Mẫu kế hoạch cá nhân, đội nhóm, phòng ban, công ty còn là công cụ quản trị KPIs nội bộ của doanh nghiệp. Việc lên kế hoạch kinh doanh từ đầu năm, thực hiện trong năm và đánh giá kết quả đạt được cuối năm là công cụ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch công việc của từng cá nhân, đội nhóm, phòng ban, công ty.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản kế hoạch kinh doanh cá nhân:
Tải về bản kế hoạch kinh doanh cá nhân
BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH CÁ NHÂN
1. Giới thiệu chung:
Tên
Địa chỉ liên lạc
Số điện thọai
Ngày sinh
Trình độ học vấn
Nhiệm vụ của công việc hiện tại của bạn là gì
2. Tóm tắt kinh doanh
Đối tượng khách hàng
Doanh thu
Lợi nhuận thu được
Nhu cầu về nguồn vốn
Mô tả lịch sử của dự án – sản phẩm
Thị trường, địa điểm
Hình thức pháp lý
Kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính
Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ
3. Các sản phẩm và các dịch vụ
Giới thiệu chi tiết sản phẩm và dịch vụ
So sánh sự cạnh tranh
Quảng cáo
Nguồn hàng
Công nghệ
Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai
4. Phân tích thị trường
Tóm tắt
Phân đoạn thị trường
Phân tích ngành
Các thành viên tham gia đến ngành
Các kiểu phân phối
Các kiểu cạnh tranh và mua hàng
Các đối thủ cạnh tranh chính
Phân tích thị trường
5 Chiến lược và việc thực hiện
Tóm tắt
Chiến lược Marketing
Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường
Chiến lược giá cả
Chiến lược hỗ trợ, quảng cáo
Chiến lược phân phối
Chương trình marketing
Chiến lược bán hàng
Dự báo bán hàng
Kế hoạch bán hàng
Dịch vụ và hỗ trợ
6. Quản lý
Tóm tắt
Cơ cấu tổ chức
Nhóm quản lý
Sự khác biệt của nhóm quản lý
Kế hoạch nhân sự
Xem xét các phần quản lý khác
Kế hoạch tài chính
7. Nguồn vốn
Số vốn
Lời lãi
Cách huy động vốn
2. Mẫu kế hoạch kinh doanh nhóm, phòng:
Tải về kế hoạch kinh doanh nhóm, phòng
BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÓM, PHÒNG
1. Giới thiệu chung:
Tên (tên nhóm, phòng)
Địa chỉ liên lạc
Số điện thọai
Nhiệm vụ của nhóm/ Chức năng của phòng
2. Tóm tắt kinh doanh
Đối tượng khách hàng
Doanh thu
Lợi nhuận thu được
Nhu cầu về nguồn vốn
Mô tả lịch sử của dự án – sản phẩm
Thị trường, địa điểm
Hình thức pháp lý
Kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính
Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ
3. Các sản phẩm và các dịch vụ
Giới thiệu chi tiết sản phẩm và dịch vụ
So sánh sự cạnh tranh
Quảng cáo
Nguồn hàng
Công nghệ
Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai
4. Phân tích thị trường
Tóm tắt
Phân đoạn thị trường
Phân tích ngành
Các thành viên tham gia đến ngành
Các kiểu phân phối
Các kiểu cạnh tranh và mua hàng
Các đối thủ cạnh tranh chính
Phân tích thị trường
5. Chiến lược và việc thực hiện
Tóm tắt
Chiến lược Marketing
Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường
Chiến lược giá cả
Chiến lược hỗ trợ, quảng cáo
Chiến lược phân phối
Chương trình marketing
Chiến lược bán hàng
Dự báo bán hàng
Kế hoạch bán hàng
Dịch vụ và hỗ trợ
6. Quản lý
Tóm tắt
Cơ cấu tổ chức
Nhóm quản lý
Sự khác biệt của nhóm quản lý
Kế hoạch nhân sự
Xem xét các phần quản lý khác
Kế hoạch tài chính
7. Nguồn vốn
Số vốn
Lời lãi
Cách huy động vốn
3. Cách viết kế hoạch kinh doanh của công ty:
– Người lập bản kế hoạch điền các thông tin đầy đủ vào phiếu đăng ký.
– Về mục mô tả sản phẩm và dịch vụ:
Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đã là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.
– Về mục so sánh sự cạnh tranh
Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì?
– Về mục chiến lược
+ Chiến lược giá cả
Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp
+ Chiến lược hỗ trợ
Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.
+ Chiến lược phân phối
Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu
+ Chiến lược bán hàng
Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Sau đó điều chỉnh chiến lược cụ thể để nâng cao doanh thu bán hàng.
