Xử lý trường hợp chồng cũ trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con? Nghĩa vụ cấp dưỡng kết thúc khi nào? Chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giải quyết như thế nào? Khởi kiện khi không thực hiện cấp dưỡng nuôi con?
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ là người đại diện đương nhiên theo quy định pháp luật. Khi con dưới mười tám tuổi hoặc người mất khả năng lao động hoặc không có khả năng để tự nuôi bản thân mình thì cha mẹ phải trách nhiệm nuôi dạy, chăm sóc. Nếu trong trường hợp ly hôn hoặc ly thân mà các bên có thỏa thuận phân chia con hoặc tòa án quyết định giao con cho một người nuôi thì người không trực tiếp chăm sóc hoặc không sống chung với con mà theo quy định phải thực hiện thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Người đang trực tiếp là người chăm sóc sẽ sử dụng khoản cấp dưỡng hay gọi là các khoản hỗ trợ bằng tiền hoặc tài sản tới người được chăm sóc mà có mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về cấp dưỡng và thủ tục yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con khi không cấp dưỡng theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về hôn nhân và gia đình khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Theo nguyên tắc thì mức cấp dưỡng nuôi con sau khi kết hôn được xác định trên tinh thần tự nguyện giữa các đối tượng sau: người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ, mức thỏa thuận được dựa trên các căn cứ sau:
+ Đầu tiên dựa vào nguồn thu nhập của người cấp dưỡng. Người cấp dưỡng phải có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên(có thể làm tại tổ chức hoặc cá nhân hoặc tự kinh doanh) hoặc tài sản.
+ Đồng thời phải dựa theo nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng. Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng thường được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú (được hiểu thường trú hoặc tạm trú). Mức sinh hoạt bao gồm các chi phí thông thường cần thiết của người được cấp dường như: ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.
Nếu các bên đều không thỏa thuận được cấp dưỡng chung cho người được cấp dưỡng thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý giữ thu nhập của người cấp dưỡng mà vẫn đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi ví dụ tăng khoản tiền sinh hoạt như:ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận lại, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Phương thức cấp dưỡng: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý (4 tháng một lần), nửa năm (6 tháng một lần), hàng năm hoặc một lần (cấp dưỡng đến khi con đủ 18 tuổi). Các bên có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng hoặc phương thức hoặc tạm ngừng cấp dưỡng.
Bản án/ quyết định có hiệu lực tính từ thời điểm sau 15 ngày đối với bản án, 7 ngày kể từ ngày quyết định mà đương sự( bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan) phải thực hiện theo quyết định cơ quan nhà nước. Trường hợp người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án (người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con) hoặc thi hành không đầy đủ ảnh hưởng đến quyền lợi các bên thì người được hưởng khoản tiền cấp dưỡng có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực.
Người yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ tới cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi người có nghĩa vụ đang cư trú (được hiểu là thường trú và tạm trú) buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án và quyết định đã được tuyên phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó theo quy định của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thủ tục yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con khi không cấp dưỡng
Bước một: Người yêu cầu thi hành án chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm giấy tờ sau:
+ Bản ản hoặc quyết định được Tòa án tuyên có hiệu lực,
+ Một lá đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo mẫu Mẫu số D04-THADS Thông tư số 01/2016/TT-BTP năm 2016.
Người yêu cầu viết bằng tay hoặc đánh máy lá Đơn yêu cầu và gửi tới cơ quan thi hành án. Nội dung Đơn yêu cầu bao gồm: Họ và Tên, địa chỉ thường trú hoặc tại trú của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ và tên, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; số tiền yêu cầu, thông tin về tài sản, thông tin về công việc để tạo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu; chữ ký của người làm đơn.
+ Theo quy định, người yêu cầu còn phải xuất trình tài liệu hoặc chứng cứ chứng minh người có nghĩa vụ thi hành án đang có tài sản để thi hành như: công việc hiện tại thì có thể xuất trình bảng lương hoặc đang làm tại đơn vị, tổ chức; tài sản hiện hữu như nhà cửa hoặc xe hoặc tài sản ngân hàng. Đối với trường hợp, người yêu cầu không tìm hiểu được các thông tin về tài sản của người được yêu cầu thì có thể làm đơn yêu cầu nhờ sự giúp đỡ từ Chi cục Thi hành án xác minh.
Bước hai: Người yêu cầu thi hành án dân sự nộp bộ hồ sơ yêu cầu thi hành án trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thong qua người được ủy quyền hoặc qua đường bưu điện nộp trực tiếp yêu cầu tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền
Bước ba: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ phải trả giấy biên nhận cho người nộp. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, ghi nhận vào sổ nhận yêu cầu thi hành án.
Bước bốn: Trong khoảng thời gian năm ngày là việc, hồ sơ yêu cầu thi hành án chưa đầy đủ thì Cơ quan thi hành án dân sự phải yêu cầu người yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết, nếu tờ chối yêu cầu thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết .Những trường hợp thi hành án dân sự từ chối nhận hồ sơ bao gồm: Người yêu cầu thi hành án hiện không có quyền yêu cầu hoặc nội dung yêu cầu không nằm trong nội dung mà bản án, quyết định được tuyên; bản án, quyết định chưa có hiệu lực thi hành tức là phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên; Cơ quan thi hành án dân trong đơn yêu cầu không có đủ thẩm quyền thi hành án; Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Bước bốn: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành án dân sự. Người đứng đầu cơ quan thi hành hành án chỉ đinh cán bộ trực tiếp tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật. Sau đó, trực tiếp gửi quyết định thi hành án cho các đương sự. Cơ quan tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật, gồm các bước sau: thông báo tự nguyện cho đương sự; xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản; thanh toán tiền thi hành án hoặc giao tài sản; thu phí thi hành án.
