Thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp về ly hôn theo yêu cầu của một bên? Ly hôn có bắt buộc phải qua hòa giải không? Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật?
Trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình, cùng với kết hôn, ly hôn tạo nên hai mặt hoàn thiện của hôn nhân và cũng là một trong những chế định quan trọng tại
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thẩm quyền giải quyết ly hôn, ly hôn đơn phương theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật tố tụng dân sự khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Nếu như trước đây, do ảnh hưởng của tư tưởng xa xưa mà người phụ nữ Việt Nam thường quen với việc nhẫn nhục, chịu đựng thay vì tiến đến giải pháp ly hôn thì hiện nay, cùng với xã hội phát triển và pháp luật thừa nhận đây là quyền cơ bản của công dân mà việc ly hôn, thể hiện sự đảm bảo cũng như tôn trọng quyền tự do định đoạt của vợ chồng.
Cơ quan có thẩm quyền, chỉ chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định. Như vậy, khi mục đích của hôn nhân không đạt được và phải cần đến giải pháp ly hôn thì người có yêu cầu trước hết cần phải nắm rõ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ly hôn là cơ quan nào? Đối với trường hợp ly hôn chỉ xuất phát từ theo yêu cầu của một bên thì phải nộp đơn đến đâu?
Trong khuôn khổ bài viết này, Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu rõ về thẩm quyền giải quyết ly hôn, đặc biệt là trong ly hôn đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật
- 2 2. Thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp về ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương)
- 3 3. Nộp đơn đơn phương ly hôn ở đâu?
- 4 4. Luật sư tư vấn thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn
- 5 5. Thẩm quyền giải quyết ly hôn
- 6 6. Nộp đơn xin ly hôn tại nơi cư trú hay tại nơi làm việc
- 7 7. Ly hôn có bắt buộc phải qua hòa giải không?
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật
Trong Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã ghi nhận Tòa án chính là cơ quan xét xử, thực hiện quyền về tư pháp và có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Điều này đã được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Theo quy định tại Điều 28
– Ly hôn, các tranh chấp về vấn đề nuôi con, chia tài sản.
– Tranh chấp về vấn đề chia tài sản chung của vợ và chồng trong hôn nhân.
– Sau khi ly hôn, vợ chồng có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến thay đổi người nuôi con, về cấp dưỡng.
– Các bên có yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp trong việc xác định mối quan hệ giữa cha, mẹ với con.
– Tranh chấp trong vấn đề về sinh con qua kỹ thuật hay mang thai hộ.
– Tranh chấp về các vấn đề con cái, tài sản khi giải quyết quan hệ nam nữ chung sống không kết hôn hoặc hủy kết hôn trái pháp luật.
– Các tranh chấp khác.
Như vậy, từ căn cứ trên có thể xác định quyền ly hôn đã được pháp luật ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân, và cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn được xác định là Tòa án (Theo Khoản 1 Điều 28
2. Thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp về ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương)
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp về ly hôn theo yêu cầu của một bên được xác định theo cấp và theo lãnh thổ, người có yêu cầu đơn phương ly hôn trước khi nộp đơn cần xác định chính xác Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo hai bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định cấp Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận đơn và giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên
Người có yêu cầu ly hôn đơn phương cần phải xác định tranh chấp của mình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay cấp tỉnh, cụ thể như sau:
– Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các trường hợp được xác định là thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm:
+ Các yêu cầu giải quyết tranh chấp ly hôn phát sinh giữa vợ chồng, trừ các trường hợp đặc thù sau:
Trong trường hợp ly hôn đơn phương mà có một trong các đương sự hay tài sản liên quan đến tranh chấp ở nước ngoài.
Trường hợp việc giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên bắt buộc phải thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án, cơ quan của nước ngoài có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước đó.
+ Tòa án nhân dân cấp huyện được giao thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp có đương sự ở nước ngoài nếu như quan hệ hôn nhân này được hình thành giữa người Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với người còn lại là công dân nước láng giềng cư trú ở biên giới với nước ta.
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh được xác định có thẩm quyền giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên theo quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bao gồm những trường hợp sau:
+ Những tranh chấp giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên không thuộc những trường hợp do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết đã xác định ở trên.
+ Những vụ giải quyết ly hôn đơn phương thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của tòa án nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương theo lãnh thổ
Như ở trên đã đề cập, ly hôn chính là giải pháp để chấm dứt quan hệ hôn nhân, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định vợ chồng khi ly hôn có thể thực hiện yêu cầu của mình bằng một trong hai hình thức sau:
– Hai vợ chồng cùng đồng thuận đưa ra yêu cầu ly hôn khi cả hai bên đã tự nguyện ly hôn với nhau và hoàn toàn tự giải quyết được với nhau những vấn đề có liên quan đến quan hệ hôn nhân của mình.
– Một trong hai bên đưa ra yêu cầu ly hôn theo ý chí, nguyện vọng của mình mà không cần đến sự đồng ý của người còn lại khi cả hai không thống nhất hoặc không cùng ý kiến đi đến chấm dứt hôn nhân.
Việc xác định rõ được hình thức ly hôn sẽ giúp người có yêu cầu xác định được chính xác Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Bởi nếu như trong trường hợp thuận tình ly hôn, các bên yêu cầu có thể lựa chọn nơi gửi đơn yêu cầu giải quyết là Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn hay bị đơn đều được thì ngược lại, việc xác định Tòa án giải quyết cho trường hợp ly hôn đơn phương sẽ được xác định theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
– Phải là Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nơi cư trú của bị đơn được xác định theo quy định tại Luật cư trú năm 2006 chính là nơi đăng kí thường trú hoặc tạm trú của bị đơn.
