Cách tính trợ cấp thôi việc? Ví dụ cụ thể tính trợ cấp thôi việc. Cụ thể trong từng trường hợp thì người sử dụng lao động phải thanh toán cho người tham gia lao động bao nhiêu?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trợ cấp thôi việc là gì?
- 2 2. Trợ cấp mất việc hay trợ cấp thôi việc?
- 3 3. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt
- 4 4. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian thử việc
- 5 5. Khỏi kiện công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc
- 6 6. Cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất
1. Trợ cấp thôi việc là gì?
Trợ cấp thôi việc là loại quyền lợi quan trọng của người tham gia lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Khoản tiền trợ cấp thôi việc mà người sử dụng lao động thanh toán cho người tham gia lao động như một sự ghi nhận công sức đóng góp của người tham gia lao động cho người sử dụng lao động trong suốt quá trình làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, trên thực tế việc người tham gia lao động và người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với nhau sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp, vậy việc tính khoản tiền trợ cấp thôi việc này trong từng trường hợp cụ thể như thế nào? Bài viết của Luật Dương gia sau đây sẽ giúp bạn đọc nói chung cũng như người tham gia lao động và người sử dụng lao động nói riêng có một cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này.
Luật sư
Các vấn đề liên quan đến cách tính trợ cấp thôi việc bao gồm: Mức hưởng trợ cấp thôi việc, thời gian hưởng trợ cấp thôi việc và cách xác định mức tiền lương hưởng trợ cấp thôi việc.
Thứ nhất, về mức hưởng trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động:
Theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động năm 2019” mức hưởng trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động được tính dựa vào số thời gian người tham gia lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Cứ một năm làm việc (từ đủ 12 tháng) thì được hưởng trợ cấp thôi việc là một nửa tháng tiền lương của người tham gia lao động.
Thứ hai, về cách tính thời gian người tham gia lao động được hưởng trợ cấp thôi việc:
Thời gian làm việc của người tham gia lao động để tính trợ cấp thôi việc là tổng số thời gian mà người tham gia lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động không tính số thời gian mà người tham gia lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian mà người tham gia lao động đã được người sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp thôi việc nếu có trước đó.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động được tính theo năm ( đủ 12 tháng), trong trường hợp tổng số thời gian làm việc có tháng lẻ từ 01 đến 06 tháng thì sẽ được tính tròn lên 1/2 năm. Trong trường hợp tổng số thời gian làm việc có tháng lẻ từ đủ 06 tháng trở lên thì được làm tròn đến 01 năm.
Một số vấn đề liên quan tới thời gian tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động cần lưu ý như sau:
- Trường hợp người tham gia lao động có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên nhưng thời gian để tính trợ cấp thôi việc lại ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
- Trường hợp trong suốt khoảng thời gian người tham gia lao động làm việc cho người sử dụng lao động đã tiến hành kí kết hợp đồng dưới nhiều dạng hợp đồng khác nhau thì thời gian để tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động là tổng số thời gian người tham gia lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động. Trừ trường hợp người tham gia lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc bị người sử dụng lao động sa thải, buộc thôi việc di vi phạm kỷ luật, vi phạm hợp đồng thì thời gian làm việc theo hợp đồng cuối cùng không được tính trợ cấp thôi việc.
- Trường hợp công ty, hợp tác xã tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp hợp tác xã, mà sau khi tiến hành sáp nhật, hợp nhất, chia tách người tham gia lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải chi trả cho người tham gia lao động tiền trợ cấp thôi việc dựa trên tổng số thời gian người tham gia lao động đã làm việc cho mình và làm việc cho người sử dụng lao đọng trước đó.
Thứ ba, về cách tính tiền lương của người tham gia lao động hưởng trợ cấp thôi việc:
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 48 “Bộ luật lao động năm 2019” tiền lương dùng để tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động đã kí kết của 06 tháng liền kề trước khi người tham gia lao động thôi việc.
Một lưu ý nhỏ trong căn cứ tính tiền lương như sau: Tiền lương dùng để làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động thì không bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả công việc của người tham gia lao động, cũng như các khoản thuộc chế độ hỗ trợ, phúc lợi khác như tiền xăng xe đi lại, tiền điện thoại, hỗ trợ tiền nhà ở,tiền trông giữ trẻ,hỗ trợ khi người tham gia lao động có thân nhân bị chết, thân nhân gặp khó khăn, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay các khoản hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế, việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tế để người sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc. Dưới đây sẽ là một số ví dụ cụ thể dựa trên thực tế đã xảy ra mà Luật Dương gia cung cấp hỗ trợ cho bạn đọc tham khảo.
