Đăng ký và thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh lần đầu trên thẻ BHYT. Hướng dẫn thủ tục thay đổi lại nơi đăng ký khám chữa bệnh lần đầu theo quy định mới nhất 2021.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì kéo theo đó người kinh doanh luôn chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe con người dẫn đến sức khỏe con người ngày càng bị suy giảm, mức rủi ro về sức khỏe ngày càng tăng. Chính vì vậy thẻ Bảo hiểm y tế gần như được coi là một trong những “giấy tờ tùy thân” gắn liền với mỗi người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên do nhu cầu thay đổi, phát triển cũng như để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân nên thường hay thay đổi nơi cư trú ban đầu dẫn đến cần thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để thuận tiện hơn cho cuộc sống.
Tư vấn, hướng dẫn cách thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh lần đầu trên thẻ BHYT: 1900.6568
Trường hợp thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế”.
Như vậy, theo quy định trên thì nơi khám chữa bệnh ban đầu sẽ được đăng ký tại bệnh viện tuyến xã hoặc tuyến huyện hay là tương đương huyện và một số trường hợp theo quy định của Bộ y tế sẽ được đăng ký tại tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.
Tuy nhiên do nhiều trường hợp và lý do khác nhau mà nhiều người muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu để thuận tiện và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Do đó cần phải thực hiện thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.
Thủ tục đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh:
Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:
“Điều 26. Đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được nghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, theo quy định trên thì vào tháng đầu mỗi quý nếu người có thẻ bảo hiểm y tế muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu tại cấp cơ sở cấp xã hoặc cấp huyện để phù hợp với nơi học tập, làm việc, việc đi lại khám chữa bệnh thuận tiện hơn thì không phụ thuộc cũng như phân biệt vào địa giới hành chính. Tức là người dân có thể đăng ký ở bất kỳ nơi khám chữa bệnh nào. Tuy nhiên
Căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 402…./THE quy định hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHYT (mẫu TK1-TS) 01 bản;
– Thẻ Bảo hiểm y tế cũ còn giá trị
– Giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế cao hơn (Mục I Phụ lục 3 – QĐ 595);
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (Trường hợp bổ sung nơi đối tượng sinh sống)
Tuy nhiên để được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu mà bạn mong muốn thì phải đáp ứng đủ hai điều kiện:
+ Bệnh viện đó còn chỉ tiêu;
+ Thuộc đối tượng được đăng ký tại cơ sở y tế đó.
Như vậy, không phải mọi trường hợp mong muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu đều sẽ được chấp thuận mà phải đáp ứng được điều kiện nhất định. Do đó trước khi muốn chuyển nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cần phải tìm hiểu mình đã đủ điều kiện chưa để có những quyết định cho phù hợp.
Nơi nộp hồ sơ:
+ Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nơi đang làm việc;
+ Người tham gia BHYT tự nguyện: Nộp cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH cấp huyện;
+ Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; người đã được giải quyết hưởng lưu, trợ cấp BHXH thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH
Việc thay đổi thẻ Bảo hiểm y tế do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu chỉ thực hiện vào ngày 01 đến ngày mùng 10 đầu của tháng đầu mỗi quý (Quỹ có thể là 03 tháng, 06 tháng hay 12 tháng tùy người sử dụng thẻ đăng kí và đóng). Đối với trường hợp nhận hồ sơ từ ngày 21 của tháng cuối quý và có ngày trả kết quả trước ngày 01 của tháng đầu quý sau, thì thời hạn trả kết quả vào buổi chiều ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý sau.
Thẻ BHYT cấp lại do bị mất chỉ được thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu sau 12 tháng kể từ ngày cấp lại.
Thời hạn giải quyết:
Căn cứ Điểm 2.2 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Theo đó, việc thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu khi nhận đầy đủ hồ sơ thì không được quá 3 ngày làm việc. Trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng làm cho cơ quan Bảo hiểm xã hội không thể làm đúng thời hạn đã quy định (Ví dụ: Hỏa hoạn, thiên tai…).
Mục lục bài viết
1. Thay đổi thông tin đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư, tôi đã đăng ký khám chữa bệnh tại một nơi, nay được điều động sang bên địa điểm kinh doanh khác của công ty. Tôi muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên bảo hiểm y tế. Vậy có làm được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Thông báo 2500/TB-BHXH ngày 3/8/2015 thì:
Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian làm thủ tục tham gia BHXH – BHYT, theo nguyện vọng của các doanh nghiệp, từ quý 3/2015, Cơ quan BHXH sẽ tiếp nhận hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo mẫu (danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia BHXH, BHYT) trong trường hợp doanh nghiệp cùng lúc có nhiều người muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Như vậy, theo quy định này nếu muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên bảo hiểm y tế thì bạn cần làm hồ sơ gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội để được xem xét giải quyết.
