Các giấy tờ cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng mới nhất. Kinh doanh thực phẩm chức năng cần làm những thủ tục gì để đúng luật.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về các giấy tờ cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp
Gần đây thực phẩm chức năng trỗi lên như một làn sóng tại thị trường Việt Nam do một phần là mặt có lợi hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người dùng, một phần cũng do sự quảng cáo có cánh của nhà sản xuất, nhà phân phối để người sử dụng tin và sử dụng như một thần dược, tạo nện một hiệu ứng đám đông. Chính vì vậy mà nhiều công ty sản xuất cũng như kinh doanh mặt hàng này ra đời ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng nắm được các quy đinh của pháp luật điều kiện để được kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định của pháp luật. Do đó Luật Dương Gia xin đưa ra một số quy định của pháp luật về những giấy tờ cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng như sau:
Tư vấn về điều kiện, thủ tục kinh doanh thực phẩm chức năng: 1900.6568
Thứ nhất: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
+) Đầu tiên Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh dưới hình thức công ty Cổ phần, công ty TNHH hoặc hộ kinh doanh cá thể… để có Giấy phép kinh doanh và trong giấy phép kinh doanh phải có ngành nghề kinh doanh là thực phẩm chức năng (Trích đúng mã ngành ghề cấp 4 trong hệ thống mã ngành ghề kinh tế Việt Nam). Khi có giấy phép kinh doanh rồi thì mới là điều kiện cần nên muốn kinh doanh cần có điều kiện đủ là một số giây phép con thì mới đủ điều kiện để kinh doanh.
Thứ hai: Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm
+) Bên canh đó Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định pháp luật. Đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có của Doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ngành thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng. Để cơ quan nhà nước kiểm tra xem xét cũng như la cơ sở đó đủ điều kiện để sản xuất kinh doanh.
– Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm phải đáp ứng được những điều kiện quy định tại Điều 28, Nghị định 15/2018NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định như sau:
+ Xây dựng và duy trì được hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng để kiểm soát được quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm làm sao cho mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng, an toàn với người sử dụng lao động như tiêu chuẩn đã công bố.
+ Nhân viên phải có trình độ chuyên môn, Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau còn người phụ trách chuyên môn của cở sở phải có trình độ chuyên môn đại học trở lên và thuộc chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm ….Tuy nhiên phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này (tức là đã tham gia vào các công việc thuộc lĩnh vực chuyên ngành của mình ít nhất 03 năm trở lên và được cơ sở, đơn vị đó xác nhận).
+ Cơ sở được thiết kế, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, dễ vệ sinh, tránh gây nhầm lẫn, bụi bẩn, ô nhiễm… gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
+ Hồ sơ, tài liệu phải được lưu đầy đủ, hoạt động sản xuất phải làm theo đúng quy trình nghiêm ngặt, ghi chép đầy đủ kết quả quy trình thực hiện.
+ Trong cơ sở phải có bộ phận kiểm soát chất lượng, sản phẩm phải ổn định, sản phẩm phải được thử nghiệm trước khi xuất ra thị trường.
Hồ sơ gồm:
– Phải có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điêu kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu theo quy định pháp luật.
– Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất.
– Danh mục các thiết bị được sử dụng trong cơ sở sản xuất nhằm kiểm tra những thiết bị đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất hay không.
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chi trả phí thẩm định hồ sơ theo quy định pháp luật.
Thứ ba: Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
+) Ngoài ra sản phẩm chức năng đó phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
Để được xem xét sản phẩm chức năng đó đảm bảo an toàn thực phẩm và được cấp giấy xác nhận thì giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các loại kim loại nặng và những chất có thể gây hại cho sức khỏe cho con người phải trong ngưỡng an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.
Ngoài ra còn phải đáp ứng được chất sử dụng phụ gia thực phẩm, hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bao gói và ghi nhãn mác thực phẩm, quy định bảo quản thực phẩm.
Bên canh đó nếu là sản phẩm mới đưa ra thị trường thì phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm
+) Trường hợp Doanh nghiệp muốn kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu thì sản phẩm đó phải là đã được kiểm tra tại cơ quan Bộ y tế và các cơ quan hữu quan thì mới được lưu thông.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
Thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu bắt buộc phải Đảm bảo đủ các điều kiện về An Toàn thực phẩm. Trong đó phải xin giấy phép công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm do Cục An Toàn thực phẩm cấp giấy phép. Công ty Luật Dương gia xin đưa ra các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu như sau:
* Thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
1. Hồ sơ gồm:
+ Bản công bố Hợp quy/ phù hợp quy định An toàn thực phẩm.
+ Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở).
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Free sale) Hoặc Giấy chứng nhận y tế (Healthy ) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
+ Kết quả kiểm nghiệm – Certificate of Analysis(CA) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
+ Kế hoạch giám sát định kỳ
+ Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.
+ Nội dung nhãn phụ sản phẩm
+ Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh (đối với Sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam)
+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
+ Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)
+ Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
2. Giấy tờ cần cung cấp như sau:
+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
+ Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Certificate of analysis), hoặc khác (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực).
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Free sale) Hoặc Giấy chứng nhận y tế (Healthy) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
+ Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm. Mẫu sản phẩm nếu sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An Toàn thực phẩm (nếu thuộc đối tượng phải có) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
2. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia! Tôi là Trần Thị Hồng, hiện nay tôi đang có một vài ý định về vấn đề kinh doanh thực phẩm chức năng, tôi muốn hỏi về các giấy tờ cần thiết, chứng chỉ phải có và nên có của Giám đốc thực phẩm chức năng.Hiện giờ công ty tôi đã chuẩn bị có :
– Giấy phép đăng kí kinh doanh.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP.
Tôi có nên tham gia khóa học nào, lớp tập huấn nào không ạ? Rất mong Luật Dương Gia hồi đáp. Tôi xin trân trọng cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Để được phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu, cơ sở cần có các điều kiện:
1. Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm theo
2. Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.
3. Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 43/2014/TT-BYT Quy định về quản lý thực phẩm chức năng
4. Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).
Đối với việc dán poster quảng cáo tại cơ sở: Cơ sở phải xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định (theo Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế và các văn bản pháp luật liên quan đến quảng cáo như: Luật quảng cáo ngày 21/6/2012; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo).
Như vậy để đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng, công ty còn phải tiếp tục thực hiện các thủ tục sau:
– Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Bộ y tế.
– Xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế.
Thủ tục hành chính xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm được đăng tải trên trang web của Cục An toàn thực phẩm.
3. Điều kiện phân phối thực phẩm chức năng
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Tôi đang muốn hợp tác làm đại lý phân phối độc quyền cho một công ty sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng. Tôi có cần những thủ tục gì liên quan đến pháp luật không? Hay có phải có bằng cấp về y tế hay không? Hay chỉ cần kí hợp đồng đại lý với công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm đó. Công ty đó đã được cấp chứng nhận sản xuất và kinh doanh sản phẩm chức năng đó và công ty cung cấp cho tôi các chứng nhận liên quan đến sản phẩm. Tôi mong sự giúp đỡ của luật sư. Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 169 Luật thương mại 2005 quy định: “2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.”
Theo như bạn trình bày, bạn muốn làm đại lý kinh doanh về thực phẩm chức năng thì trước tiên bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập một loại hình doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Theo quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT và Nghị định 38/2012/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng như sau:
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy.
– Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Như vậy, để phân phối thực phẩm chức năng bạn cần có các giấy tờ sau:
– Giấy phép đăng kí kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT.
– Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với thực phẩm chức năng được kinh doanh theo quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP.
– Nếu thực phẩm chức năng bạn kinh doanh là hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
– Nếu bạn muốn dán poster quảng cáo thực phẩm chức năng tại cơ sở kinh doanh của mình thì phải xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định.
Ngoài những giấy tờ trên, theo Điều 15 Thông tư 43/2014/TT-BYT để kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở của bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
“1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp kinh doanh phải thực hiện theo quy định tại các điều 4, 5 và 6
2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được bày bán riêng biệt với khu vực bày bán các loại thực phẩm khác. Nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng.”
4. Điều kiện mở cửa hàng bán thực phẩm chức năng
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! cho em hỏi: Em là dược sỹ trung cấp, hiện đã có chứng chỉ hành nghề, em muốn mở cửa hàng thực phẩm chức năng có được hay không và điều kiện như thế nào, cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng khi đăng ký có nhiều thủ tục hơn so với mở cửa hàng thuốc hay không? Xin luật sư giải đáp thắc mắc giúp em. Thanks!
Luật sư tư vấn:
Để được cấp giấy phép kinh doanh liên quan đến kinh doanh thực phẩm chức năng thì bạn cần phải thực hiện thủ tục theo căn cứ tại Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư 26/2012/TT-BYT).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
+ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
+ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Sau khi có đủ những giấy tờ trên bạn có thể gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là nơi tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép kinh doanh đối với thực phẩm chức năng.
