Mở trường mầm non tư thục: Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục. Hướng dẫn mở trường mầm non tư thục.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục mở trường mầm non theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giáo dục khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trẻ em luôn là đối tượng được Nhà nước quan tâm đặc biệt và tạo mọi điều kiện để phát triển. Hiện nay, Luật Giáo dục 2005, Sửa đổi bổ sung 2009 của nước ta có quy định hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta xuất phát từ cấp giáo dục mầm non nhằm tạo môi trường tốt nhất để trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ, thẩm mỹ từ đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ. Chính vì tầm quan trọng này, việc lựa chọn trường cho trẻ được các bậc cha mẹ đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc các trường mầm non công lập đang quá tải, nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non không có trường để theo học. Do đó, để giải quyết tình trạng này, nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân được thành lập các trường mầm non tư thục nếu đủ điều kiện.
Tư vấn điều kiện mở trường mầm non tư thục mới nhất 2021: 1900.6568
Vậy, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về điều kiện, hồ sơ và trình tự thủ tục thành lập trường mầm non tư thục như thế nào?
1. Điều kiện để trường mầm non tư thục được thành lập và đi vào hoạt động.
Để được thành lập và cho phép đi vào hoạt động, trường mầm non tư thục phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3, 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Sửa đổi bổ sung tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP) cụ thể như sau:
– Để thành lập trường mầm non tư thục, cần được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về đề án thành lập trường. Đề án xin phê duyệt phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Phù hợp với quy hoạch của địa phương về kinh tế – xã hội và hệ thống cơ sở giáo dục.
+ Nội dung đề án cần phải rõ ràng, cụ thể về những vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục (mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung,..), điều kiện về xây dựng (địa điểm, cơ sở vật chất, đất đai), tổ chức, nguồn lực, phương hướng phát triển.
– Sau khi được cho phép thành lập, trường mầm non tư thục chỉ được đi vào hoạt động trên cơ sở cơ quan có thẩm quyền xem xét về các điều kiện sau:
+ Đã được cấp quyết định cho phép mở trường mầm non tư thục.
+ Phải đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh môi trường, diện tích khuôn viên trường (diện tích xây dựng, sân chơi, đường đi,…), cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục.
+ Có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt tiêu chuẩn về số lượng và trình độ, chương trình giáo dục theo quy định
+ Đảm bảo về tài chính để có thể phát triển và duy trì hoạt động của trường
+ Cần có quy chế rõ ràng về tổ chức, hoạt động của trường mầm non tư thục
+ Trường mầm non tư thục thành lập phải đảm báo có từ 3 đến 20 nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo với số lượng từ 50 trẻ em trở lên
2. Hồ sơ, trình tự thủ tục để thành lập và đưa trường mầm non tư thục vào hoạt động
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4
Thứ nhất, thực hiện thủ tục để thành lập trường mầm non tư thục:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện gồm các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Sửa đổi Nghị định 135/2018/NĐ-CP) như sau:
– Tờ trình đề nghị thành lập của tổ chức, cá nhân trong đó thể hiện rõ về sự cần thiết phải thành lập, tên, địa điểm trụ sở thành lập trường.
– Đề án thành lập trường mầm non tư thục
– Đối với địa điểm xây dựng trường mầm non tư thục, tổ chức cá nhân phải có văn bản về giao đất, thuê đất, thuê nhà có thời hạn ít nhất là 5 năm.
– Bản thiết kế, dự thảo quy hoạch về trường mầm non được thành lập.
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện thực hiện các công việc sau:
– UBND cấp huyện giao cho Phòng Giáo dục và đào tạo tiến hành thẩm định về điều kiện để trường mầm non tư thục được thành lập trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của tổ chức và cá nhân.
– Theo chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Giáo dục phải cùng với các phòng chuyên môn thực hiện thẩm định và đưa ra ý kiến trình Chủ tịch UBND trong thời hạn 15 ngày làm việc.
– Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Phòng Giáo dục và đạo tạo, Chủ tịch UBND phải ra quyết định cho phép thành lập đối với trường mầm non tư thục trong thời hạn 05 ngày làm việc, nếu xét thấy đủ điều kiện. Trường hợp không đủ điều kiện, cần phải trả lời bằng văn bản đối với cá nhân, tổ chức yêu cầu trong đó có nêu rõ lý do.
Thứ hai, thực hiện thủ tục để được cấp phép hoạt động cho trường mầm non tư thục.
