Khái quát chung về cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường? Chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường? Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp? Người hoạt động không chuyên trách tại xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Cán bộ không chuyên trách kiêm thủ quỹ có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về chế độ chính sách cho cán bộ không chuyên trách xã, phường theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật cán bộ, công chức, viên chức khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của từng địa phương, không chỉ cần sự tham gia của các thành phần kinh tế, sự cố gắng của từng cá nhân mà còn phụ thuộc vào các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong đó, để triển khai và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì các cán bộ, công chức xã phường thị trấn (trong đó bao gồm cả cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường) – nguồn nhân lực cơ sở của địa phương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường là ai và quyền lợi của họ so với cán bộ chuyên trách có gì khác nhau. Để giải đáp vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương gia sẽ đề cập đến nội dung về chế độ chính sách cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Luật sư tư vấn chế độ cho cán bộ chuyên trách: 1900.6568
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay quy định về chế độ chính sách cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường được quy định tại Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật sửa đổi bổ sung Luật cán bộ công chức và Luật viên chức năm 2019, Nghị định 92/2009/NĐ-CP,
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát chung về “cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường”
- 2 2. Chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường
- 3 3. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp
- 4 4. Người hoạt động không chuyên trách tại xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- 5 5. Cán bộ không chuyên trách kiêm thủ quỹ có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
1. Khái quát chung về “cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường”
Hiện nay, không có khái niệm chung về cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008, “cán bộ” được hiểu là công dân Việt Nam, hiện đang được giữ các chức vụ, chức danh nhất định theo nhiệm kỳ trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), ở cấp huyện (bao gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) do được bầu cử, được bổ nhiệm, phê chuẩn và đã được phân bổ vào chỉ tiêu biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Còn khái niệm “không chuyên trách”, nếu hiểu theo nghĩa thông thường của từ điển Tiếng Việt thì “không chuyên trách” được hiểu là không tập trung chuyên vào một lĩnh vực nào đó, mà được xác định là đảm nhiệm, đảm trách một công việc nhưng còn có thể được đảm nhiệm, hoặc kiêm nhiệm thêm các công việc khác nữa. Trên cơ sở này, có thể xác định, cán bộ không chuyên trách ở xã phường, thị trấn được hiểu là lực lượng những người trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được đảm nhận các chức vụ trong cơ quan hành chính cấp xã, cơ quan đảng, tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã thông qua việc được bầu, bổ nhiệm, phê chuẩn và được quyền kiêm nhiệm, đảm nhiệm nhiều công việc mà không bắt buộc phải chuyên tâm vào công việc, chức vụ đang đảm nhận.
Đồng thời, căn cứ theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì các bộ không chuyên trách cấp xã, phường sẽ bao gồm những người đảm nhận các chức vụ sau: Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông Dân (nếu xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Đối với cấp xã phường, thị trấn, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường (trong đó có cán bộ không chuyên trách) được xác định theo sự phân loại về đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
– Nếu xã, phường, thị trấn được xếp vào nhóm loại 1 thì số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn sẽ được bố trí không quá 22 người.
– Nếu xã, phường, thị trấn được xếp vào nhóm loại 2 thì số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn sẽ được bố trí không quá 20 người.
– Nếu xã, phường, thị trấn được xếp vào nhóm loại 3 thì số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn sẽ được bố trí không quá 19 người.
Việc quy định chức danh cũng như số lượng những người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã, phường (trong đó có cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường) của từng xã, phường địa phương cụ thể cũng như quy định về chế độ kiêm nhiệm các chức danh; mức phụ cấp sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên cơ sở xem xét nội dung Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Đồng thời, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn đối với các khu vực biên giới hải đảo, vùng Tây Nguyên, khu vực sinh sống của người dân tộc ít người cũng do Ủy ban nhân dân tỉnh của từng địa phương quy định.
2. Chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1
- Về bảo hiểm y tế đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường.
Về chế độ này, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, khoản 2 Điều 1
- Về phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường.
Hiện nay, các khoản phụ cấp và mức phụ cấp mà cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường được hưởng không được quy định cụ thể là bao nhiêu tiền/người/tháng. Tuy nhiên, trong quy định Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 29/2013/NĐ-CP thì có quy định về việc Nhà nước tiến hành khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng cho những người hoạt động không chuyên trách với mức như sau:
– Nếu xã, phường, thị trấn được xếp vào nhóm loại 1 thì sẽ được Ngân sách Trung ương khoán mức quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung.
– Nếu xã, phường, thị trấn được xếp vào nhóm loại 2 thì sẽ được Ngân sách Trung ương khoán mức quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung.
– Nếu xã, phường, thị trấn được xếp vào nhóm loại 3 thì sẽ được Ngân sách Trung ương khoán mức quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung.
Trên cơ sở mức khoán quỹ phụ cấp cho mỗi cấp xã và đặc thù của từng xã, phường, thị trấn, đồng thời căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân của từng địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng địa phương sẽ có văn bản quy định cụ thể về mức phụ cấp của từng chức danh. mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của địa phương mình. Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH thì mức phụ cấp không được vượt quá 01 lần mức lương tối thiểu chung.
Trong đó, tháng lương tối thiểu chung (mức lương tối thiểu chung) dùng để tính phụ cấp đối với các đối tượng cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được xác định là mức lương cơ sở. Hiện nay mức lương cơ sở đang được xác định theo Thông tư 06/2018/TT-BNV, theo đó hiện đang áp dụng mức lương cơ sở là: 1.390.000 đồng.