Sau khi kiểm tra hồ sơ, nhận thấy hồ sơ hợp lệ trong vòng 15 ngày Cục An toàn thực phẩm sẽ phải cấp giấy phép cho bạn.
Sau khi có giấy phép bạn hoàn toàn có thể thực hiện công việc kinh doanh của mình.
Luật sư
Còn đối với trường hợp mở cửa hàng thuốc thì căn cứ Luật Dược 2005 quy định điều kiện mở cửa hàng thuốc như sau:
1. Nhà thuốc tư nhân phải có Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh dược phẩm (do Phòng đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh cấp) và đã được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ thuốc.
2. Tiêu chuẩn chung của người hành nghề dược:
a. Có bằng cấp chuyên môn về dược và thời gian thực hành phù hợp với từng loại hình hành nghề: Dược sĩ đại học đủ 5 năm hành nghề được Sở y tế cấp chứng chỉ hành nghề dược tư nhân.
b. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sức khoẻ để hành nghề dược.
c. Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định của toà án, không dang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
d. Hiểu biết và cam kết thực hiện Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các luật, quy chế dược và các quy chế chuyên môn khác có liên quan đến lĩnh vực hành nghề dược.
3. Tiêu chuẩn chung của người phụ trách chuyên môn:
Đối với các cơ sở hành nghề dược đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014
4. Điều kiện về nơi bán thuốc và trang thiết bị:
a. Nơi bán thuốc
– Diện tích: Phải có diện tích đủ rộng phù hợp với quy mô kinh doanh, diện tích mặt bằng tối thiểu là 10m2.
– Địa điểm: Riêng biệt, ổn định.
– Phải được xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về mua, bán, bảo quản và đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng quy chế dược hiện hành.
– Trần nhà phải được bê tông hóa hoặc ít nhất phải có lớp trần chắc chắn để tránh mưa, nắng, bụi từ mái nhà đồng thời tạo khoảng không chống nóng.
b. Trang thiết bị:
– Có đủ tủ, quầy chắc chắn, khay đếm thuốc, túi đựng thuốc và trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc được bán..
– Phải có tủ hoặc ngăn tủ riêng để bảo quản các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc theo quy định của các quy chế liên quan.
– Thuốc sắp xếp trong tủ, quầy phải đảm bảo yêu cầu dễ thấy, dễ lấy, tránh nhầm lẫn, thực hiện các nguyên tắc nhập trước – xuất trước và nguyên tắc hạn dùng trước – xuất trước.
– Thuốc phỉ được bảo quản nơi khô, mát, tránh sánh sáng mặt trời.
– Phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
c. Tài liệu chuyên môn:
– Có các tài liệu chuyên môn thích hợp để tra cứu sử dụng thuốc.
– Có quy chế dược và các văn bản quy định về hành nghề dược.
– Có sổ sách ghi chép theo các nội dung: tên thuốc, hạn dùng và nguồn gốc mua bán thuốc.
– Phải có nội quy, quy trình bán thuốc.
d. Đối với cơ sở có pha chế thuốc theo đơn:
– Người pha chế phải có bằng cấp chuyên môn về dược phù hợp với quy định về quản lý các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và thuốc thường.
– Phải có cơ sở, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu pha chế thuốc.
– Cơ sở sạch sẽ, tránh ô nhiễm.
– Phải có sổ pha chế và lưu giữ đơn thuốc.
* Hồ sơ, thủ tục:
1. Đơn đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược (Mẫu)
2. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề dược của người phụ trách cơ sở gồm: Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn; sơ yếu lý lịch; phiếu khám sức khoẻ; giấy xác nhận thời gian thực hành tại cơ sở dược hợp pháp.
3. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm.
4. Hồ sơ chuyên môn, kỹ thuật và tổ chức bộ máy làm việc của cơ sở hành nghề dược phải có đầy đủ các nội dung:
– Tổ chức – bộ máy (kèm sơ đồ): mô tả chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, của từng người phụ trách các bộ phận (ghi rõ bằng cấp chuyên môn).
– Bản diễn giải mô tả hệ thống cơ sở bán hàng, kho thuốc, cơ sở sản xuất, bộ phận kiểm nghiệm theo quy định điều kiện tương ứng (kèm sơ đồ).
– Bản kê khai trang thiết bị chuyên môn, thiết bị và phương án đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
Như vậy, bạn tự đối chiếu các điều kiện mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng và điều kiện mở cửa hàng thuốc để xem xét lựa chọn hình thức với bạn.