Điều kiện, trình tự, thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần mới nhất năm 2021. Không đóng bảo hiểm xã hội, rút hết tiền bảo hiểm xã hội một lần về được không? Thủ tục lĩnh BHXH 1 lần mới nhất năm 2021.
Trong những năm gần đây, xu hướng xin được hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động đang tăng rất nhanh ( khoảng 700.000 người/năm). Việc nhận bảo hiểm xã hội một lần là quyền lợi mà người lao động được hưởng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn đang thắc mắc liệu mình có đủ điều kiện nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần và những trình tự thủ tục giải quyết như thế nào. Để giải đáp các thắc mắc trên, đội ngũ luật sư công ty luật Dương Gia sẽ làm rõ những vấn đề này như sau:
Tư vấn điều kiện, trình tự, thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Thứ nhất, về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần như sau:
+ Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+ Người lao động không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội sau 01 năm nghỉ việc.
+ Người lao động đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng ra nước ngoài để định cư.
+ Người lao động bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Theo điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT của bộ y tế thì những bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội một lần đó là:
– Các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe người lao động như ung thư, bại liệt, xơ gan, cổ chướng , phong, lao nặng,nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
– Các bệnh tật có mức suy giảm lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên mà không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt và cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Khi đi khám các bệnh trên, người bệnh sẽ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Nếu trong trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi sắp hết hoặc hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận đã được cấp trước đó, người bệnh cần tiến hành khám lại để người hành nghề xem xét lại quyết định đó.
Như vậy, khi người lao động có một trong những điều kiện nêu trên thì hoàn toàn có thể xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Giả sử, anh Nguyễn Văn A 45 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội được 12 năm và nghỉ việc tại cơ quan để làm tự do tại nhà. Trong quá trình 01 năm nghỉ việc, anh A không tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại bất kỳ cơ quan bảo hiểm xã hội nào. Như vậy, đối chiếu vào những điều kiện như trên thì anh A có quyền làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần để đảm bảo quyền lợi của mình.
Thứ hai, về hồ sơ xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc)
+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu 14- HSB (bản chính)
+ Trường hợp người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục theo quy định của Bộ Y tế thì cần bổ sung: Trích sao hồ sơ bệnh án (tóm tắt hồ sơ bệnh án).
+ Trường hợp ra nước ngoài để định cư, bổ sung một trong các giấy tờ sau:
– Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam
– Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau:
* Hộ chiếu do nước ngoài cấp
* Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài
* Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp
Thứ ba, về trình tự thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Bước 1: Người lao động nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi cư trú ( trong trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được phân cấp giải quyết bảo hiểm xã hội một lần.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh được phân cấp giải quyết bảo hiểm xã hội một lần tiếp nhận hồ sơ từ người lao động và có trách nhiệm giải quyết chế độ cho người tham gia bảo hiểm trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.Trong trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hiện nay, việc người lao động xin rút bảo hiểm một lần gia tăng đang làm ảnh hưởng rất lớn đến chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, mặt khác khi nhận bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, việc đảm bảo cuộc sống khi về già sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Trong khi đó, nếu người lao động duy trì khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội chính là một khoản tích lũy khi về già. Số tiền mà người lao động đóng sẽ không bị mất đi mà luôn được các cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu được thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia khi có đủ điều kiện. Thực tế cho thấy, nếu nhận bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động sẽ bị thiệt thòi lớn khi mức hưởng cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội chỉ là 2 tháng tiền lương. Nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hàng tháng và việc lĩnh trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cho cùng một khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hàng tháng sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Như vậy, người lao động cần tỉnh táo và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định làm các thủ tục xin hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần để đảm bảo quyền lợi của chính mình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mất chứng minh thư nhân dân có làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần được không?
- 2 2. Cách tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 3 3. Hỏi trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 4 4. Nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
- 5 5. Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
- 6 6. Tư vấn điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Mất chứng minh thư nhân dân có làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em hỏi là mất chứng minh nhân dân có đi khai bảo hiểm 1 lần được không em đánh mất chứng minh nhân dân rồi, mong luật sư tư vấn giúp em vì em đang cần gấp để làm một số việc trong gia dinh em xin cảm ơn luật sư ạ?
Luật sư tư vấn:
Để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo Điều 20 Quyết định 636/2016/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, cụ thể:
“1. Sổ BHXH.
2. Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:
3.1 Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
3.2 Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:
3.2.1 Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
3.2.2 Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
3.2.3. Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị sổ bảo hiểm xã hội của bạn; đơn theo mẫu 14 – HSB (bản chính); sổ hộ khẩu thường trú và chứng minh thư nhân dân. Tuy nhiên, trường hợp bạn bị mất chứng minh nhân dân thì có thể thay thế bằng một số giấy tờ chứng minh nhân dân khác có dán ảnh khác như: hộ chiếu, giấy tờ xe hoặc ra Ủy ban nhân dân xã, phường yêu cầu xác nhận nhân thân (có gián ảnh và đóng dấu giáp lai). Sau đó bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi mà bạn có sổ hộ khẩu thường trú để lãnh bảo hiểm xã hội một lần.
Trường hợp bạn bị mất chứng minh nhân dân thì theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định như sau:“Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại”. Do vậy, bạn có thể xin cấp lại chứng minh thư nhân dân tại cơ quan công an cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Bạn cần chuẩn bị những giầy tờ sau:
– Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại chứng minh nhân dân. Trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.
– Xuất trình hộ khẩu thường trú;
– Chụp ảnh;
– Khai tờ khai xin cấp chứng minh nhân dân.
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định: Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại trên đây, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
2. Cách tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có một vấn đề nhờ luật sư tư vấn giúp. Em có làm cho 03 công ty ở Hồ Chí Minh và Kiên Giang, có tham gia Bảo hiểm xã hội nhưng không được liên tục. Em đã nghỉ việc vào tháng 7/2016, Sổ BHXH của em thì được chốt vào ngày 05/8/2016. Em muốn rút tiền Bảo hiểm xã hội một lần thì cho hỏi em nhận được tổng số tiền bao nhiêu và đến tháng mấy em mới làm thủ tục nhận được. Thời gian đóng bảo hiểm của em như sau:
– Tháng 06/2009 đến hết 01/2011 mức lương đóng BH là: 1.600.000 đồng.
– Tháng 04/2011 đến hết 01/2013 mức lương đóng BH là: 2.808.000 đồng
– Tháng 03/2016 đến hết 06/2016 mức lương đóng BH là: 3.317.000 đồng
Mong nhận được câu trả lời từ luật sư. Em cám ơn rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 hướng dẫn bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. “
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: “4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
Như vậy, cách tính bảo hiểm xã hội một lần của bạn như sau:
+ Từ tháng 6/2009 đến tháng 01/2011 (thời gian là 20 tháng, mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 1.600.000 đồng): 1.600.000 x 20 = 32.000.000 đồng.
+ Từ tháng 4/2011 đến tháng 01/2013 (thời gian 22 tháng, mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 2.808.000 đồng): 2.808.000 x 22 = 61.776.000 đồng.
+ Từ tháng 3/2016 đến tháng 6/2016 (thời gian 4 tháng, mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 3.317.000 đồng): 3.317.000 x 4 = 13.268.000 đồng.
Tổng thời gian đóng BHXH là 46 tháng, trong đó có 42 tháng đóng trước năm 2014 (3 năm 6 tháng), 4 tháng đóng sau năm 2014.
* Đối với khoảng thời gian đóng trước năm 2014:
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 = 32.000.000 + 61.667.000 = 93.667.000 đồng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 = 93.667.000 : 42 = 2.230.166 đồng.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho những năm đóng trước năm 2014 của bạn như sau:
+ Đối với thời gian năm 03 năm = 3 x 1,5 x 2.230.166 = 10.035.747 đồng.
+ Đối với thời gian 06 tháng lẻ = 1/2 x 1,5 x 2.230.166 = 1.672.624 đồng.
Tổng mức hưởng cho khoảng thời gian bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014 = 10.035.747 + 1.672.624 = 11.708.371 đồng.
* Đối với khoảng thời gian đóng sau năm 2014:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng sau năm 2014 = 13.268.000 : 4 = 3.317.000 đồng.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng sau năm 2014 = 2 x 1/2 x 3.317.000 = 3.317.000 đồng.
Tổng mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bạn = 11.708.371 + 3.317.000 = 15.025.371 đồng.
Trên đây chỉ là mức hưởng mang tính tương đối, khi bạn thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ nhân với hệ số trượt giá tương ứng cho bạn, do đó mức hưởng của bạn không chỉ dừng lại ở 15.025.371 đồng.
Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
+ Chứng minh thư nhân dân bản sao có chứng thực.
– Nơi thực hiện thủ tục: Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi bạn đang cư trú hoặc nơi trước đây bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
– Thời gian giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Hỏi trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm 2 tháng. Hết tháng 4/2017 thì ngừng đóng, giờ tôi muốn rút tiền bảo hiểm xã hội về có được không? Nếu được rút thì số tiền tôi nhận được là bao nhiêu? Mong nhận được phản hồi từ luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm 2 tháng. Bạn nghỉ việc từ tháng 4/2017. Khoản 1, Điều 60
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội của bạn.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động (Mẫu 14-HSB).
