Khái quát về bản chất hoạt động công chứng? Trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ hành nghề công chứng?
Ngành nghề công chứng không còn xa lạ với đời sống xã hội hiện nay khi mà các giao dịch, các giấy tờ trong quá trình giao dịch dân sự, mua bán….đều phải được công chứng, chứng thực. Ngành nghề công chứng được quy định cụ thể trong
1. Khái quát về bản chất hoạt động công chứng?
– Công chứng là hoạt động chuyên môn, chuyên nghiệp mang tính công quyền
Khoản Điều 2,
Trong xã hội có rất nhiều loại ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề lại có những đặc thủ riêng của mình để phân biệt với những ngành nghề khác. Với tư cách là một ngành nghề biệt trong xã hội, nghề chúng là một nghề có đặc thù chuyên môn riêng, hoạt động trong lĩnh vực riêng và có tỉnh chuyên nghiệp. Công chứng viên cũng như một kỹ sư hay bác sỹ… đều trải qua quá trình đào tạo tại trường lớp hay có thời gian thực tập nhất định rồi mới được hành nghề. Để trở thành một công chứng viên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định. Khoản 2 Điều 2 Luật công chúng 2014 quy định: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng”.Ứng viên muốn trở thành công chứng viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
– Chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của giao dịch dân sự
Một trong những nhiệm vụ chính của công chứng viên khi hành nghề đó là bảo đảm tính xác thực, hợp pháp cho các hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản. Khái niệm công chứng đưa ra tại Điều 2 Luật công chứng 2014 đã nêu “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch)”. Đối tượng của tính xác thực và hợp pháp mà công chứng hướng tới ở đây là hợp đồng, giao dịch.
Nhiệm vụ của công chứng viên là phải chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương đó. Xác thực là tính từ chỉ sự “đúng với sự thật”. Các vấn đề cần xác thực trong văn bản công chứng đó là: người yêu cầu công chứng, nội dung công chứng, ý định giao kết của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch.
Xác thực về người yêu cầu công chứng là yêu cầu quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới tính xác thực nói chung của hoạt động công chứng. Có thể đánh giá, xác định đúng người yêu cầu công chứng là một yếu tố quyết định tới hiệu lực của văn bản công chứng, chỉ cần xác định sai về người yêu cầu công chứng thì văn bản công chứng sẽ trở nên vô nghĩa hoàn toàn. Khoản 3 – Điều 2 Luật công chứng 2014 nêu ra khái niệm về người yêu cầu công chứng
– Chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch:
Như vậy, về mặt hình thức, công chứng viên phải xác định được giấy tờ, văn bản, bản dịch mà khách hàng cung cấp là bản chính và đủ điều kiện để công chứng. Tuy nhiên, việc xác định được những nội dung này khá khó và mơ hồ, trên thực tế cần có sự kinh nghiệm và hiểu biết của mỗi công chứng viên. Sau khi đã kiểm tra giấy tờ, văn bản cần dịch, công chứng viên giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch sẽ dịch lại chính xác, khách quan nội dung của văn bản, giấy tờ đó. Tính chính xác của bản dịch được công chứng viên chứng nhận dựa trên nội dung của bản dịch đã được phiên dịch viên cộng tác dịch, công chứng viên phải kiểm tra, rà soát nội dung của bản dịch đó, công chứng viên xem xét nội dung được dịch có đúng với quy định của pháp luật Việt Nam hay không ? thông tin có trái với quy định pháp luật hay không? Việc kiểm tra nội dung của bản dịch là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, công chứng viên cũng không phải là những người được đào tạo chuyên nghiệp về phiên dịch nên không thể nắm bắt một cách chính xác nội dung của giấy tờ, văn bản cần dịch, do đó vai trò của người phiên dịch ở đây là vô cùng quan trọng. Công chứng viên chứng nhận nội dung bản dịch chỉ có thể căn cứ vào bản dịch mà người phiên dịch truyền tải lại. Để đảm bảo được nội dung của bản dịch, các nhà làm luật cũng đưa ra các điều kiện nhất định cho các phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng. Khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2016 quy định “Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó” và Điều 27-
“1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Cỏ bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch
hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch”.
2. Trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ hành nghề công chứng?
Trong quá trình hành nghề công chứng, các công chứng viên phải đáp ứng các quy định của pháp luật về công chứng như đạo đức hành nghề, tuân thủ các quy định của pháp luật …
Đối với các hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên thì tại Điều 14 Luật công chứng 2014 quy định sẽ phải tạm đình chỉ hành nghề công chứng. Cụ thể chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên trong các trường hợp vi phạm là Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề. Sở tư pháp sẽ ra quyết định tạm đình chỉ khi có các trường hợp sau:
– Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự: trách nhiệm hình sự mà công chứng viên bị truy cứu không chỉ là những hành vi liên quan đến ngành nghề công chứng mà là tất cả những hành vi phạm tội của công chứng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính: trong quá trình hành nghề công chứng viên, nếu công chứng viên có các hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý vi phạm hành chính, có
Về thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng: Sở tư pháp ra quyết định tạm đình chỉ với thời gian tối đa là 12 tháng.
Sau khi tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên, nếu cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên công chứng viên không có tội hoặc đối với các công chứng viên vi phạm hành chính mà người này không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì lúc này các yếu tố tạm đình chỉ hành nghề không còn thì Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên để công chứng viên được khôi phục quyền hành nghề, tiếp tục hành nghề.
Về nguyên tắc, sau khi ra quyết định tạm đình chỉ và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng thì Sở tư pháp phải công bố các quyết định này đến các bên liên quan. Cụ thể các quyết định này phải được gửi cho công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tư pháp để các cá nhân, tổ chức này nắm bắt được và thực hiện nội dung quyết định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung các trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ hành nghề công chứng.