Mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất 2021. Khi nào được hưởng chế độ tai nạn lao động? Người lao được hưởng những quyền lợi gì khi gặp tai nạn lao động?
Trong quá trình làm việc, lao động luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Bởi do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan, có thể do lỗi của người lao động bất cẩn, cẩu thả không chú ý an toàn lao động và một phần do người sử dụng lao động không đảm bảo được những điều kiện về bảo hộ lao động, phòng bị mang tính chất chống đối không đảm bảo chất lượng dẫn đến vấn đề an toàn lao động không được đảm bảo.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi không may gặp tai nạn lao động thì sẽ nhận được trợ cấp như nào, mức hưởng là bao nhiêu?
Tư vấn mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý trình độ và chuyên nghiệp của mình Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về Mức hưởng, cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất như sau:
Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
Không phải trường hợp tai nạn lao động nào cũng được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật mà cần đáp ứng những điều kiện theo luật định. Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
– Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Bên cạnh đó về mức độ suy giảm khả năng lao động phải từ 5% trở lên thì người lao động mới có thể được hưởng chế độ.
Thứ hai, đối tượng được hưởng:
Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định đối tượng hưởng như sau:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Ngoài ra kể từ ngày 01/01/2018 người lao động kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản có thời hạn từ 01 đến 03 tháng vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Thứ 3, mức hưởng và cách tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả:
Mức hưởng chế độ tai nạn lao động được tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động sau khi tai nạn và phụ thuộc yếu tố lỗi người lao động để được hưởng mức trợ cấp một lần hay là trợ cấp hàng tháng.
+) Trợ cấp một lần:
Trợ cấp một lần đối với chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
– Điều kiện để được hưởng trợ cấp một lần thì mức suy giảm khả năng lao động của người lao động bị tai nạn phải từ 5% đến mức 30%.
– Mức trợ cấp: Nếu suy giảm 5% khả năng lao động thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần là 05 lần mức lương cơ sở và sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019 thì kể từ ngày 1/7/201 đến nay thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.
Do đó mức hưởng sẽ là 5 x 1.490.000 = 7.450.000 đồng.
Sau đó giảm thêm 01% sẽ được hưởng là 0.5 x 1.590.000 = 745.000 đồng
Bên cạnh đó ngoài mức trợ cấp trên thì người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
– Dưới 01 năm thì được tính bằng 0,5 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước nghỉ việc điều trị.
– Trên 01 năm thì mỗi năm được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước nghỉ việc điều trị.
Ví dụ: Chị H bị tai nạn giao thông trên quãng đường từ công ty về nhà, và được xác định là tai nạn lao động, giám định suy giảm khả năng lao động là 15%, vậy chị H được hưởng trợ cấp một lần. Mức hưởng trợ một lần chị H được hưởng tính như sau:
Suy giảm 05% khả năng lao động = 5 x 1.490.000 = 7.450.000 đồng.
Sau đó mỗi 01% thì sẽ được hưởng = 10 x 0.5 x 1.490.000 = 7.450.000 đồng
Biết chị H đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm, mức lương tháng trước tháng chị H xảy ra tai nạn là 4.420.000 đồng, khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội của chị H là: (1 x 0.5 x 4.420.00) + (2 x 0.3 x 4.420.000) = 4.862.000 đồng.
Vậy mức trợ cấp một lần mà chị H được hưởng là: 7.450.000 + 7.450.000 + 4.862.000 = 19.762.000 đồng.
+) Trợ cấp hàng tháng:
Mức trợ cấp hàng tháng của người lao động khi bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
– Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng khi người lao động bị tai nạn lao động bị suy giảm khả năng từ 31% trở lên.
– Mức hưởng: Nếu suy giảm 31% khả năng lao động sẽ được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó:
Suy giảm sức khỏe 31% = 30% x 1.490.000 = 447.000 đồng
Sau đó suy giảm 01% thì sẽ được tính thêm 02% mức lương cơ sở = 2% x 1.490.000 = 29.800 đồng.
Ngoài ra hàng tháng người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0.5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động.
Ví dụ: Anh A là công nhân lao động, đóng Bảo hiểm xã hội được 5 năm, mức lương hiện tại của anh A là 7.300.000 đồng. Tháng 5/2021, trong quá trình làm việc tại công trường, anh A bị tai nạn và được xác định là tai nạn lao động, giám định suy giảm sức khỏe là 53%. Như vậy anh A được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, mức hưởng của ông A được tính như sau:
– Suy giảm 31% = 30% x 1.490.000 = 447.000 đồng.
– Sau đó mỗi phần trăm suy giảm được tính thêm 2% mức lương cơ sở = 2% x (53-31) x 1.490.000 = 655.600 đồng.
Biết mức lương tháng liền trước là 04/2021 của anh A cũng bằng mức lương hiện tại, suy ra, khoản trợ cấp theo số năm đóng Bảo hiểm anh A được nhận hàng tháng là: (1 x 0.5% x 7.300.000) + (4 x 0.3% x 7.300.000) = 124.100 đồng.
Vậy tổng mức hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng anh A nhận được là: 447.000 + 655.600 + 124.100 = 1.226.700 đồng.
Lưu ý: Ngoài tiền trợ cấp do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả, người lao động bị tai nạn lao động còn có thể nhận được khoản tiền từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 đó là:
“2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”
Ví dụ, trường hợp anh H bị tai nạn lao động suy giảm sức khỏe 10%, trường hợp nếu tai nạn lao động này xảy ra không phải do lỗi của anh A thì anh A sẽ được nhận 1.5 tháng tiền lương, nhưng nếu tai nạn lao động xảy ra do lỗi của anh A thì anh A sẽ chỉ được hưởng 30% của 1.5 tháng tiền lương này.