Sau khi được Ủy ban Nhân dân cấp huyện cấp quyết định cho phép thành lập trường mầm non tư thục, tổ chức, cá nhân phải tiếp tục thực hiện các thủ tục để xin cấp phép hoạt động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Sửa đổi tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP) như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Phòng Giáo dục và đào tạo với các giấy tờ sau:
– Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đối với trường mầm non tư thục
– Quyết định cho phép thành lập trường mầm non tư thục (Bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực). Trường hợp bản sao chưa chứng thực thì phải kèm theo bản gốc để đối chiếu.
– Danh sách cán bộ, nhân viên, giáo viên của trường gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên (phải ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo) và hợp đồng làm việc.
– Chương trình giáo dục và tài liệu phục vụ giảng dạy tại trường.
– Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định.
– Quy chế của trường mầm non tư thục.
– Ngoài các loại giấy tờ cơ bản trên, tổ chức, cá nhân cần nộp các văn bản pháp lý liên quan đến vị trí xây dựng trường (quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê ít nhất 5 năm), vốn của trường mầm non tư thục có thể sử dụng sau khi được cho phép hoạt động; phương án để huy động và cân đối vốn để đảm bảo trường mầm non tư thục có thể ổn định hoạt động trong 5 năm kể từ khi tuyển sinh.
Bước 2: Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định cho phép hoạt động theo trình tự sau:
– Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ và ra thông báo về việc thẩm định tại trường mầm non tư thục sẽ hoạt động.
– Phối hợp với phòng ban liên quan để tiến hành thẩm định thực tế trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
– Sau khi có kết quả việc thẩm định, nếu xét thấy đủ điều kiện Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo ra Quyết định cho phép hoạt động.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục bao gồm :
– Bản sao chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở mẫu giáo tư thục;
– Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động (theo mẫu);
– Báo cáo chi tiết về điều kiện tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên (theo mẫu);
– Danh sách kèm theo hồ sơ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại cơ sở bao gồm :
+ Sơ yếu lý lịch;
+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ;
+ Hợp đồng làm việc của cơ sở với từng cá nhân;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị của cơ quan y tế cấp Huyện trở lên.
– Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của cơ sở (theo mẫu);
– Bản cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu);
– Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
– Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở với thời hạn tối thiểu 05 năm
2. Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục
Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo : Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. Theo đó,chính sách ưu đãi đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:
+ Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và chính sách khác theo quy định của pháp luật.
+ Cơ cấu tổ chức nhà trường, nhà trẻ tư thục
Nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm: Hội đồng quản trị (nếu có); Ban kiểm soát; Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng; Tổ chuyên môn; Tổ văn phòng; Tổ chức đoàn thể; Các nhóm, lớp.
+ Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, nhân viên
Về tiêu chuẩn, giáo viên trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non.
+ Về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, nhân viên:
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với Chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ đầu tư hoặc chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non; Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; có quyền tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật; Được khen thưởng khi có thành tích theo quy định của các cấp quản lý giáo dục, nếu có đủ các tiêu chuẩn thì được xét phong tặng các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân và kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.
+ Cơ sở vật chất
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các quy định về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tư thục đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Để trường mầm non tư thục hoạt động có hiệu quả hơn thì mỗi người quản lí, thành lập nên trường đó cần tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu đã cam kết với phụ huynh và học sinh.
3. Viên chức có được thành lập trường mầm non tư thục?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Tôi là Nguyễn Thị Yến. Tôi có một việc xin được tư vấn. Tôi hiện đang là giảng viên Đại học, chị tôi là giáo viên tiểu học, đều đã là viên chức Nhà nước. Hiện nay chúng tôi đang có nhu cầu mở một trường mầm non tư thục thì một trong hai chị em tôi có được đứng tên giám đốc công ty và hiệu trưởng của trường không ạ? Tôi rất mong sớm nhận được phản hồi từ công ty luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 6, Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hì cơ cấu tổ chức của một trường mầm non tư thục bao gồm:
1. Hội đồng quản trị (nếu có);
2. Ban kiểm soát;
3. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;