Ngoài ra, để có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, người lập bản kế hoạch kinh doanh cần căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn mình những hướng đi thích hợp.
4. Các bước để lập một kế hoạch kinh doanh hiệu quả:
Nghiên cứu, thu thập thông tin:
Khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu chi tiết về các thông tin như: ngành nghề, thị trường mục tiêu, cơ sở khách hàng hiện tại, đối thủ cạnh tranh và chi phí.
Để tránh việc bỏ sót các thông tin cần thiết, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:
– Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì?
– Tình trạng hiện tại của công việc kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
– Xu hướng của ngành hiện nay là gì?
– Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì?
Cần có nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ cơ sở dữ liệu và các bài báo đến các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các doanh nhân, khách hàng tiềm năng hoặc các chuyên gia trong ngành.
Dựa vào thông tin thu thập được bạn sẽ tiến hành lập thành văn bản và sắp xếp cẩn thận, bao gồm cả nguồn trích dẫn cũng cần đưa vào bản kế hoạch kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân tích SWOT cho doanh nghiệp của mình để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro tiềm ẩn. Điều này sẽ giúp bạn phát triển các chiến lược hiệu quả và làm nổi bật được lợi thế cạnh tranh của mình.
Lên chiến lược:
Sau khi thực hiện xong bước nghiên cứu, thu thập thông tin, bước tiếp theo bạn cần làm là xác định chiến lược tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Bạn có thể chọn phát triển các chiến lược mới hoặc điều chỉnh các chiến lược hiện có đã được chứng tỏ sự thành công trong ngành. Qua đó, rút ra các phương pháp hay nhất và dựa vào đó để mở rộng các hoạt động khác nhau, tập trung chủ yếu vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Để đạt được điều đó doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn khách hàng chuyên sâu và hiểu động cơ mua hàng hóa và dịch vụ quan tâm của họ.
Tìm hiểu sâu hơn về các quyết định về một kế hoạch tiếp thị phù hợp, các quy trình hoạt động để thực hiện kế hoạch và nguồn nhân lực cần thiết cho 5 năm đầu tiên trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Dự tính các vấn đề tài chính:
Một bộ
Báo cáo tài chính cũng cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính hiện tại của công ty, bao gồm cả tài sản và nợ phải trả của công ty.
Đây là một trong những nội dung có giá trị nhất của một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Báo cáo tài chính được xem là bản tóm tắt đơn giản về những gì một công ty làm với tiền của mình hoặc cách nó phát triển từ khoản đầu tư ban đầu để trở nên có lãi.
Lập kế hoạch kinh doanh:
Khi tài chính doanh nghiệp đã ổn định, chiến lược phát triển kinh doanh cũng đã được thông qua thì bước tiếp theo bạn cần làm là lập nên một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
Sau khi đã thực hiện những công việc cơ bản, việc soạn thảo nên một bản kế hoạch tương đối dễ dàng.
Nếu bạn gặp khó khăn khi viết kế hoạch kinh doanh, thì có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của một người viết kế hoạch kinh doanh có kinh nghiệm. Người có thể giúp bạn đưa ra kế hoạch cho doanh nghiệp của bạn.
Kiểm tra lại, hoàn chỉnh mẫu kế hoạch kinh doanh:
Kiểm tra toàn bộ kế hoạch để tìm ra lỗi hoặc từ ngữ có thể gây nhầm lẫn, thừa hoặc không liên quan đến những vấn đề mà bạn muốn đưa vào bản kế hoạch của mình.
Bạn có thể phối hợp với các thành viên trong nhóm mà mình quản lý hay các phòng ban liên quan để tiến kiểm tra, hiệu chỉnh lại bản kế hoạch.
Cuối cùng, hãy đọc kỹ lại chính tả, ngữ pháp và định dạng. Nếu cảm thấy hoa mắt với bản kế hoạch của mình thì nên tạm gác nó sang một bên. Chỉ nên bắt đầu kiểm tra và hoàn chỉnh nó vào một lúc khác khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Đưa bản kế hoạch đến người xem:
Bước cuối cùng là đưa kế hoạch kinh doanh của mình đến người xem, và làm sao nổi bật được những điểm chính đã nêu ở trên.
Nên bao gồm các tài liệu bổ sung sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư tiềm năng như thông tin tài chính, sơ yếu lý lịch của các nhân viên chủ chốt hoặc các mẫu tài liệu tiếp thị.
Đặc biệt hơn khi cung cấp một báo cáo về doanh số bán hàng hoặc hiệu suất tài chính trong quá khứ và những gì doanh nghiệp đã làm để giúp doanh nghiệp phát triển được như ngày hôm nay.