– Nếu trong trường hợp hai vợ chồng có thể thỏa thuận được với nhau đồng ý nơi giải quyết ly hôn là Tòa án nơi cư trú hay làm việc của nguyên đơn thì Tòa án này cũng có thẩm quyền giải quyết.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Nộp đơn đơn phương ly hôn ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em có vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn, mong luật sư giải đáp ạ. Em lấy chồng từ năm 2012, đã cắt khẩu chuyển về địa chỉ thường trú tại nhà chồng (Thọ Sơn, Việt Trì, Phú Thọ). Do có mẫu thuẫn, nên em và con đã chuyển về nhà bà ngoại sống được hơn 1 năm (Thị Trấn Lâm Thao, Lâm Thao, Phú Thọ)Nay e muốn ly hôn và nộp hồ sơ tại Thị trấn Lâm Thao thì có được không ạ. Em muốn ly hôn ạ.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của
– Nếu bạn ly hôn theo trường hợp đơn phương ly hôn bạn sẽ nộp đơn tại: Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc của chồng bạn.
– Nếu bạn ly hôn theo trường hợp thuận tình ly hôn thì Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
Như vậy, nếu bạn ly hôn đơn phương thì bạn sẽ nộp đơn tại Tòa án nhân dân Lâm Thao, Phú Thọ, còn nếu bạn thuận tình ly hôn thì bạn có thể nộp tại Lâm Thao hoặc Việt Trì đều được.
→ Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn, tư vấn luật ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
4. Luật sư tư vấn thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi ngoại tình và tôi đã có bằng chứng. Tôi muốn đơn phương ly hôn thì có quyền nuôi con không? Tôi đăng ký kết hôn ở Lâm Đồng. Bây giờ gửi đơn tới Tòa án Thanh Hóa được không? Thủ tục đơn phương cần những gì?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, bạn hoàn có quyền đơn phương ly hôn với chồng bạn. Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:
+ Đơn khởi kiện về vấn đề đơn phương ly hôn;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu bạn (Bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
+ Bản sao hộ khẩu thường trú, tạm trú của bạn;
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà ở…
Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang sinh sống, cư trú, làm việc.
Về vấn đề nuôi con: Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn có quy định như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Bạn chưa nói rõ con bạn hiện nay bao nhiêu tuổi?
– Nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con sẽ được giao trực tiếp cho bạn nuôi, trừ trường hợp bạn không có đủ điều kiện nuôi con. Điều kiện nuôi con được xem xét dựa trên 02 điều kiện chính sau:
+ Điều kiện kinh tế: Có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
+ Điều kiện nhân thân: Có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không có hành vi vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh,…
– Nếu con bạn từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án sẽ hỏi ý kiến của cháu xem cháu muốn về ở với ai, theo sự lựa chọn của cháu.
– Nếu con bạn từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, Tòa án sẽ xem xét dựa trên 02 điều kiện chính như trên để quyết định giao con cho ai nuôi là hợp lý.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật: 1900.6568
5. Thẩm quyền giải quyết ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Em kết hôn năm 2007, em ở ngoài Bắc, lấy chồng vào Nam, hộ khẩu của em vẫn ở ngoài Bắc. Nay em muốn làm thủ tục ly hôn, thì cơ quan ngoài Bắc có tiếp nhận không? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào các quy định tại Điều 33, 34, 35, 36 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhân dân, cụ thể như sau:
– Trường hợp ly hôn không có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết ly hôn là TAND cấp huyện
+ nơi một trong hai vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng cư trú trong trường hợp thuận tình ly hôn;
+ nơi bị đơn cư trú trong trường hợp ly hôn do 1 bên yêu cầu.
– Trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài:
+ Nếu bị đơn có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
+ Nếu bị đơn không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
Trong trường hợp của chị:
– Nếu 2 vợ chồng chị thuận tình ly hôn thì cơ quan ngoài Bắc (Tòa án nhân dân huyện nơi bạn thường trú) có thẩm quyền giải quyết, vấn đề này 2 vợ chồng có thể thỏa thuận cụ thể.
– Nếu chỉ có chị yêu cầu ly hôn thì Tòa án nhân dân huyện nơi chồng chị cư trú (bị đơn) có thẩm quyền giải quyết.
6. Nộp đơn xin ly hôn tại nơi cư trú hay tại nơi làm việc
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi đăng ký kết hôn ở Nha Trang. Nay cả hai vợ chồng đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã đăng ký tạm trú tại quận 5 còn chồng tôi chưa đăng ký tạm trú nhưng đang làm việc tại 1 công ty tại quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh. Cho tôi hỏi là trong trường hợp tôi muốn đơn phương xin ly hôn thì tôi có thể nộp đơn tại đâu? Có nhất định phải nộp đơn tại Nha Trang hay không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 của Bộ luật tố tụng dân sự thì giải quyết các tranh chấp về ly hôn thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân.
Tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”.
Như vậy, căn cứ theo những quy định này thì chị có thể nộp đơn ly hôn tại tòa án nhân dân quận 10, nơi mà chồng chị đang làm việc.
7. Ly hôn có bắt buộc phải qua hòa giải không?
Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”. Pháp luật về hòa giải ở cơ sở cụ thể là Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Như vậy, khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn thì được khuyến khích hòa giải ở cơ sở để có thêm cơ hội đoàn tụ, hàn gắn vợ chồng, chứ không bắt buộc phải qua hòa giải ở cơ sở.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Tại Điều 180
Luật sư
“Điều 181. Những vụ án dân sự không được hoà giải
1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.”
Như vậy, trong quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án thì thủ tục hòa giải là bắt buộc, kể cả là hai bên thuận tình ly hôn. Thủ tục hòa giải của Tòa án không chỉ là tạo cơ hội cuối cùng để các bên có thể hàn gắn lại quan hệ vợ chồng mà còn tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho quá trình ly hôn.