– Chứng minh thư nhân dân (bản photo chứng thực).
– Sổ hộ khẩu (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi có hộ khẩu), sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tạm trú).
– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Bạn dựa trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng để tính bảo hiểm xã hội một lần.
4. Nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm việc tại 1 công ty trực thuộc nhà nước theo hình thức hợp đồng lao động. Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 8 năm, nay tôi muốn nghỉ việc để làm tự do và muốn hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có được không, và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là bao nhiêu? Mức lương hiện tại là 10 triệu và trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và công đoàn tôi còn lại 7.400.000 đồng?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8
“1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế“.
Và theokhoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn thì bạn làm ở công ty trực thuộc nhà nước theo hình thức hợp đồng lao động, đã đóng bảo hiểm xã hội được 8 năm. Bạn muốn nghỉ việc năm nay và muốn được hưởng luôn bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, bạn chỉ được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Bạn đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
+ Chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì sau một năm nghỉ việc mà bạn chuyển sang làm tự do không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có quyền yêu cầu được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
+ Bạn ra nước ngoài để định cư;
+ Bạn đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, nếu bạn rơi vào một trong 4 trường hợp nêu trên thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Do bạn chỉ nêu là bạn đóng bảo hiểm được 8 năm nhưng không nói rõ thời gian cụ thể là từ khi nào cũng như bạn chỉ nêu mức lương hiện tại của bạn là 10 triệu đồng nên bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây để biết cách tính. Cụ thể, khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Khi thực hiện việc rút bảo hiểm xã hội một lần thì hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội của bạn.
– Quyết định thôi việc/chấm dứt hợp đồng lao động.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Sau khi bạn chuẩn bị xong hồ sơ thì bạn gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện nơi bạn đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú để được giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho bạn. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư vui lòng cho tôi hỏi vấn đề như sau: Hiện tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2004 và đã làm việc tại công ty đến nay đã được 15 năm. Hiện tôi sinh năm 25/9/1983. Vậy tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm mới được hưởng chế độ hưu 1 lần. Xin luật sư vui lòng phản hồi để tôi biết và làm đúng qui định xin cảm ơn rất nhiều.?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì bạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2004. Như vậy, tính đến năm 2017 bạn đã đóng được 13 năm bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó bạn sinh ngày 25/9/1983 thì đến 2017 bạn mới 34 tuổi. Theo quy định muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì số năm đóng bảo hiểm xã hội là dưới 20 năm. Cụ thể:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP thì các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế“.
Đồng thời, theokhoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, từ các quy định trên thì một trong các điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần là đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm. Ở đây, tính đến năm 2017 bạn đóng bảo hiểm được 13 năm và bạn mới 34 tuổi. Điều này có nghĩa là bạn chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Trong trường hợp này, nếu bạn nghỉ việc năm nay thì bạn chỉ được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Sau một năm nghỉ việc mà bạn chuyển sang làm tự do không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có quyền yêu cầu được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
+ Bạn ra nước ngoài để định cư;
+ Bạn đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp nêu trên thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Bạn có thể tham khảo quy định trên để biết cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội của bạn.
– Quyết định thôi việc/chấm dứt hợp đồng lao động.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Sau khi bạn chuẩn bị xong hồ sơ thì bạn gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện nơi bạn đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú để được giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho bạn. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tư vấn điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ, con chào luật sư, ba con sinh năm 1966, tính đến nay là 52 tuổi, làm việc và đóng bảo hiểm trong liên tục trong suốt 19 năm, năm ba con muốn được lãnh BHXH 1 lần thì phải nghỉ việc ở công ty hiện tại mới được lãnh các khoản tiền bảo hiểm ạ? Thật sự thì ở tuổi này mà nghỉ việc thì sẽ rất khó để tìm được việc phù hợp. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Luật sư tư vấn pháp luật về bảo hiểm xã hội một lần:1900.6568
Như vậy, bố bạn sẽ được hưởng BHXH 1 lần khi đáp ứng một trong các điều kiện:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
+ Không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH; không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc.
+ Đóng đủ 20 năm BHXH và đủ điều kiện hưởng lương hưu; nhưng ra nước ngoài định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 hướng dẫn hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”
Như vậy, bố bạn phải nghỉ làm ở công ty hiện tại và sau một năm nghỉ việc mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Tuy nhiên, với số năm đóng bảo hiểm xã hội là 19 năm, bố bạn không muốn đi làm thì có thể xin nghỉ việc, hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó đợi đến khi đủ 60 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 01 năm để được hưởng lương hưu hàng tháng.