Mua BHYT hộ gia đình ở đâu? Hướng dẫn cách mua BHYT hộ gia đình theo quy định mới nhất năm 2021. Nơi mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, đối tượng được mua BHYT hộ gia đình 2020.
Trên thực tế, việc sử dụng thẻ BHYT phổ biến ở hầu khắp các bệnh viện lớn nhỏ, từ bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, đến Trung ương, kể cả các bệnh viện tư cũng đã cập nhật việc áp dụng chi trả chi phí cho người có thẻ BHYT khi điều trị khám chữa bệnh. Tuy vậy, sở hữu cho mình thẻ BHYT nhưng không hẳn ai cũng hiểu rõ về giá trị và cách thức sử dụng hiểu quả nhất. Nhiều gia đình muốn mua bảo hiểm y tế để bảo đảm sức khỏe, được hỗ trợ chi phí khi các thành viên trong gia đình gặp phải vấn đề về sức khỏe. Vậy phải mua bảo hiểm y tế ở đâu và thủ tục gồm những gì? Trong phạm vi bài viết này, Luật Dương Gia giải đáp sơ bộ các thắc mắc về việc mua thẻ BHYT như sau:
Tư vấn nơi mua BHYT hộ gia đình, hướng dẫn mua BHYT hộ gia đình miễn phí: 1900.6568
Thứ nhất, đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình:
“5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, bao gồm:
5.1 Toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và người đã khai báo tạm vắng.
5.2 Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, và 4 Điều này.”
Nhóm tham gia hộ gia đình gồm những người có tên trong hộ khẩu hoặc là sổ tạm trú. Tuy nhiên đối với trường hợp những người trong hộ gia đình đã được người sử dụng lao đóng theo
Thứ hai, mua bảo hiểm y tế hộ gia đình ở đâu?
Các bạn đã nghe: Mua thẻ BHYT và Cấp thẻ BHYT? Bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã “bán” hoặc Đại lý bảo hiểm xã hội “bán”. Do đó hộ gia đình có thể mua Bảo hiểm y tế tại Ủy ban nhân dân xã hay là Đại lý tùy theo từng địa phương.
Căn cứ Điều 17 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định như sau:
“1. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình , trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này”.
Hồ sơ mua lần đầu:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu 01C/BHYTTN)
– Bản sao hộ khẩu hoặc bản sao sổ tạm trú (hoặc bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu)
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
– Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế.
Một câu hỏi đặt ra rằng: Người có công với cách mạng, thân nhân người có công, thân nhân sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp có phải “mua thẻ BHYT” không? Hay là họ được cấp? Và trường hợp được cấp thì hồ sơ cung cấp có khác gì so với hồ sơ mua BHYT lần đầu không?
Thứ ba, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế và hồ sơ gia hạn thế nào?
Căn cứ Khoản 10, Điều 15 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì thời điểm có hiệu lực thẻ bảo y tế hộ gia đình như sau:
“b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;”
Như vậy, theo quy định của pháp luật luật thì hiệu lực của thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ được hiểu như sau:
– Thứ nhất: Nếu lần đầu tham gia từ ngày Luật bảo hiểm y tế có hiệu lực hay là tham gia không liên tục khi đã đăng ký mà có sự gián đoạn 3 tháng trở lên (tức là khi bảo hiểm hết hạn mà không đi ra hạn) thì phải sau 30 ngày kể từ ngày làm hồ sơ hay kể từ ngày đi ra hạn thẻ thì thẻ bảo hiểm y tế của hộ gia đình mới có hiệu lực.
– Thứ hai: Nếu thẻ bảo hiểm y tế của hộ gia đình sử dụng liên tục kể lần thứ hai trở đi (tức khi thẻ bảo hiểm y tế sắp hết hạn hoặc là trong vòng 3 tháng khi đến hết ngày cuối cùng của thẻ đại diện hộ gia đình đi làm thủ tục ra hạn) thì giá trị của thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng.
