viên công tác trong các trường dự bị đại học được quy định tại Thông tư số 07/2018/TT-BNV, cụ thể như sau:
+ Giáo viên dự bị đại học hạng I – Mã số: V.07.07.17
+ Giáo viên dự bị đại học hạng II – Mã số: V.07.07.18
+ Giáo viên dự bị đại học hạng III – Mã số: V.07.07.19
7. Mã ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp công lập:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể là các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên công lập. Mã ngạch các viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Thông tư số: 12/2019/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
– Mã ngạch viên chức là giảng viên giáo dục nghề nghiệp:
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) – Mã số: V.09.02.01
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) – Mã số: V.09.02.02
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) – Mã số: V.09.02.03
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) – Mã số: V.09.02.04
– Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp:
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I – Mã số: V.09.02.05
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II – Mã số: V.09.02.06
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III – Mã số: V.09.02.07
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III – Mã số: V.09.02.08
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV – Mã ngạch: V.09.02.09
Để lên ngạch viên chức cần phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của mỗi ngạch và có thể lên ngạch bằng hình thức thi lên ngạch. Ngoài các tiêu chuẩn chung như là giáo viên, giảng viên phải nắm vững các đường lối của nhà nước về công tác giáo dục, thực hiện đúng chương trình giảng dạy, luôn phải có ý thức trau dồi đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất nhà giáo, đối với học sinh phải hành xử gương mẫu, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đối với đồng nghiệp phải đoàn kết, giúp đỡ, có kỹ năng cùng nhau phối hợp khi được giao nhiệm vụ… thì còn có những yêu cầu riêng đối với từng ngạch. Yêu cầu này có thể là về bằng cấp, kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, và được quy định cụ thể cho từng ngạch chức danh giáo viên.
Ngạch này quyết định trực tiếp đến mức lương nhận hàng tháng của giáo viên là viên chức. Mức lương theo ngạch bậc của giáo viên và viên chức công tác trong ngành giáo dục là mức lương để tính bảo hiểm xã hội của họ. Người lao động có thể tính các chế độ bảo hiểm được hưởng dựa trên mức lương này.
8. Điều kiện thi tuyển viên chức ngạch giáo viên tiểu học:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, Tôi hiện đang là nhân viên thư viện của một trường tiểu học( đã được biên chế), Tôi muốn hỏi là: Tôi có văn bằng 2 sư phạm tiểu học, vậy Tôi có thể tiếp tục thi viên chức ngạch giáo viên nữa không? vì Tôi thấy một số người nói rằng: nếu Tôi thi viên chức ngạch giáo viên thì Tôi sẽ bị nghỉ việc Tôi đang có (tức là sẽ không được làm công việc hiện tại). Mong Luật sư tư vấn giúp Tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, về việc bạn có thể tiếp tục thi viên chức ngạch giáo viên hay không.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 22,
“Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, những người không được đăng ký dự tuyển viên chức bao gồm: thứ nhất, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Thứ hai, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của
Theo đó, nếu bạn đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định và không rơi vào trường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức thì bạn hoàn toàn có quyền thi tuyển viên chức.
Thứ hai, về việc thi viên chức chuyển ngạch giáo viên có bị nghỉ việc đang làm (nhân viên thư viện) hay không.
Theo như nội dung câu hỏi bạn đưa ra, bạn rõ bạn sẽ thi viên chức ngạch giáo viên nếu bạn trúng ngạch giáo viên
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập. Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập quy định tại Điều 2 như sau:
“Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm:
1. Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.29.
2. Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số V.07.03.28.
3. Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số V.07.03.27.“
Trường hợp 1, bạn thi tuyển ở một trường tiểu học khác thì Theo quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
“Điều 14. Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác
1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.”
Như vậy, viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị mới phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc và khi viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập mới tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển, hoặc xét tuyển, hoặc xét tuyển đặc cách phải ký kết hợp đồng làm việc. Nếu như bạn thi tuyển vào trường tiểu học khác bạn phải chấm dứt hợp đồng nhân viên thư viện.
Trường hợp 2, nếu bạn thi tuyển vào ngạch viên chức là giáo viên của trường hiện tại bạn đang làm bạn trúng tuyển và ký kết hợp đồng với ngạch giáo viên thì bạn sẽ phải chấm dứt hợp đồng hiện tại bạn đang ký là hợp đồng nhân viên thư viện. Bạn chỉ thực hiện tiếp công việc tại thư viện nếu như bên nhà trường giao cho bạn. Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm.
9. Điều kiện chuyển ngạch giáo viên:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác kiêm nhiệm thư viện tại 1 Trường Tiểu học. Năm 2006 do điều kiện thực tế nhà trường chưa có cán bộ thư viện – thiết bị nên đã cử tôi theo học lớp bồi dưỡng trung cấp thư viện – thiết bị. Năm 2010 tôi có quyết định phân công làm công tác thư viện – thiết bị tại trường. Tôi hưởng lương theo mã ngạch 15114 chuyên ngành giáo viên Tiểu học cho tới nay. Tuy nhiên, năm 2014 không hiểu lý do vì sao mà tôi không được hưởng chế độ thâm niên và phụ cấp ưu đãi theo quy định và được yêu cầu tôi phải chuyển mã ngạch sang thư viện. Tôi muốn hỏi luật sư, trường hợp này tôi có phải chuyển mã ngạch sang thư viện không? Và việc cắt chế độ thâm niên và phụ cấp ưu đãi là đúng hay sai? Mong luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 9 Thông tư 12/2012/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2019/TT-BNV) quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có
– Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
– Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.
Mặt khác, căn cứ khoản 2 Mục 2 Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi chuyển ngạch công chức, viên chức như sau:
“- Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
– Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV.
– Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV.”
Như thế, nếu như bạn đáp ứng đủ điều kiện làm công tác thư viện tại trường và trường có nhu cầu thì trường có thể quyết định chuyển ngạch cho bạn.
Đối với phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi: Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH quy định về đối tượng hưởng phụ cấp như sau:
Luật sư
Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật). Như thế, nếu bạn làm công tác thư viện thì sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi nữa.