2. Có được chọn nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào đoàn luật sư Dương Gia. Em có một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại quận Ninh Kiều Cần Thơ đã mua BHXH cho người lao động nhưng khi đăng kí khám chữa bệnh thì không có quyền lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh cho người lao động mà phải đăng kí khám bệnh theo sự chỉ định của BHXH quận . Xin cho em hỏi trong bảo hiểm có luật nào qui định người lao động đăng ký nơi khám chữa bệnh cho mình không Tại quận Ninh Kiều gồm có các bệnh viện sau : BV đa khoa trung ương , BV đa khoa TP. Bệnh viện 30/4, BV 121,ĐH y dược các bệnh viện trên đều không cho người lao động đăng ký khám bệnh mà chỉ giới hạn trong
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế có quy định như sau:
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
…”
Theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT, người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã và tuyến huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tuyến trung ương do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế trước hết đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ở tuyến xã, tuyến huyện hoặc tuyến tương đương, chỉ trong một số trường hợp nhất định (như hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT) mới đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Tại quận Ninh Kiều nơi bạn đang làm việc có các bệnh viện: Bệnh viện đa khoa trung ương, bệnh viện đa khoa thành phố, bệnh viện 30/4, bệnh viện 121, bệnh viện đại học y dược. Đây đều là các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Do đó, bạn chỉ được đăng kí khám bệnh, chữa bệnh lần đầu tại các bệnh viện này nếu thuộc trường hợp tại Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT như đã phân tích ở trên. Nếu tại quận Ninh Kiều vẫn có các cơ sở khám, chữa bệnh tuyết xã, tuyến huyện đảm bảo được việc khám, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế thì bạn sẽ đăng ký khám, chữa bệnh tại các cơ sở này. Danh sách các cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu sẽ do từng địa phương quy định và người tham gia bảo hiểm y tế có quyền lựa chọn một trong các cơ sở đó.
3. Thủ tục chuyển nơi đăng kí khám chữa bệnh lần đầu
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại em làm nhân viên cho một công ty ở quận Thủ Đức. Lúc trước em đăng kí nơi khám bảo hiểm ở bệnh viện đa khoa thành phố Biên Hòa vì gần nhà. Bây giờ em muốn chuyển sang đăng ký ở bệnh viện 30/4 TP Hồ Chí Minh được không ạ?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 19 và Điều 26 Luật bảo hiểm y tế 2008 có quy định như sau:
Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 2 Điều 47 Quyết định 959/QĐ-BHXH có quy định:
2.2. Tên cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu được ghi trong thẻ BHYT:
b) Người tham gia BHYT được thay đổi cơsở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
Căn cứ theo các quy định trên thì bạn được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. Bạn có thể đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào ngày 20 tháng cuối quý trước cho đến ngày 10 tháng đầu quý sau.
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Đơn đề nghị đổi thẻ bảo hiểm y tế (theo mẫu).
+ Thẻ bảo hiểm y tế.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho bạn. Trong thời gian chờ đổi thẻ, bạn vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu áp dụng như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là vợ liệt sĩ quê và hưởng lương ở Bắc Ninh nhưng vào Thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu thẻ bảo hiểm y tế ghi nơi khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện đa khoa huyện gia bình tỉnh Bắc Ninh. Nay tôi muốn chuyển nơi khám ban đầu vào huyện Bình Tân Thành Phố Hồ Chí Minh được không. Nếu đươc thì mỗi năm phải chuyển một lần hay thế nào. Tôi hưởng bao nhiêu phần trăm bảo hiểm.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, quy định về thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu:
Điều 26 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 có quy định về việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu:
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”
Như vậy, nếu có sự thay đổi về nơi cư trú thì người tham gia bảo hiểm có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào mỗi quý.
Và tại khoản 8 Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế như sau:
“Người tham gia BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh mà không phải trong tình trạng cấp cứu trong thời gian đi công tác; làm việc lưu động; đi học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT phải xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản sao): giấy công tác, quyết định cử đi học, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú”.
Vậy, đối với trường hợp của Bác, Bác được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Hồ sơ Bác cần có khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT
– Thẻ bảo hiểm y tế;
– Giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú.
Thứ hai, về mức hưởng bảo hiểm y tế:
Bác thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014: “Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ”.
Tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với thân nhân của người có công với cách mạng là vợ của liệt sỹ như sau:
“100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm”.
Vậy, trong trường hợp của Bác, Bác được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
5. Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh lần đầu
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi. Trường hợp Cán bộ nhân sự lúc đầu tham gia bảo hiểm y tế ở Bệnh viện nhân dân Gia Định và đến khi về hưu muốn đăng ký khám chữa bệnh ở Bệnh viện 30/4 có được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện như sau: “Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.“
Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
b) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;
Luật sư
c) Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này.”
Theo quy định trên, việc đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu là do người tham gia bảo hiểm y tế lựa chọn, phù hợp nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Do đó, đối với cán bộ nhân sự của đơn vị bạn, khi làm việc tham gia bảo hiểm y tế ở Bệnh viện nhân dân Gia Định, đến khi về hưu muốn đăng ký khám chữa bệnh ở Bệnh viện 30/4 thì người này có thể lựa chọn tại Bệnh viện 30/4 là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Tuy nhiên việc có đăng ký khám chữa bệnh lần đầu tại Bệnh viện 30/4 được hay không sẽ do Bệnh viện 30/4 và cơ quan giải quyết chế độ hưu trí xem xét. Ngoài ra, nếu Bệnh viện 40/4 là bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương thì người cán bộ dân sự này phải thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT.