Nhà em ở quê, nhưng nhà nọ cách nhà kia rất sát nhau. Em muốn hỏi mình có quyền gì với bất động sản liền kề không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Em có việc này xin nhờ
Nhà em cũng đã góp ý với nhà bên đó nhưng họ không chịu nghe và không chịu di dời đống rơm. Không những không nhìn vào nguy cơ mà họ còn cho nhà em là kĩ tính nọ kia, mất tình làng xóm. Trước những nguy cơ như vậy, em xin hỏi phát luật có biện pháp gì để bảo vệ cho gia đình em hay không ạ? Cụ thể là giải quyết thế nào cho êm đẹp, và nếu không thể êm đẹp được thì mong quý luật sư tư vấn để em làm đơn khiếu nại, tố cáo giúp gia đình em bảo vệ tính mạng, tài sản với ạ. Em xin cảm ơn nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, Quyền sử dụng.
Tại Điều 193 “Bộ luật dân sự 2015” về quyền sử dụng của chủ sở hữu quy định :
“ Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Như vậy theo quy định trên nhà bên cạnh nhà bạn có toàn quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của nhà họ. Họ có quyền sử dụng đất của họ vào bất cứ mục đích gì mà họ muốn với điều kiện việc sử dụng mục đích đó không gây thiệt hại, ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của người khác và của nhà nước, cộng đồng. Theo đó họ có quyền đánh đống rơm ở phần đất nhà họ. Khi chưa có thiệt hại, ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của họ, nhà nước và công đồng thì họ không phải chịu trách nhiệm gì.
Thứ 2, Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề.
Tại Điều 268 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009 quy định:
“…. Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe dọa sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh phải bồi thường.”
Luật phòng cháy chữa cháy quy định về phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư như sau:
>>> Luật sư
Điều 17. Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư
“1. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
2. Thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; có đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.”
Bên cạnh đó tại khoản 2 điều 8 Luật phòng cháy chữa cháy quy định:
“Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về phòng cháy và chữa cháy. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài liên quan đến phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, pháp luật có quy định về việc phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Việc hàng xóm nhà bạn để hai đống rơm là vật dễ cháy gần nhà bạn là rất nguy hiểm, dễ gây cháy. Vì vậy, trong trường hợp này nếu bạn đã nhiều lần góp ý mà phía bên kia không chịu di dời đống rơm đi thì bạn có thể nhờ sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương để giải quyết một cách êm đẹp nhất.
Thứ 3, giải pháp.
Gia đình bạn có thể tới thỏa thuận, thương lượng với gia đình bên cạnh về việc chuyển chỗ đánh đống rơm, trình bày với họ về những hậu quả xấu có thể xảy ra khi họ đánh đống rơm như vậy và trách nhiệm của họ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp đống rơm cháy gây thiệt hại đến tài sản của nhà bạn , thương lượng về cách thức, các biện pháp khắc phục những trường hợp xấu có thể xảy ra để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho cả 2 gia đình.
Trong trường hợp thỏa thuận, thương lượng không thành công thì gia đình bạn không thể làm đơn tố cáo gia đình bên vì trong trường hợp này chưa có thiệt hại xảy ra, gia đình bạn cũng chưa bị thiệt hại về người và tài sản.