Ví dụ: Thẻ bảo hiểm y tế của bạn có giá trị sử dụng từ 01/01/2018 đến 31/12/2018, thì trước 31/12/2018 03 tháng bạn tiến hành gia hạn thẻ BHYT thì thẻ mới của bạn sẽ hiệu lực nối tiếp ngay từ 01/01/2019 thay vì nếu hết 31/12/2018 bạn mới tiến hành mua mới thì sẽ không có hiệu lực nối tiếp ngay.
Hồ sơ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế chưa được quy định trong các văn bản luật. Tuy nhiên căn cứ theo Điểm 3 mục III Hướng dẫn số 2616/HD-BHYT của bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Hồ sơ gia hạn:
– Trường hợp gia hạn thì bổ sung thêm bản sao thẻ BHYT.
– Trường hợp giảm mức đóng, nếu trong hộ gia đình có những thành viên đã tham gia BHYT bắt buộc thì nộp bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
– Giấy chứng minh nhân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm 3.2 Điểm 3 Mục III Hướng dẫn số 2616/HD-BHYT của bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thì đối với người đã tham gia BHYT từ trước (kể cả bắt buộc lẫn tự nguyện), vẫn tiếp tục tham gia theo hình thức tự nguyện, để đảm bảo được hưởng quyền lợi BHYT liên tục, phải đóng tiền bảo hiểm y tế trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng ít nhất 10 ngày theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng nhân dân tham gia BHYT theo hộ gia đình cận nghèo
Đối tượng nhân dân tham gia BHYT theo hộ gia đình cận nghèo được quy định như sau:
1. Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho BHXH cấp huyện
Bước 1: Người tham gia nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH cấp huyện
– Bộ phận một cửa: Hướng dẫn người tham gia BHYT lập hồ sơ, đối chiếu với Danh sách hộ gia đình cận nghèo được ngân sách hỗ trợ mức đóng BHXH do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn người tham gia nộp tiền cho bộ phận kế hoạch tài chính, viết giấy hẹn; chuyển hồ sơ đúng, đủ cho bộ phận Thu.
– Bộ phận Thu: kiểm tra hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có), nhập thông tin vào chương trình quản lý thu, ký duyệt vào danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) sau đó chuyển hồ sơ cho bộ phận KHTC để thu tiền.
– Bộ phận KHTC đối chiếu hồ sơ, dữ liệu, thu tiền, cấp Phiếu thu; chuyển hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ, thẻ.
– Bộ phận Cấp sổ, thẻ: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, in thẻ BHYT theo quy định. Chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa.
2. Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho đại lý thu
Bước 1: Người tham gia nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây cho đại lý thu.
Bước 2: Đại lý thu
– Hướng dẫn người tham gia BHYT kê khai Tờ khai (Mẫu A03-TS); đối chiếu với danh sách người thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ mức đóng BHYT do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Lập danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS), thu tiền đóng BHYT của người tham gia, cấp biên lai thu tiền cho người tham gia theo Mẫu quy định.
– Đại lý thu nộp hồ sơ, số tiền đã thu kèm biên lai cho cơ quan BHXH trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền của người tham gia.
Bước 3: Cơ quan BHXH
– Bộ phận một cửa: Nhận hồ sơ của người tham gia BHYT đóng thông qua đại lý thu; đối chiếu với danh sách người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách hỗ trợ mức đóng BHYT. Kiểm đếm thành phần và số lượng nếu đúng, đủ theo quy định thì viết giấy hẹn hướng dẫn đại lý nộp tiền cho bộ phận Kế hoạch tài chính. Sau đó chuyển hồ sơ đúng, đủ cho bộ phận Thu theo quy định.
– Bộ phận Thu: kiểm tra lại hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có), nhập thông tin vào chương trình quản lý thu, ký duyệt vào danh sách người tham gia BHYT (Mẫu D03-TS), chuyển hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ thẻ.
– Bộ phận KHTC: kiểm tra hồ sơ, dữ liệu điện tử; thu tiền; cấp Phiếu thu cho đại lý thu.
– Bộ phận Cấp sổ thẻ: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, in thẻ BHYT theo quy định; chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa chuyển cho đại lý thu.
2. Thủ tục tham gia Bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình cận nghèo
I – Đối tượng tham gia: Hộ gia đình cận nghèo
II – Cách thức thực hiện
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc đại lý thu.
III – Trình tự thực hiện
1. Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho BHXH cấp huyện
* Bước 1: Người tham gia nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH.
* Bước 2: Cơ quan BHXH cấp huyện
– Bộ phận một cửa: Hướng dẫn người tham gia BHYT lập hồ sơ, đối chiếu với Danh sách hộ gia đình cận nghèo được ngân sách hỗ trợ mức đóng BHXH do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn người tham gia nộp tiền cho bộ phận kế hoạch tài chính, viết giấy hẹn; chuyển hồ sơ đúng, đủ cho bộ phận Thu.
– Bộ phận Thu: kiểm tra hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có), nhập thông tin vào chương trình quản lý thu, ký duyệt vào danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT) sau đó chuyển hồ sơ cho bộ phận KHTC để thu tiền.
– Bộ phận KHTC đối chiếu hồ sơ, dữ liệu, thu tiền, cấp Phiếu thu; chuyển hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ, thẻ.
– Bộ phận Cấp sổ, thẻ: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, in thẻ BHYT theo quy định. Chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa.
2. Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho đại lý thu
* Bước 1: Người tham gia nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây cho đại lý thu.
* Bước 2: Đại lý thu
– Hướng dẫn người tham gia BHYT kê khai Tờ khai (Mẫu A03-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH); đối chiếu với danh sách người thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ mức đóng BHYT do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Lập danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS), thu tiền đóng BHYT của người tham gia, cấp biên lai thu tiền cho người tham gia theo Mẫu quy định.
– Đại lý thu nộp hồ sơ, số tiền đã thu kèm biên lai cho cơ quan BHXH trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền của người tham gia.
* Bước 3: Cơ quan BHXH
– Bộ phận một cửa: Nhận hồ sơ của người tham gia BHYT đóng thông qua đại lý thu; đối chiếu với danh sách người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách hỗ trợ mức đóng BHYT. Kiểm đếm thành phần và số lượng nếu đúng, đủ theo quy định thì viết giấy hẹn hướng dẫn đại lý nộp tiền cho bộ phận Kế hoạch tài chính. Sau đó chuyển hồ sơ đúng, đủ cho bộ phận Thu theo quy định.
– Bộ phận Thu: kiểm tra lại hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có), nhập thông tin vào chương trình quản lý thu, ký duyệt vào danh sách người tham gia BHYT (Mẫu D03-TS), chuyển hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ thẻ.
– Bộ phận KHTC: kiểm tra hồ sơ, dữ liệu điện tử; thu tiền; cấp Phiếu thu cho đại lý thu.
– Bộ phận Cấp sổ thẻ: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, in thẻ BHYT theo quy định; chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa chuyển cho đại lý thu.
IV – Thành phần hồ sơ
1. 02 bản danh sách đối tượng tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).
2. Danh sách người thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ mức đóng BHYT do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
V – Thời hạn giải quyết
Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Điều kiện mua bảo hiểm theo hộ gia đình
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi kinh doanh đồ mỹ nghệ tại nhà, nhà tôi định mua bảo hiểm y tế gia đình. Nhà tôi có 6 người nhưng con trai cả nhà tôi đang du học bên Anh. Vậy thì nếu vắng mặt như thế gia đình tôi có đủ điều kiện để mua không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Công văn số 777/2015/ BHXH-BT thì:
“Đối với hộ gia đình tham gia BHYT quy định tại Khoản 5, Điều 1 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC đã có người tham gia BHYT tự đóng 100% mức đóng, nếu sau ngày 01/01/2015 tiếp tục tham gia BHYT thì thực hiện cho cá nhân người đó hoặc theo hộ gia đình; những người còn lại trong hộ gia đình chưa tham gia BHYT, khi tham gia BHYT thì bắt buộc thực hiện theo hộ gia đình. Từ 01/01/2016 trở đi, toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải thực hiện BHYT theo hộ gia đình”.
