Vấn đề nợ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản dựa trên số nợ khống ngày càng phức tạp. Vì vậy khi các bên cho vay nợ và xác nhận nợ cần có các giấy tờ, biên bản rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của các bên tránh tình trạng bị xâm phạm quyền lợi không đáng có.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy xác nhận nợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
GIẤY XÁC NHẬN NỢ
Hôm nay, ngày … tháng … năm… tại……
Chúng tôi gồm:
1. BÊN A:….
CMND:…..
Điện thoại:…
Email:…..
Địa chỉ thường trú:…..
Chỗ ở hiện nay:….
2. BÊN B:.…
CMND:…..
Điện thoại:……
Email:…..
Địa chỉ thường trú:….
Chỗ ở hiện nay:….
Cùng thống nhất ký kết Bản thỏa thuận với những điều, khoản sau:
Điều 1: Thỏa thuận xác nhận nợ:
Qua đối chiếu xác nhận, hai bên thống nhất xác nhận tính đến ngày … tháng… năm… Bên B nợ Bên A tổng số tiền là:….VNĐ (bằng chữ:…….), trong đó:
– Nợ gốc:……. VNĐ;
– Lãi: ……. VNĐ.
Điều 2: Cam kết của Bên A:
– Bên A sẽ tạo điều kiện tốt nhất để Bên B có thể hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết.
– Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ sau khi Bên A thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.
Điều 3: Cam kết của Bên B:
– Bên B cam kết thanh toán cả nợ gốc và lãi trước ngày… tháng… năm…
– Nếu Bên B chậm trả theo thỏa thuận thì sẽ chịu trách nhiệm đối với số tiền chậm trả tương ứng với mức lãi suất là …%/ngày.
Điều 4: Điều khoản chung:
– Biên bản này có hiệu lực kể từ thời điểm kí kết.
– Biên bản được sao thành hai bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.
BÊN A BÊN B
2. Mẫu giấy thỏa thuận xác nhận công nợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
GIẤY THỎA THUẬN XÁC NHẬN CÔNG NỢ
Hôm nay, ngày … tháng … năm… tại………
Chúng tôi gồm:
Bên A: .….
CMND:…
Điện thoại:….
Email: ….
Chức vụ: ….. Đại diện Công ty:…
Địa chỉ thường trú:…..
Chỗ ở hiện nay:…
Bên B:……
CMND:…..
Điện thoại:….
Email: ……
Địa chỉ thường trú:….
Chỗ ở hiện nay:…..
Cùng thống nhất ký kết Bản thỏa thuận với những điều, khoản sau:
Điều 1: Thỏa thuận xác nhận nợ:
Qua đối chiếu xác nhận, hai bên thống nhất xác nhận tính đến ngày … tháng… năm… công ty… nợ Bên B tổng số tiền là:…….VNĐ (bằng chữ:…….), trong đó:
– Nợ gốc:…… VNĐ;
– Lãi: …….. VNĐ.
Điều 2: Cam kết của Bên A:
– Bên A sẽ thanh toán số tiền nợ trước ngày … tháng … năm …
– Bên A sẽ dùng mọi tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ cho Bên B như thỏa thuận
– Nếu Bên B chậm trả theo thỏa thuận thì sẽ chịu trách nhiệm đối với số tiền chậm trả tương ứng với mức lãi suất là …%/ngày.
Điều 3: Cam kết của Bên B:
– B sẽ tạo mọi điều kiện để bên A thanh toán các khoản nợ đúng hạn.
– Cho phép Bên A sử dụng mọi tài sản của cá nhân để thanh toán các khoản nợ.
– Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ cho công ty … và các thành viên của công ty (ngoại trừ Bên A) và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình.
Điều 4: Điều khoản chung:
– Biên bản này có hiệu lực kể từ thời điểm kí kết.
– Biên bản được sao thành hai bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.
BÊN A BÊN B
3. Mẫu giấy cam kết trả nợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
GIẤY CAM KẾT TRẢ NỢ
Kính gửi:…….
Tôi/ chúng tôi tên:….
CMND/ ĐKKD: …… Ngày cấp:…. Nơi Cấp:………
Địa chỉ thường trú/ Trụ sở:..
Điện thoại:…
Email:…
Tôi/ chúng tôi xin cam kết với ……. thanh toán các khoản nợ (kể cả nợ gốc và lãi) trước ngày …tháng… năm…
Nếu tôi/ chúng tôi không thực hiện đúng như cam kết thì sẽ chịu trách nhiệm với các khoản nợ chậm trả tương ứng với mức lãi suất …%/ngày.