- Về các chế độ khác
Ngoài việc được hưởng quyền lợi về việc được tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và được hưởng phụ cấp thì theo quy định tại Điều 15 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, người cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường trong quá trình thực hiện công việc có thể được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ phù hợp với nội dung nhiệm vụ đang đảm nhận. Khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì họ sẽ được cung cấp tài liệu học tập, được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập và nếu phải đi học tập trung thì còn được hỗ trợ một phần chi phí tiền ăn.
Tuy nhiên, các cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội nên họ không được hưởng quyền lợi của bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, trên cơ sở phân tích nêu trên, có thể thấy, mặc dù không có nhiều quyền lợi như cán bộ chuyên trách cấp xã, phường, nhưng để đảm bảo nguồn thu nhập cũng như các quyền lợi chính đáng để các cán bộ không chuyên trách cấp xã. phường được yên tâm công tác thì Nhà nước cũng có quy định về việc được hưởng bảo hiểm y tế, cũng như phụ cấp và các quyền lợi khác cho lực lượng cán bộ này. Các chức danh cũng như mức phụ cấp cụ thể cho từng các chức danh của cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên cơ sở xem xét điều kiện của từng địa phương và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp
Tóm tắt câu hỏi:
tôi là cán bộ hợp đồng làm công tác lao động thương binh và xã hội cấp xã, nay tôi kiêm nhiệm chức phó chủ hội phụ nữ xã. Vậy tôi có được hưởng phụ cấp phó chủ tịch hội phụ nữ xã không? Rất mong được sự giúp đỡ giải đó của luật sư. tôi xin trân thành cảm !?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Mục 2 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã được quy định như sau:
STT | Chức vụ | Hệ số lương | |
Bậc 1 | Bậc 2 | ||
1 | Bí thư đảng ủy | 2,35 | 2,85 |
2 | – Phó Bí thư đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân – Chủ tịch Ủy ban nhân dân | 2,15 | 2,65 |
3 | – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân | 1,95 | 2,45 |
4 | – Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ – Chủ tịch Hội Nông dân – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh | 1,75 | 2,25 |
Như vậy, theo bảng trên, mức phụ cấp hay chế độ được áp dụng cho các cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã tương ứng với hệ sô lương các bậc. Còn trong trường hợp cụ thể của bạn, hiện bạn đang công tác với chức danh Phó chủ tịch hội phụ nữ xã thì bạn thuộc đối tượng, cán bộ, người hoạt động không chuyên trách.
Và theo đó: Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:
“Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
1. Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung;
2. Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung;
3. Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung”
Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn sẽ được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, mỗi địa phương, tỉnh thành phố có mức phụ cấp khác nhau cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nên bạn có thể căn cứ vào địa phương nơi mình đang công tác để xác định mức phụ cấp cụ thể của mình.
4. Người hoạt động không chuyên trách tại xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2013, tôi ký hợp đồng với ủy ban nhân dân xã với chức danh cán bộ lao động thương binh xã hội và được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến hết năm 2014. Năm 2015, theo quy định tôi không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nữa. Tôi vẫn ký hợp đồng với xã với thời hạn 12 tháng. Theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Chức danh cán bộ không chuyên trách tại ủy ban nhân dân cấp xã là những chức danh cán bộ không thông qua bầu cử, ký hợp đồng làm việc trực tiếp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2016) quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. […]”
Như vậy, theo quy định của Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì từ 01/01/2016 bạn là người hoạt động không chuyên trách tại ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hàng, bạn tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn đơn vị bạn đóng cho bạn 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
5. Cán bộ không chuyên trách kiêm thủ quỹ có được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư ! Tôi là người hoạt động không chuyên trách cấp xã làm công tác văn thư- thủ quỹ theo thông tư bộ nội vụ số 05/2005 thì tôi có được phụ cấp trách nhiệm 0.1 của thủ quỹ đơn vị không? Tôi chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bạn là người hoạt động không chuyên trách cấp xã làm công tác văn thư – thủ quỹ. Trong trường hợp này bạn không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0.1 theo Thông tư 05/2005/TT-BNV. Bởi:
– Theo khoản 1, Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 29/2013/NĐ-CP thì những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
+ Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung;
+ Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung;
+ Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung.
– Bên cạnh đó, Mục I Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về phụ cấp trách nhiệm như sau:
“Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).”
Luật sư tư vấn pháp luật về phụ cấp trách nhiệm qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện để hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc gồm:
– Đối tượng áp dụng: cán bộ, công chức, viên chức, người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
– Công việc hoặc nghề phải đòi hỏi trách nhiệm cao
– Hoặc người đó đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).
Căn cứ điểm d khoản 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV xác định mức hưởng phụ cấp trách nhiệm với thủ quỹ như sau:
“d) Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:
…Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;…”
Ở đây, mặc dù bạn là thủ quỹ của đơn vị. Tuy nhiên, bạn là cán bộ không chuyên trách xã, chỉ hưởng phụ cấp chứ bạn không phải là người thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Do đó, bạn không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Chính vì vậy, mặc dù bạn đảm nhiệm chức vụ thủ quỹ nhưng bạn không thuộc đối tượng áp dụng phụ cách trách nhiệm quy định tại Thông tư 05/2005/TT-BNV nên bạn sẽ không được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,1.