Ví dụ 1: Bà A tham gia làm việc cho công ty TH từ ngày 01 tháng 04 năm 2004. Đến ngày 01 tháng 04 năm 2018 do hoản hoạn bất ngờ công ty TH bị thiệt hại lớn về tài sản cũng như cơ sở vật chất, sau khi tiến hành khắc phục sự cố công ty TH không thể bố trí công việc cho bà A và nhiều nhân viên khác như ban đầu bởi công ty TH tạm thời phải thu hẹp diện tích công ty và khối lượng công việc . Do đó công ty TH buộc phải tiến hành việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà A. Bà A được công ty TH đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 04 năm 2005 đến hết ngày 01 tháng 04 năm 2018. Tiền lương bình quân của bà A theo hợp đồng đã kí kết với công ty TH là 6.000.000 đồng/tháng. Vậy công ty TH phải tiến hành chi trả trợ cấp thôi việc với bà A trong trường hợp này như sau:
Về thời gian bà A làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính như sau:
+ Tổng số thời gian bà A làm việc thực tế tại công ty TH là 14 năm ( từ 01/04/2004 đến 01/04/2018)
+ Thời gian công ty TH đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bà A là 13 năm ( từ 01/04/2005 đến 01/04/2018)
Vậy thời gian để tính trợ cấp thôi việc cho bà A là 1 năm ( từ 01/04/2004 đến 01/04/2005)
Về mức tiền lương bà A được hưởng là 6.000.000đồng/tháng theo như hợp đồng lao động đã kí kết
Tuy nhiên bà A thuộc trường hợp người tham gia lao động có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên nhưng thời gian để tính trợ cấp thôi việc lại ít hơn 18 tháng ở đây là 1 năm = 12 tháng thì người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc cho người tham gia lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Vậy số tiền mà công ty TH phải chi trả cho bà A là 6.000.000đồng/tháng x 2 = 12.000.000 đồng
Ví dụ 2: Ông B tham gia lao động cho công ty TT từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 theo các loại hợp đồng lao động như sau:
+
+
+
Đến ngày 01 tháng 09 năm 2018 do thay đổi công nghệ sản xuất công ty TT không thể bố trí việc làm cho ông B nên phải chấm dứt hợp đồng với ông B.Ông B được công ty TT đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 09 năm 2011 đến hết ngày 01 tháng 09 năm 2018. Và tiền lương của ông B theo hợp đồng lao động đã kí kết là 5.000.000 đồng/tháng.
Trong trường hợp này phía công ty TT phải chi trả cho ông B số tiền trợ cấp thôi việc được tính như sau:
Về tổng số thời gian ông B làm việc thực tế cho công ty TT tính từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 đến hết ngày 01 tháng 09 năm 2018 căn cứ vào các loại hợp đồng mà ông B đã giao kết với công ty TT là 05 năm 11 tháng và được làm tròn lên là 12 năm.
Về thời gian người sử dụng lao động tức công ty TT đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông B kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2011 đến hết ngày 01 tháng 09 năm 2018 là 7 năm
Vậy thời gian làm việc của ông B để tính trợ cấp thôi việc là 5 năm ( 12 năm – 7 năm )
Về tiền lương bình quân để tính trợ cấp thôi việc của ông B là 5.000.000 đồng
Vậy số tiền công ty TT phải chi trả cho ông B là 5.000.000 đồng/tháng x 5 năm x 1/2 = 12.500.000 đồng.
Ví dụ 3: Ông C tham gia làm việc cho công ty A từ ngày 01 tháng 04 năm 2008. Đến ngày 01 tháng 04 năm 2010 công ty A tiến hành sáp nhập với công ty B thành công ty AB. Ông C tiếp tục làm việc cho công ty AB đến hết ngày 01 tháng 04 năm 2018 do công ty thay đổi cơ cấu và không thể đảm bảo công việc cho ông C nên công ty AB chấm dứt hợp đồng lao động với ông C. Trước đó khi ông C tham gia làm việc công ty A công ty này không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông C. Khi làm việc ở công ty AB thì công ty có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông C từ ngày 01 tháng 04 năm 2012 đến hết ngày 01 tháng 04 năm 2018. Tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của ông C là 4.500.000 đồng/ tháng.