Thời gian có thể yêu cầu thi hành án về nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn theo quy định trong thời hạn năm năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Xử lý trường hợp chồng cũ trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Vợ chồng tôi vừa ly hôn và được tòa án quyết định giao các con cho tôi chăm sóc, chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Hiện anh ấy đã tái hôn và đã thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của anh ấy cho vợ mới và nói với tôi rằng không còn khả năng cấp dưỡng. Vậy thỏa thuận giữa chồng cũ của tôi và người vợ mới có đúng không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
2.
Ngoài ra, điều này còn được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, có hiệu lực từ ngày 1/3/2016 như sau:
1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.
a) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
b) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
2. Tòa án quyết định tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của
a) Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.
b) Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của
Luật sư
Từ các quy định trích dẫn ở trên, đối chiếu với trường hợp của bạn, do chồng cũ của bạn đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chung của hai bạn theo quyết định của tòa án nên việc anh ấy thỏa thuận với người vợ mới về việc chuyển giao toàn bộ tài sản cho người vợ mới đó và thông báo với bạn rằng không còn tài sản để cấp dưỡng cho con là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng của các con bạn.
Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các con của mình, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về tài sản của chồng cũ của bạn và người vợ mới đó là vô hiệu.
2. Nghĩa vụ cấp dưỡng kết thúc khi nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi với vợ ly hôn đã hai năm. Vợ tôi được quyền nuôi con và tôi có trách nhiệm cấp dưỡng 2 triệu/tháng. Tôi vẫn thực hiện đều đặn nghĩa vụ này và qua thăm con vào cuối tuần. Tuy nhiên mới đây, công ty tôi cắt giảm nhân sự và tôi không có thu nhập ổn định nữa, rất khó thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Vậy trường hợp của tôi như vậy có thể chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được không?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
“1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Như vậy, trường hợp của anh không thuộc các trường hợp được phép chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, trường hợp bạn gặp khó khăn về kinh tế, bạn có thể thay đổi mức cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 2 Điều 116
Nếu tình trạng của bạn quá khó khăn mà không thế thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nữa thì theo quy định tại Điều 117
Như vậy, bạn có thể thỏa thuận với vợ bạn về việc giảm mức độ cấp dưỡng hoặc tạm ngừng cấp dưỡng; nếu hai bạn không thể thỏa thuận với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
3. Chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em và chồng đã ly hôn vào 1/2013. Theo quyết định của tòa án,quyền nuôi con thuộc về em và mỗi tháng cấp dưỡng 2 triệu. Nhưng từ đó đến nay em không nhận được gì. Hiện tại người chồng không ở cùng tỉnh.em phải làm sao để lấy được tiền cấp dưỡng. Em xin cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
– Khoản 1 Điều 7 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về quyền của người được thi hành án như sau:
+Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án;
+ Được thông báo về thi hành án;
+ Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
+ Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
+ Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
+ Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
+ Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
+ Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
+ Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
– Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
+ Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
– Khoản 2 Điều 7a được bổ sung vào sau Điều này bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về nghĩa vụ của người phải thi hành án như sau:
+ Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;
+ Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;
+ Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
+ Chịu chi phí thi hành án.
– Trường hơp không chấp hành án còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội không chấp hành án như sau:
Điều 304. Tội không chấp hành án
“Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
– Về xử phạt hành chính: Tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.
– Đồng thời tại Điều 152 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
– Tại khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án năm 2008 quy định về thời hiệu thi hành án như sau:
“Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn”.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn vẫn đang còn thời hiệu yêu cầu thi hành án, thời hiệu thi hành án ở đây 5 năm thì bạn sẽ tiến hành làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án để cơ quan thi hành án tiến hành thủ tục thi hành án.
Trong trường hợp hành vi không cấp dưỡng hàng tháng cho con của bạn mà tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, dựa trên căn cứ nêu trên thì bạn có thể làm đơn trình báo đến cơ quan Công an.
4. Khởi kiện khi không thực hiện cấp dưỡng nuôi con
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho tôi hỏi. Tôi và chồng cũ đã ly hôn được bốn tháng và mức thỏa thuận hàng tháng chồng cũ tôi phải trợ cấp để nuôi con là 2.000.000đ cháu được gần 2 tuổi, nhưng tháng nào tôi cũng phải nhắc nhở, chồng cũ tôi vừa mới tổ chức đám hỏi với người khác và lại hẹn tiền trợ cấp cho con. Xin luật sư cho tôi hỏi nếu trong thời gian tới chồng cũ tôi không gửi trợ cấp hàng tháng để nuôi con hoặc gửi không đủ tiền thì trong vòng mấy tháng tôi được quyền khiếu kiện. xin cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2009 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Luật sư tư vấn vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn hoặc có dấu hiệu trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực thiện nghĩa vụ đó.