Phân biệt cây gai dầu và cây cần sa? Cây gai dầu có bị cấm không? Quy định về danh mục chất ma túy và tiền chất.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về phân biệt cây gai dầu và cây cần sa theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật hình sự khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trong thời gian qua, để đạt đến mục tiêu ngăn chặn tình trạng người dân trồng cây có chứa chất ma túy là mối nguy hại cho toàn xã hội, Nhà nước đã có sự phối hợp với các cơ quan địa phương để đẩy mạnh quá trình công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân phòng chống trồng cây có chất ma túy. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do liên quan đến sự nhận thức và vấn đề lợi nhuận khi trồng cây thì những người dân đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn vẫn đang tiếp tục tình trạng này, một phần do không nhận biết được các loại cây nguy hại như thế nào, một phần không phân biệt được các loại cây nào có chất ma túy hay không? Vì ngoài các tính chất là có chất ma túy thì các loại cây này còn có nhiều chức năng khác dẫn tới việc nhầm lẫn đặc biệt là cây gai dầu và cây cần sa. Theo đó, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học để phân biệt các loại cây này dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Cây cần sa với tên khoa học là Marijuanna và cây gai dầu tên khoa học là Hemp đều thuộc vào dòng cây canabis là dòng cây chứa chất kích thích, giữa hai loại cây này cùng thuộc môt dòng họ nên có rất nhiều điểm tương đồng nên rất khó phân biệt. Chỉ có thể phân biệt hai loại cây này dưới các tiêu chí như sau:
Thứ nhất, nguồn gốc và hàm lượng tinh dầu trong cây cần sa và cây gai dầu.
Cây gai dầu xuất hiện và được người dân trồng trọt từ 8000 năm trước, với mục đích ban đầu chủ yếu là để làm thức ăn, quần áo, nguyên vật liệu xây dựng. Cây cần sa vốn dĩ là loại cây được lai tạo với mục đích làm tăng hàm lượng tinh dầu, chủ yếu để làm mục đích chữa trị vết thương và nấu ăn, giải trí.
Đối với tiêu chí hàm lượng tinh dầu THC trong họ cây Cannabis bao gồm cả cây gai dầu và cây cần sa chủ yếu gây cho con người cảm giác ảo giác, kích thích hệ thần kinh trung ương, phân khu trung tâm, và các nơron thần kinh có liên quan làm cho người sử dụng có cảm giác sảng khoái tạm thời và hưng phấn trong một thời gian nhất định . Sau khi sử dụng các loại chất có trong các cây này, nhưng nếu sử dụng trong một thời gian dài thì nó cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nhất là ảnh hưởng đến hệ thần kinh làm cho con người không được tỉnh táo, suy giảm trí nhớ.
Hàm lượng tiêu chí tinh dầu là một trong những tiêu chí cơ bản để phân biệt cây gai dầu và cây cần sa vì hai loại cây này rất khó phân biệt từ hình dáng đến cách trồng trọt.Đối với cây gai dầu có hàm lượng tinh dầu THC rất thấp chỉ dưới 0,3% và cần sa có hàm lượng tinh dầu THC cao hơn cây dầu gai từ 0,3% trở lên. Theo đó đối với các dòng cây canabis có hàm lượng tinh dầu dưới 0,3% thì được xếp vào loại cây gai dầu và những cây có hàm lượng tinh dầu cao hơn 0,3% thì được xếp vào loại cây cần sa..
Thứ hai, về môi trường nuôi trồng cây gai dầu và cây cần sa.