Vậy khi chấm dứt hợp đồng lao động với ông C công ty AB phải tiến hành chi trả khoản trợ cấp thôi việc cho ông C số tiền như sau:
Về tổng số thời gian ông C tham gia làm việc cho công ty A và công ty AB sau khi sáp nhập là 10 năm ( kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2008 đến ngày 01 tháng 04 năm 2018)
Về số thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông C là 06 năm ( từ ngày 01 tháng 04 năm 2012 đến ngày 01 tháng 04 năm 2018)
Số thời gian ông C được tính trợ cấp thôi việc là 04 năm ( 10 năm – 06 năm)
Về số tiền lương căn cứ tính trợ cấp thôi việc là 4.500.000 đồng/tháng
Vậy số tiền ông C được hưởng theo chế độ trợ cấp thôi việc là 04 năm x 4.500.000 đồng x 1/2 = 9.000.000 đồng.
Trên đây những phân tích cụ thể dựa trên căn cứ quy định pháp luật về cách tính trợ cấp thôi việc và những ví dụ cụ thể minh họa, hi vọng rằng Luật Dương Gia có thể đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc nói chung cũng như người tham gia lao động và người sử dụng lao động nói riêng.
2. Trợ cấp mất việc hay trợ cấp thôi việc?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có một vấn đề như thế này mong luật sư giúp đỡ. Tôi làm việc trong nhà máy của Công ty A từ ngày 20/10/2012. Do kinh doanh không được hiệu quả nên công ty đã đóng cửa 1 nhà máy (vì công ty có 2 nhà máy, mà đóng của nhà máy tôi đang làm việc). Vì vậy, tôi và hầu hết các nhân viên khác làm việc tại nhà máy này đều bị cho nghỉ việc ngày 17/7/2014 và công ty đã giải quyết cho tôi được hưởng trợ cấp thôi việc là 1/2 tháng lương trên mỗi năm làm việc. Nhưng như trường hợp của tôi thì phải được hưởng trợ cấp mất việc làm đúng không ạ? Kính mong luật sư tư vấn.
Luật sư trả lời:
Công ty Luật LUẬT DƯƠNG GIA xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo như bạn trình bày, thì công ty bạn vì lý do kinh tế (tức là kinh doanh không hiệu quả) nên đã đóng cửa một nhà máy – nơi bạn làm việc. Hầu hết các nhân viên làm việc tại nhà máy phải nghỉ việc. Mà theo quy định tại khoản 2 Điều 44 BLLĐ 2012: “Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”.Trường hợp tại Điều 44 khác với trường hợp khoản 10 Điều 36: “Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Trường hợp quy định tại Điều 44 là áp dụng đối với nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc vì lí do kinh tế. Còn trường hợp tại khoản 10 áp dụng trong trường hợp vì lí do kinh tế mà NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với một hoặc một vài người. Cần hiểu rõ bản chất giữa hai điều luật để áp dụng.
Có thể thấy, công ty bạn đã giải quyết cho bạn và những nhân viên khác nghỉ việc theo khoản 10 Điều 36 là không đúng pháp luật. Trường hợp của bạn phải được giải quyết cho thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 44 như đã phân tích ở trên. Theo đó, bạn sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm theo Điều 49 BLLĐ.
Điều 49 BLLĐ năm 2012 quy định:
” 1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm“.
Bạn có thể yêu cầu công ty trả thêm cho bạn phần trợ cấp chênh lệch giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm.
3. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt
Bên cạnh những trường hợp được pháp luật điều chỉnh để hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm, trên thực tế vẫn tồn tại những trường hợp đặc biệt để được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Theo đó, pháp luật hướng dẫn với những trường hợp đặc biệt này như sau:
1. Các trường hợp đặc biệt tính chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
– Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;
– Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm của người sử dụng lao động
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;
– Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.
4. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian thử việc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi có ký hợp đồng thử việc với công ty từ ngày 18/6/2012 đến 30/7/2012. Sau đó từ ngày 01/8/2012 tôi ký kết hợp đồng chính thức với công ty và tham gia bảo hiểm thất nghiệp kể từ thời điểm này. Ngày 14/5/2015 tôi có chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Vậy tôi muốn hỏi thời gian thử việc của tôi tại công ty từ ngày 18/6/2012 đến 30/7/2012 có được trả trợ cấp thôi việc không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Vấn đề về chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động được quy định tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Đồng thời khoản 1 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:
Điều14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên thời gian để tính thời gian chi trả trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
Thời gian hưởng bảo hiểm được tính như sau: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
Như vậy,đối chiếu với trường hợp của bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo luật định.Thời gian làm việc để tính hưởng bảo hiểm là ½ năm.
