Hướng dẫn phân chia tài sản sau khi đã ly hôn theo quy định mới nhất? Nguyên tắc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung sau khi ly hôn?
Hiện nay thực trạng ly hôn ở Việt Nam đang diễn ra càng ngày càng nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau được xuất phát từ ý chí của cả hai bên hoặc của một bên trong quan hệ vợ chồng. Trong quá trình ly hôn thì ngoài việc xác định chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ, luật định còn tiến hành phân chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân cũng như xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Theo đó các vụ kiện về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn hiện nay cũng đang ngày càng gia tăng, đồng thời trong quá trình ly hôn thì các đương sự cũng có những vướng mắc nhất định về việc phân chia tài sản. Như vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên cần nắm rõ những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành về phân chia tài sản sau ly hôn, bao gồm các vấn đề sau đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân:
- 2 2. Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn:
- 3 3. Quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba khi phân chia tài sản sau ly hôn:
- 4 4. Nguyên tắc chia tài sản khi sống chung với gia đình:
- 5 5. Phân chia tài sản là đất:
- 6 6. Phân chia tài sản đang thực hiện hoạt động kinh doanh:
- 7 7. Tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn:
- 8 8. Không chịu thi hành án phân chia tài sản phải làm sao?
1. Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân:
– Tài sản riêng:
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia định 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tài sản riêng của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm các tài sản sau:
+ Các tài sản của vợ hoặc của chồng có trước khi đăng ký kết hôn;
+ Các tài sản được chia riêng cho vợ hoặc chia riêng cho chồng khi hai vợ chồng có thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung trong thời ký hôn nhân;
+ Các tài sản mà vợ hoặc chồng được được người khác tặng cho riêng, thừa kế riêng cho họ trong thời kỳ hôn nhân; được sở hữu riêng theo các bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của các cơ quan có thẩm quyền khác;
+ Các tài sản mà vợ hoặc chồng sử dụng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu riêng của mình;
+ Các tài sản, hoa lợi, lợi tức hình thành từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân sau khi phân chia tài sản riêng của hai vợ chồng trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận đây là tài sản chung.
+ Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ mà vợ hoặc chồng là người có được chứng nhận về quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ;
+ Các khoản trợ cấp, ưu đãi riêng mà vợ hoặc chồng được hưởng (nếu vợ, chồng là người có công với cách mạng) hoặc các quyền tài sản khác mà gắn trực tiếp với quyền nhân thân riêng của mỗi người theo quy định của pháp luật.
– Tài sản chung:
Các tài sản được coi là tài sản chung được quy định tại các điều bao gồm Điều 33 Luật Hôn nhân và gia định 2014 và Điều 9, Điều 10
+ Các tài sản được tạo ra, thu nhập được trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh; các thu nhập khác; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng;
+ Các trường hợp không chứng minh được là tài sản riêng thì mặc nhiên là tài sản chung;
+ Các tài sản được thừa kế, được tặng cho chung và tài sản được các bên thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng;
+ Các tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của cả hai vợ chồng sử dụng nhằm nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc để thực hiện nghĩa vụ chung.
2. Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn:
– Một là, luật ưu tiên cho hai bên thỏa thuận phân chia tài sản chung với nhau.
– Hai là, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Chia theo nguyên tắc 50/50 nhưng có tính đến các yếu tố tác động bao gồm: hoàn cảnh của gia đình, hoàn cảnh của cá nhân; công sức đóng góp vào tài sản và lao động; tạo điều kiện để các bên có thể tiếp tục lao động, sản xuất, kinh doanh; yếu tố lỗi trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của luật.
+ Việc phân chia tài sản được chia bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị; nếu chia theo hiện vật mà có giá trị lớn hơn so với phần thực tế được hưởng thì phải trả phần tiền chênh lệch cho bên kia;
+ Chỉ phân chia tài sản chung, chỉ phân chia tài sản riêng khi hai vợ chồng có thỏa thuận;
+ Được chia tài sản theo phần mình đóng góp vào khối tài sản mà được trộn lẫn, sáp nhập giữa tài sản riêng với tài sản chung nếu hai bên không có thỏa thuận khác;
+ Việc phân chia tài sản phải nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ; của con chưa đủ 18 tuổi; của con trên 18 tuổi nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc là không có khả năng lao động đồng thời người này không có tài sản, khả năng để nuôi sống bản thân.
3. Quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba khi phân chia tài sản sau ly hôn:
Sau khi ly hôn các quyền và nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực và theo nguyên tắc hai bên liên đới chịu trách nhiệm hoặc tự bản thân vợ hoặc chồng chịu trách nhiệm phụ thuộc vào việc xác định là nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
4. Nguyên tắc chia tài sản khi sống chung với gia đình:
– Nếu phân định rõ ràng được tài sản của vợ chồng trong khối tài sản gia đình thì được chia theo nguyên tắc chung nêu trên và được trích ra từ khối tài sản chung;
– Nếu tài sản riêng và tài sản chung của vợ, chồng trong khối tài sản chung của gia đình không thể phân định rõ ràng thì một trong hai người được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình theo nguyên tắc xác định công sức đóng góp. Luật định cho các bên thỏa thuận hoặc để Tòa án giải quyết.