4. Tổ chuyên môn;
5. Tổ văn phòng;
6. Tổ chức đoàn thể;
7. Các nhóm, lớp.
Theo đó, khi bạn muốn thành lập một trường mầm non tư thục thì buộc bạn phải tiến hành việc thành lập doanh nghiệp có ngành nghề chức năng kinh doanh đào tạo Mầm non. Tiếp theo là xin Giấy phép thành lập Trường Mầm non tư thục tại UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thụ hoặc xin Giấy phép tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18, Luật Doanh nghiệp 2014 thì các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn hay chị của bạn không đều không được phép thành lập hay quản lý doanh nghiệp có ngành nghề đào tạo mầm non nói riêng hay các doanh nghiệp khác nói chung.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 13, Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm. Như vậy, đòi hỏi bạn hay chị bạn phải là người thường xuyên có mặt tại công ty, đồng thời phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật . Vì vậy, nếu như trong trường hợp quy chế tại nơi bạn và chị bạn công tác không cho phép thì đương nhiên bạn và chị bạn sẽ không thể trực tiếp thành lập, quản lý trường mầm non tư thục, mà có thể phải thông qua người khác.
4. Điều kiện là hiệu trưởng trường mầm non tư thục
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là lãnh đạo của Phòng GD&ĐT (công chức), vợ tôi là giáo viên cấp 3 (viên chức). Hiện tôi muốn mở nhóm trẻ tư thục độc lập (và tiến tới là trường mầm non tư thục). Vậy xin hỏi:
1. Tôi có thể đứng ra mở loại hình nhóm/nhà trẻ này được không?
2. Nếu được thì các văn bản làm căn cứ pháp lý để mở lớp (quy định về việc mở lớp/thành lập trường, quy định về quản lý nhà nước; văn bản quy định về các chế độ khác liên quan,…) là những văn bản nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của Công ty?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ điểm d khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm như sau:
“1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây.
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;…
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước…
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.”
Đồng thời, Điều 2 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục quy định cụ thể:
“Điều 2. Vị trí của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng..”
Như vậy, về bản chất thì nhóm trẻ tư thục hay trường mầm non tư thục đều là những hình thức đầu tư kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận với bản chất là hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục.
Từ những phân tích trên có thể thấy, bởi bạn đang giữ chức vụ lãnh đạo tại Phòng GD-DDT tại địa phương nên hoạt động kinh doanh nhóm trẻ tư thục hay trường tư thục mầm non thuộc lĩnh vực bạn có thẩm quyền quản lý trực tiếp. Do đó, bản thân bạn hay những người thân của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành không được trực tiếp thực hiện hay góp vốn vào hoạt động mở nhóm trẻ tư thục hay mở trường mầm non tư thục.
5. Điều kiện để mở lớp mầm non tư thục
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! E nhờ luật sư giúp e một việc. Hiện nay e đang muốn mở một nhóm trẻ tư thục quy mô dưới 50 trẻ. Nhưng năm nay e gặp nhiều vấn đề nên không thể đứng tên đăng ký được. E nhờ một người thân đứng tên giúp e có được không ạ? Nhưng người này chỉ có bằng sư phạm mầm non chứ không có bằng quản lý mầm non. E muốn người này đứng tên và làm hiệu trưởng còn e làm quản lý thì có được không ạ.
E tìm hiểu trên mạng theo thông tư 28/2011 thì người đứng tên nhóm trẻ tư thục chỉ cần bằng mầm non là được. Còn theo thông tư 13/2015 sửa đổi thì phải có bằng quản lý mầm non. K biết với hình thức nhóm trẻ của e thì một người đứng tên một người quản lý có được không ạ. Mong chờ câu trả lời nhanh nhất của luật sư. E cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Theo quy định của
Thứ nhất: Tiêu chuẩn
+ Cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Phẩm chất, đạo đức tốt;
+ Sức khỏe tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
Thứ hai: Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và phòng giáo dục và đào tạo về hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục do mình quản lý;
+ Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;
+ Đảm bảo an toàn cho trẻ em, giáo viên và nhân viên trong nhóm, lớp;
+ Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm, lớp theo quy định;
+ Có trách nhiệm trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chi phí khác cho giáo viên, nhân viên;
+ Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ cho giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước;
+ Công khai các nguồn thu, thực hiện thu chi tài chính theo quy định hiện hành.
Trong chỉ quy định đối với trường hợp trường mầm non và nhà trẻ thì hiệu trưởng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT như sau :
Luật sư
“1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.
2. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm.
3. Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận.”
Như vậy, đối với hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục không được là công chức viên chức, tuy nhiên đối với nhóm trẻ thì không yêu cầu về nội dung nêu trên. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao .
Do đó, khi bạn thành lập thì có thể một người đứng tên và hiệu trưởng là người quản lý nhóm trẻ. Ngoài ra bên bạn nếu thành lập phải đảm bảo kèm theo các điều kiện về cơ sở và giáo viên giảng dạy.