Tôi và một người bạn bị cướp tài sản, cụ thể là một chiếc điện thoại. Hiện nay cơ quan công an đã bắt được thủ phạm. Vậy người kia bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Xin luật sư tư vấn giúp tôi về một việc như sau:
Tôi và một người bạn bị cướp tài sản, cụ thể là một chiếc điện thoại. Hiện nay cơ quan công an đã bắt được thủ phạm. Chúng tôi đã được gọi đến lấy lời khai.
Tôi muốn biết tiến trình tiếp theo sẽ như thế nào? Thủ phạm sẽ bị xử thế nào? đưa ra tòa xét xử chúng tôi có cần đến không? Khi đó cơ quan công an sẽ trực tiếp thông báo cho chúng tôi hay sẽ gửi giấy thông báo xét xử qua công an địa phương?
Rất mong được luật sư giải đáp sớm ạ!
Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự thì hành vi “ trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì bị coi là tội phạm. Hình phạt thấp nhất cho loại tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm và cao nhất là phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Trường hợp đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội (có hiệu lực từ ngày 01/9/2010). Cụ thể, hành vi “Trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Như vậy, việc xử lý hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi trộm cắp chiếc điện thoại không chỉ tùy thuộc vào giá trị của chiếc điện thoại bị trộm cắp mà còn thùy thuộc vào tính chất của hành vi, nhân thân người vi phạm. Nếu giá trị của chiếc điện thoại bị trộm cắp chưa đến hai triệu đồng; việc trộm cắp đó cũng chưa gây hậu quả nghiêm trọng; người lấy trộm điện thoại chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt lần nào hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm …thì người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định vừa viện dẫn.
Sau khi tiến hành các hoạt động điều tra , nếu có đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội thì cơ quan công an ra quyết định khởi tố bị can theo Điều 126 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, về yêu cầu có mặt của người bị hại:
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án: nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật Hình sự”.
Thứ tư, về việc gửi giấy triệu tập cho người bị hại:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 133 và Điều 137 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người bị hại hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị hại cư trú hoặc làm việc”.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.