5. Phân chia tài sản là đất:
– Nếu là tài sản riêng thì không phân chia;
– Nếu là tài sản chung thì phân chia như sau:
+ Các loại đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản phân chia theo thỏa thuận của các bên nếu hai bên có nhu cầu và điều kiện để trực tiếp sản xuất, sử dụng hoặc một bên sử dụng nếu bên kia không có nhu cầu, điều kiện sử dụng đất và trả cho bên kia một khoản tiền hoặc hiện vật tương ứng với phần giá trị họ được nhận hoặc phân chia theo nguyên tắc chung nếu không đạt được thỏa thuận;
+ Nếu hai vợ chồng sống chung với gia đình mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn bên nào không tiếp tục chung sống và không được cấp giấy chứng nhận thì áp dụng theo nguyên tắc phân chia tài sản khi sống chung với gia đình nêu trên;
+ Nếu sản xuất chung với hộ gia đình thì chia theo nguyên tắc phân chia tài sản chung nếu là đất trồng cây lâu năm, đất ở, đất lâm nghiệp nhằm mục đích trồng rừng còn các loại đất khác thì được phân chia theo quy định của
6. Phân chia tài sản đang thực hiện hoạt động kinh doanh:
Các tài sản chung mà hai bên đang thực hiện hoạt động kinh doanh thì có quyền thỏa thuận nhận sở hữu tài sản đó đồng thời thanh toán cho bên còn lại của giá trị tài sản, trừ trường hợp có các quy định khác của pháp luật về kinh doanh.
Như vậy về việc phân chia tài sản khi ly hôn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan, và phải phân định rạch ròi tài sản và thực trạng của tài sản để xác định nguyên tắc phân chia cũng như ngoài áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình thì còn phải áp dụng các pháp luật khác có liên quan, đồng thời ta thấy việc phân chia tài sản phụ thuộc rất nhiều vào việc thỏa thuận giữa hai bên để đảm bảo quyền tự định đoạt, tự thỏa thuận của vợ và chồng.
7. Tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em về vấn đề hôn nhân gia đình. Đầu năm 2016 em lập gia đình nhưng được khoảng 1 tháng rưỡi chúng em ly hôn vì không cùng tiếng nói chung, tòa án đã giải quyết và ra quyết định cho chúng em thuận tình ly hôn, còn về tài sản thì số vàng cưới chồng em cho chồng em đòi lại và em cũng đã nói muốn lấy thì kêu người lớn lên nhà để trả lại nhưng chồng em không lên mà mỗi lần nhậu xỉn thì lại điện thoại hù dọa gia đình em là sẽ viết đơn thưa gửi đài truyền hình và còn nói là thưa em vì em không trả vàng.
Em muốn hỏi nếu em viết đơn thưa chồng cũ của em vì tội hù dọa và quấy rối người khác làm ảnh hưởng đến tinh thần người thân của em có được không? Và em muốn biết khi tòa án đã ra quyết định li hôn cho chúng em thì chồng cũ của em có quyền viết đơn thưa em không? Tòa án có xử vấn đề đó không vì lúc ra tòa ký đơn tài sản chúng em tự thỏa thuận?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, chồng cũ của bạn có hành vi hù dọa gia đình bạn. Việc hù dọa này như thế nào? Nếu có lời nói thô bạo, xúc phạm danh dự gia đình bạn thì chồng cũ của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo hành vi của chồng cũ đến cơ quan công an cấp xã nơi chồng cũ bạn đang sinh sống/cư trú để yêu cầu giải quyết.
Bạn và chồng bạn ly hôn, trong đơn có thỏa thuận tài sản do các bên tự thỏa thuận và Tòa cũng đã công nhận thuận tình ly hôn. Nay các bên có tranh chấp về số vàng cưới, nếu là tài sản chung của vợ, chồng thì chồng cũ của bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới
Khi giải quyết tranh chấp tài sản chung, Tòa án sẽ căn cứ các nguyên tắc chia tài sản chung theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 để chia.
Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng cũng xét đến các yếu tố theo quy định trên. Nếu là tài sản riêng thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó và không đem ra chia.
8. Không chịu thi hành án phân chia tài sản phải làm sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp tôi ly hôn và tòa án xử chia đôi tài sản. Tôi lấy 1/2 tài sản trị giá bằng tiền nhưng bên lấy tài sản họ lại không trả, thời hạn thi hành án đã hết. Vậy tôi còn được quyền lấy lại 1/2 tài sản không ? Xin luật sư trả lời giúp!
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 31 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về việc tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án như sau:
“Điều 31. Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án
1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
5. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.”
– Căn cứ Điều 30
Trong trường hợp người có nghĩa vụ thực hiện bản án, quyết định của toà án mà không thực hiện thì đương sự khác có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về việc tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án nêu trên. Thời gian yêu cầu thi hành án là 5 năm, như vậy trong thời gian 5 năm kể từ ngày có quyết định, bản án có hiệu lực của Toà án, bạn có quyền làm đơn yêu cầu giải quyết thi hành án.