……., ngày … tháng… năm…
Cá nhân/pháp nhân cam kết
(Kí và ghi rõ họ tên)
4. Khởi kiện yêu cầu trả nợ như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước đây tôi có quan hệ tình cảm với một người. Tôi đã bỏ học và được anh ta hứa hẹn sẽ giúp làm hồ sơ đi học lại. Anh ta muốn tôi nói với gia đình đóng tiền học là 10 triệu đồng. Nhưng khi anh ta cầm tiền của tôi thì anh ta lại nói rằng tôi không đăng ký học kịp và tiền đã gửi ở ngân hàng đợi đợt khác đóng sau. Tôi không đồng ý nên đã đòi lại tiền thì lúc này anh ta nói anh ta đã đưa tiền cho người khác để đầu tư, tiền chỉ có thể trả từ từ thôi. Tôi phải làm thế nào để lấy lại được số tiền trên?
Luật sư tư vấn:
Bạn có thể thỏa thuận đưa ra một thời gian cụ thể để anh ta trả tiền cho bạn. Nếu như anh ta cứ đưa ra lý do để không trả tiền bạn có thể kiện anh ta ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh ta cư trú để được giải quyết. Trình tự, thủ tục theo quy định
Điều 191
– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án để giải quyết;
– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định về việc thụ lý vụ án của Tòa án như sau:
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Và khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về việc thông báo về việc thụ lý vụ án như sau: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Cuối cùng Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ việc của bạn là 04 tháng, nếu phức tạp thì có thể gia hạn thêm 01 lần không quá 02 tháng.
5. Nghĩa vụ trả nợ quá hạn thời gian đã cam kết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho em hỏi: Em có cho một người hàng xóm vay một số tiền là 70 triệu đồng. Em có làm giấy và thời gian cam kết trả và họ có ký tên xác nhận đàng hoàng nhưng cứ tới thời gian trả họ lại khất lần. Kéo dài mấy năm nay rùi. Em muốn lấy hết nó mà chẳng biết làm cách nào. Trường hợp của em có đủ điều kiện để đơn lên tòa án không?
Luật sư tư vấn:
Khi một hợp đồng được xác lập sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên và nghĩa vụ của bên vay được quy tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015.
Trong trường hợp này bạn có giấy cho vay và thỏa thuận thời hạn trả nợ, khi hết thời han bạn có quyền yêu cầu người vay nợ trả lại số tiền đã vay cùng với số tiền lại nếu có. Nếu người vay qua thời hạn trả nợ vẫn chưa trả thì bạn được tính thêm lãi quá hạn kể từ thời điểm hết thời hạn cho vay. Do bạn đã yêu cầu trả nợ và người vay nợ lần lỡ không trả nên bạn hoàn Tòan có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu người vay tiền trả lại tiền cho bạn.
6. Trường hợp nào sẽ bị kê biên tài sản để trả nợ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có thắc mắt về tài sản bị kê khai để thi hành án dân sự. Mẹ tôi có nợ tiền một vài người mà chưa trả hết, chủ nợ nộp đơn kiện. Tôi đang làm thủ tục chuyển giấy tờ đất của cha mẹ sang tên tôi. Chỉ còn 2 chiếc xe máy ba tôi đang đứng tên và một mảnh đất khai thác từ xưa mà chưa có giấy tờ. Tôi xin hỏi như sau:
– 2 chiếc xe có giá trị dưới 50 triệu thì có bị kê biên tài sản không?
– Mảnh đất ba tôi khai thác từ xưa mà chưa có giấy tờ đất có bị kê khai không?
Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có nợ một số người mà chưa trả hết, và chủ nợ đã nộp đơn kiện ra tòa. Việc xác định số nợ mà mẹ bạn đang nợ với mục đích riêng cho bản thân hay mục đích chung cho cả gia đình là chưa rõ ràng. Theo khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án: Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
Hai chiếc xe có giá trị dưới 50 triệu thì có bị kê biên tài sản không?
Theo quy định pháp luật nêu trên thì hai chiếc xe máy có giá trị dưới 50 triệu có thể bị kê biên tài sản, trừ trường hợp bố bạn chứng minh được đó là tài sản riêng. Trường hợp khi kê biên tài sản là hai xe máy trên có giấy tờ xe đứng tên bố bạn, theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 96 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:
– Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có.
– Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp.
Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông.
– Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.
Như vậy, khi kê biên tài sản là hai chiếc xe máy trên, bố bạn phải giao lại giấy tờ cho Chấp hành viên của Cơ quan thi hành án theo quy định trên.
Mảnh đất ba tôi khai thác từ xưa mà chưa có giấy tờ đất có bị kê khai không?
Mảnh đất này có thể bị kê biên tài sản vì đây có thể coi là tài sản chung của vợ chồng, tức là tài sản của bố mẹ bạn ( thứ nhất, mảnh đất chưa có giấy tờ được bố bạn khai thác liên tục, không có tranh chấp; thứ hai, mảnh đất này có phần đóng góp công sức của mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân). Theo Điều 110
– Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó.
Như vậy, đối với mảnh đất trên không có giấy tờ, vẫn có thể bị kê biên tài sản.