Mặt khác, theo quy định tại Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Điều 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, bao gồm:
a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 vàKhoản 4 Điều nàyvà người đã khai báo tạm vắng;
b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 vàKhoản 4 Điều này;
Ví dụ 1: Gia đình ông B có 05 người có tên trong sổ hộ khẩu, trong đó có 01 người hưởng lương hưu, 01 người là công chức; ngoài ra, có 01 người ở địa phương khác đến đăng ký tạm trú. Số người tham gia BHYT theo hộ gia đình ông B là 04 người.
Như vậy, về bản chất muốn tham gia bảo hiểm y tế thì phải tham gia đối với toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu. Nhưng theo quy định tại Thông tư này thì nếu con trai bạn đang du học ở nước ngoài thì phải có giấy xác nhận tạm vắng của công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú sẽ làm được.
4. Mẫu danh sách hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế
Mẫu DK01 |
DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ |
Họ và tên chủ hộ: …………………………. Số sổ hộ khẩu (hoặc số sổ tạm trú) ………………………..Số điện thoại liên hệ (nếu có) ……………….
Địa chỉ: Thôn (Bản, Tổ dân phố): ……………………………………….. Xã (Phường, Thị trấn) ………………………………….
Huyện (Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh) …………………………………………. Tỉnh (Thành phố) …………………………………..
STT | Họ và tên | Số định danh | Ngày tháng năm sinh | Giới tính | Nơi cấp giấy khai sinh | Mối quan hệ với chủ hộ | Loại đối tượng đang tham gia BHYT | Chưa tham gia BHYT | Ghi chú |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Ghi chú: từ năm 2016, hằng tháng khi có phát sinh tăng, giảm thành viên hộ gia đình thì ghi bổ sung danh sách trên theo thứ tự tăng ghi trước, giảm ghi sau
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật |
5. Quy định về tham gia đóng bảo hiểm hộ gia đình
Tóm tắt câu hỏi:
xin cho tôi hỏi, gia đình tôi nghèo , nhà có 5 người. tôi muốn mua bảo hiểm y tế cho bản thân mình vì tôi hay bị đau. nhưng khi đi mua thì họ đòi hỏi muốn mua bảo hiểm thì cả gia đình phải có bảo hiểm mới được mua. Vậy cho tôi hỏi, chẳng lẽ vì nhà tôi nghèo, không đủ điều kiện mua bảo hiểm y tế cho cả gia đình thì tôi cũng không được quyền mua bảo hiểm cho bản thân mình hay sao. Biết là luật đề ra là để bắt buộc ai cung phải mua bỏa hiểm để bảo đảm lợi ích cho người dân, nhưng một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn như gia đình tôi thì làm sao có khả năng mua bảo hiểm y tế cho cả gia đình. Và như vậy chẳng lẽ một người trong một gia đình không thể mua bảo hiểm sao. xin tổng đài tư vấn giúp tôi. tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì bảo hiểm y tế áp dụng với các đối tượng sau:
“- Người lao động và người sử dụng lao động;
– Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này
Do đó, trong trường hợp của bạn, nếu bạn muốn tham gia bảo hiểm y tế thì có hai cách sau:
– Tham gia dưới hình thức người lao động hoặc dưới một trong các hình thức do bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014. Nếu bạn tham gia dưới hình thức này thì bạn không phải bắt buộc đóng bảo hiểm cho cả gia đình mà chỉ đóng cho mình bạn.
Luật sư
– Tham gia dưới hình thức hộ gia đình. Nếu tham gia dưới hình thức hộ gia đình thì bạn phải đóng cho cả gia đình bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc trường hợp hộ cận nghèo thì bạn sẽ được nhà nước hỗ trợ mức đóng theo khoản 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008.