Vì cây gai dầu và cây cần sa có cấu tạo, hàm lượng tinh dầu khác nhau và mục đích sử dụng của hai loại cây khác nhau nên cách thức trồng cây cũng khác nhau cụ thể như sau: Đối với cây gai dầu, thường phổ biến ở dưới dạng không có hoa trong suốt cả thời gian sinh trưởng và thu hoạch, và thường là những cây đực, kích thước cây thường lớn hơn cây cần sa, sinh trưởng nhanh hơn cây cần sa. Môi trường canh tác của cây gai dầu thông thường phải được canh tác ở ngoài trời, không gian thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng và nhiệt độ để cây phát triển
Đối với cây cần sa thì môi trường sinh trưởng của loại cây này thường kén hơn so với cây gai dầu,môi trường sống cần có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Vì có hàm lượng tinh dầu cao nên cây cần sa phải được trồng trong các môi trường được cung cấp đầy đủ các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, không khí. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn sản lượng và chất lượng của cây cần sa. Loại cây cần sa này là cây có chứa chất ma tuý được quy định tại số thứ tự 45, ID thuộc Danh mục I là các chất ma tuý tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền . Những danh mục này được Ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP nghị định ban hành ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Như vậy hàm lượng chất ma túy của cây cần sa được xác định rõ ràng và cao hơn cây gai dầu
Thứ hai, về tình trạng viêc trồng cây gai dầu ở Việt Nam
Hiện nay trên thế giới có nhiều đất nước và vùng lãnh thổ đã cho hợp pháp việc trồng cây gai dầu, việc trồng cây gai dầu được phục vụ cho nhiều mục đích trong đời sống, trong công nghiệp, trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên trong pháp luật Việt Nam thì căn cứ vào quy định tại điều 247 Bộ luật hình sự 2015 có sửa đổi bổ sung năm 2017, quy định về tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca và cây cần sa. Mặc dù cây gai dầu không thuộc vào các loại cây bị “chỉ điểm” cấm trong điều luật tại Bộ luật hình sự nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành có quy định thêm về các loại cây khác chứa chất ma túy để mở rộng phạm vi cấm các loại cây chứa các chất ma túy đang được tự do trồng trọt ở thực tế. Mặt khác, theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự thì chưa có văn bản nào hướng dẫn các loại cây khác chứa chất ma túy phải đáp ứng những điều kiện gì? Hiện tại theo Thông tư 17/2007 là Thông tư liên tịch của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp quy định về các loại cây khác có chứa chất ma túy là bao gồm những loại cây giám định ra có chất gây nghiện và chất hướng thần.Như vậy mặc dù cây gai dầu không được nhắc tên quy định tại điều luật nhưng nếu cây gai dầu được xác định có chất ma túy thì vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của
Theo đó theo quy định của
Mục lục bài viết
1. Mức phạt cho hành vi trồng và tàng trữ trái phép cần sa
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, bạn em trồng cần sa. Hôm đó, không may nhà bạn em bị chập điện và cháy nhà. Công an đến xử lý và giải quyết thì phát hiện ra có cần sa trong nhà. Vậy nhà bạn em bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp trên thì khi bị bắt, cơ quan phát hiện trong nhà có cần sa. Hành vi này của người bạn của bạn, tùy tính chất mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Trường hợp
1. Đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Mục 3.6 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
“3.6. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống”.
Theo đó, nếu tàng trữ ma túy thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm g mục 3.6 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của “Bộ luật hình sự năm 2015” như đã nêu ở trên, thì người có hành vi tàng trữ sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Trường hợp trọng lượng chất ma túy vượt quá mức quy định tại mục 3.6 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của “Bộ luật hình sự năm 2015” sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 1 Điều 194 của “Bộ luật hình sự năm 2015”, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Đối với hành vi trồng cây cần sa
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của “Bộ luật hình sự năm 2015” thì “Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy” quy định tại Điều 192 của Bộ luật Hình sự năm 1999 là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).
Khoản 3, điều 21, mục 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.”
Ngoài ra, mục 1.3 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định:
“1.3. Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.
a) “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.
b) “Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.
c) “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện.”
Theo đó, khi trường hợp bạn của ban đủ các điều kiện nêu trên, thì bạn đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 192 của “Bộ luật hình sự năm 2015” về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý.
“Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Tái phạm tội này.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
2. Cây cần sa tự mọc không phải trồng ở trên diện tích đất nhà mình thì có bị vi phạm gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà em không biết cây cần sa nhưng nó mọc ở gần chồi cây, có hoa màu tím. Người ta nói cây này cho gà ăn nên cha không nhổ bỏ, nhưng giờ bị công an phát hiện thu được 19 kg có thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, gia đình bạn không trồng cây cần sa mà cây cần sa tự mọc ở gần chồi cây của gia đình bạn.
Thứ nhất, trách nhiệm hành chính:
Căn cứ Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
…
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiên vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.”
Thứ hai, trách nhiệm hình sự:
Căn cứ Điều 192 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định như sau:
“Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiên hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Tái phạm tội này.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSND-TANDTC-BTP quy định như sau:
“1. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 192).
1.1. “Các loại cây khác có chứa chất ma túy” là các loại cây có chứa chất gây nghiện, chất hướng thần theo quy định của Chính phủ, trừ cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa.
1.2. “Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy” quy định tại Điều 192 của Bộ luật hình sự là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).
1.3. Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.
a) “Đã được giáo dục nhiều lần” là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.
b) “Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy.
c) “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất ma túy và bị phát hiện. (Theo quy định của
Luật sư tư vấn về tội phạm ma túy qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, nếu bố bạn đã bị áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: Đã được giáo dục nhiều lần; đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bố bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 192 “Bộ luật hình sự 2015”. Nếu bố bạn không đủ điều kiện theo quy định trên thì bố bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.