5. Khỏi kiện công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nhân viên công ty Sopet Gas One, địa chỉ Ấp 2 Xã Phước Khánh – Nhơn Trạch – Đồng Nai. Tôi vào làm tháng 7/2007, lương cơ bản của tôi là 17,100,000 đồng. Vì lý do không đồng tình với các việc làm sai trái của những người quản lý nên ngày 29-08-2015 tôi làm đơn xin thôi việc và công ty đã chấp nhận. Đến ngày 29-09-2015 tôi chính thức nghỉ việc. Nhưng khi tôi nghỉ việc bộ phận nhân sự chỉ đưa cho tôi mỗi tờ quyết định thôi việc mà không kèm theo bất cứ giấy tờ gì khác. Sổ bảo hiểm cũng không trả lại cho tôi. Họ yêu cầu tôi đưa thẻ bảo hiểm cho họ và sau đó khoảng 15 ngày thì nhân sự gửi sổ bảo hiểm về nhà cho tôi nhưng trong sổ bảo hiểm chỉ thể hiện tới năm 2013. Cho tôi hỏi là việc chốt sổ bảo hiểm xã hội tôi phải làm hay bộ phận nhân sự công ty phải làm? Và đến nay là ngày 06-11-2015, tôi vẫn chưa nhận đc trợ cấp thôi việc. Vậy tôi nên làm gì?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc chốt sổ bảo hiểm xã hội
Tại điểm c khoản 1 Điều 18 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:
“c. Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc”
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019”:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Do đó, khi người lao động nghỉ việc đúng pháp luật chậm nhất là 30 ngày kể từ khi có quyết định thôi việc, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập thủ tục chốt sổ bảo hiểm để trả cho người lao động.
Trong trường hợp này, bạn nên gửi đơn khiếu nại lên Giám đốc của công ty và yêu cầu họ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho mình. Nếu công ty vẫn không chốt sổ cho bạn thì bạn có thể khiếu nại với Phòng Lao động Thương binh Xã hội thuộc huyện Nhơn Trạch (nơi công ty bạn đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động Thương binh Xã hội để được can thiệp giúp đỡ theo khoản 1 Điều 130 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”:
“1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Thứ hai,Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương;
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc;
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.
Như vậy, trong trường hợp trên, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật và bạn cũng đã làm việc trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên, do đó công ty có nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc cho bạn. Trước hết, bạn nên đến gặp ban lãnh đạo hoặc bộ phận nhân sự công ty để yêu cầu về vấn đề này. Nếu như công ty không chịu chi trả trợ cấp cho bạn, bạn có thể gửi khiếu nại đến Phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện Nhơn Trạch nơi công ty bạn có trụ sở yêu cầu họ hòa giải để bảo vệ quyền lợi cho bạn. Trong trường hợp công ty vẫn cương quyết không trả trợ cấp, bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi đến tòa án huyện Nhân trạch nơi công ty bạn có trụ sở yêu cầu tòa giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
6. Cách tính trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi xin được tư vấn trong trường hợp như sau ạ: Tôi bắt đầu làm việc tại Chi nhánh Sông Đà 11.1 – Thuộc Công ty cổ phần Sông Đà 11 từ tháng 4 năm 2006, đến tháng 07/2006 tôi được ký hợp đồng chính thức với công ty và tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Từ ngày 01/01/2009 tôi được tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị. Tôi công tác và làm việc tại Chi nhánh Sông Đà 11.1 – Công ty cổ phần Sông Đà 11 từ tháng 04/2006 cho đến hết tháng 04/2017 thì xin chấm dứt hợp đồng lao động, vậy tiền trợ cấp thôi việc cho tôi được tính như thế nào là đúng là đầy đủ nhất? Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc cho Công ty cổ phần sông Đà 11 từ 11/4/2006 đến 4/2017 thì chấm dứt hợp đồng lao động, thời gian làm việc thường xuyên cho người lao động đã trên 12 tháng, nghỉ việc theo các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 “Bộ luật lao động 2019”, bạn không thuộc trường hợp nghỉ hưu ( đáp ứng điều kiện về tuổi nghi hưu và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội) hoặc không thuộc trường hợp sa thải thì được hưởng trợ cấp thôi việc.
Theo đó, mỗi năm làm việc sẽ được tính bằng nửa tháng tiền lương của tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động 06 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc.
Luật sư tư vấn pháp luật về cách tính trợ cấp thôi việc:1900.6568
Khoản 3 Điều 14
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Như vậy, đối chiếu vào trường hợp của bạn, bạn làm việc từ 11/4/2006 đến hết 4/2017, đóng bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009, nếu thời gian từ 11/4/2006 đến 07/2006 được tính là thời gian thử việc hoặc thời gian khác được tính là thời gian làm việc thực tế thì tổng thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc của bạn là 2 năm 8 tháng, theo điểm c khoản 3 Điều 14