Tiền lương để làm căn cứ chi trả cho người lao động là tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động bao gồm cả các khoản phụ cấp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức hưởng một lần khi bị tai nạn lao động
- 2 2. Bị tai nạn lao động nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội xử lý như thế nào?
- 3 3. Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động
- 4 4. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động
- 5 5. Điều kiện và mức hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Mức hưởng một lần khi bị tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay Tôi có hệ số lương là 4,17 đóng bảo hiểm 12-1999, tôi bị tai nạn lao động suy giảm 15% sức khỏe. Luật sư cho tôi hỏi cụ thể tôi được bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 45 của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
– Không phải bị tai nạn do các nguyên nhân sau:
+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Theo đó nếu bạn đáp ứng điều kiện trên thì sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong trường hợp bạn đủ điều kiện thì với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 15% bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 48 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tối đa 5 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
2. Bị tai nạn lao động nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin hỏi luật sư về vấn đề này: Em gái em đang là sinh viên năm 2. Kỳ nghỉ hè có đi làm thêm thời vụ cho công ty bên xây dựng không may bi tai nạn rơi từ tầng 5 xuống bị gãy chân và đa chân thương được cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Khoảng 2-3 ngay sau công ty cho ngươi đến xin gia đình viết giấy bãi nại và cam kết thanh toán chi phí khám chữa bệnh để công trình tiếp tục được làm việc. Trong lúc đang hoang mang thêm lời hứa hẹn của công ty nữa nên anh trai của nạn nhân đã viết đơn bãi nại. Vậy giờ em xin hỏi luật sư: trong bản cam kết của công ty không có đề cập đến bồi thường tỉ lệ thương tật. Bên gia đình em có quyền đòi công ty bồi thường được không? Và giấy bãi nại có cần xác nhận của công an và cả 2 bên mới có hiệu lực hay không? Em mong luật sư trả lời sớm dùm em. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của em gái bạn, khi tham gia giao kết hợp đồng mùa vụ nên không thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì khi có tai nạn lao động xảy ra, công ty phải có trách nhiệm như sau:
“1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;”
Đơn bãi nại được hiểu là văn bản xin rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu và đề nghị Đình chỉ Điều tra/Đình chỉ việc truy tố và giải quyết vụ án. Và đơn bãi nại phải do người bị hại ký tên. Tuy nhiên, theo quy định cuả pháp luật hình sự thì không phải mọi trường hợp có đơn bãi nại của người bị hại thì đều không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ có một số tội danh quy định tại Điều 155
3. Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi bây giờ tôi phải làm những gì để đòi lại quyền lợi và lợi ích của tôi khi công ty không ký hợp đồng lao động với tôi và trong quá trình lao động tôi bị tai nạn lao động và không đi làm nữa công ty không hỏi thăm và cũng không thanh toán tiền chi phí thuốc cho tôi giờ tôi phải làm đơn như thế nào gửi đi đầu cơ quan tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm giải quyết cho tôi?
Luật sư tư vấn:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Khi tai nạn lao động xảy ra thì người lao động phải có trách nhiệm quy định tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.
Như bạn trình bày, bạn bị tai nạn lao động trong quá trình lao động thì công ty phải có trách nhiệm với bạn như nêu tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu trên. Ngoài ra nếu công ty không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho bạn thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 trên, công ty còn phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho bạn.
Nếu công ty không chi trả các khoản bồi thường như vậy công ty đã vi phạm pháp luật.
Đối với hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 22
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây
a) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế;
c) Không tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế;
d) Không trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc trả cho người lao động số tiền trợ cấp, bồi thường, cộng với khoản lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.”
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo tới Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.
4. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thương tật 36% nhưng bảo hiểm y tế chỉ được hưởng 80%. Bây giờ tôi phải liên hệ ở đâu để được hưởng đúng quyền lợi của tôi mong luật sư tư vấn dum tôi?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014:
“2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiêm y tế như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác…”
Như vậy, theo hai quy định nêu trên, nếu những thông tin bạn cung cấp là chính xác thì bạn thuộc trường hợp được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ hai, nếu hiện tại bạn chỉ thanh toán 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì bạn có thể làm đơn khiếu nại theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm y tế 2008:
“Điều 38. Quyền của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
2. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.”
Điều 47 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế như sau:
“Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo hiểm y tế, việc tố cáo và giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”
Trong trường hợp của bạn, theo những thông tin bạn cung cấp thì hành vi vi phạm thuộc về quỹ bảo hiểm y tế khi không thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bạn theo quy định của pháp luật. Bạn có thể căn cứ vào quy định tại khoarn1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011 để thực hiện việc khiếu nại của mình:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Như vậy, bạn có thể khiếu nại đến người ký quyết định hành chính với nội dung chi trả 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bạn hoặc Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đó. Nếu vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền lợi của mình.
5. Điều kiện và mức hưởng chế độ tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2018 tôi bị tai nạn lao động trên công trường, cụ thể bị chấn thương sọ não và phải mổ não. Sau khi điều trị vết thương tôi có làm thủ tục chế độ trợ cấp tai nạn lao động và được hưởng 41% mất sức khỏe. Vậy tôi xin hỏi, chế độ cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho tôi khi suy giảm khả năng lao động 41% tại thời điểm đó thế nào? Nhờ các luật sư tư vấn cho tôi!
Luật sư tư vấn:
Với mức suy giảm khả năng lao động 41% bạn sẽ được hưởng trợ hàng tháng theo Điều 49
Luật sư tư vấn điều kiện và mức hưởng chế độ tai nạn lao động:1900.6568
“Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của
4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội.
6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, đối với trường hợp bạn bị suy giảm khả năng lao động 41% thì bạn được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 50% mức lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu chung sẽ thay đổi qua từng thời kỳ.