Điều khoản lao động là các nội dung thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng lao động. Tùy thuộc vào ngành nghề và tính chất lao động khác nhau mà các điều khoản này không cố định. Điều khoản lao động là gì? Đặc điểm và ví dụ các điều khoản lao động.
Mục lục bài viết
1. Điều khoản lao động là gì?
Đưa ra khái niệm.
Điều khoản lao động là nội dung ghi nhận thỏa thuận lao động một cách chi tiết. Các điều, khoản là các ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể chịu ràng buộc của
Một hệ thống các điều khoản lao động tạo thành phần nội dung của
Bản chất
Điều khoản là các nội dung được pháp luật quy định, trao quyền hoặc nghĩa vụ cho công dân. Các nội dung này có sự nhất quán nhằm làm rõ ý nghĩa của quy định. Trong giao dịch dân sự, các bên được tự do trong việc tạo các điều khoản ràng buộc. Như vậy, cùng với tính chất phức tạp trong quan hệ lao động hiện nay, thỏa thuận cần được xác lập một cách đẩy đủ và rõ ràng nhất. Các điều khoản lao động sẽ làm rõ ý nghĩa cho nhau và làm nổi bật cam kết.
Đi theo hợp đồng lao động luôn có sự xuất hiện của hai chủ thể:
– Người sử dụng lao động.
– Người lao động.
Một nội dung thỏa thuận được xác định là điều khoản lao động khi
– Phải là sự thoả thuận giữa các chủ thể của quan hệ lao động (Người lao động và Người sử dụng lao động).
– Các bên đồng ý triển khai nội dung này trở thành một điều khoản và quy định cụ thể trong hợp đồng lao động. Tức là đã có sự thỏa thuận đi đến xác lập điều khoản hợp đồng.
– Nội dung của nó phải nhằm thể hiện nội dung liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Cơ bản như vấn đề về nội dung công việc, tiền lương, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi,…
– Nội dung của điều khoản không trái với quy định của pháp luật về lao động, các thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội..
2. Đặc điểm các điều khoản lao động:
Lao động là một lĩnh vực đặc thù phát sinh trong đời sống Dân sự. Hợp đồng được giao kết trong lĩnh vực lao động, do đó các bên được tự do thỏa thuận quyền, nghĩa vụ liên quan. Miễn là các quyền, nghĩa vụ đó phù hợp quy định pháp luật, với nguyên tắc đạo đức,…; phù hợp với tính chất, đòi hỏi của công việc, và với khả năng của các bên. Do đó mà Điều khoản lao động cũng thể hiện các đặc điểm đặc trưng. Có thể kể đến như:
Thứ nhất, là yếu tố pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Khi các bên đặt bút ký vào hợp đồng lao động, họ có trách nhiệm phải thực hiện các thỏa thuận như đã cam kết. Đây không còn đơn thuần là sự tự nguyện thực hiện cam kết. Mà là nghĩa vụ gắn với quyền lợi nhận được nếu thực hiện đúng cam kết. Điều khoản lao động khi đó mang giá trị về mặt pháp lý. Các thỏa thuận trong điều khoản lao động không phải quy phạm pháp luật sẵn có. Tuy nhiên, trong giao dịch này, pháp luật công nhận đây là một thỏa thuận có giá trị về mặt pháp lý.
Khi đó quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Các bên ngoài tôn trọng thỏa thuận thì còn phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Nói cách khác, điều khoản lao động cũng phát sinh nghĩa vụ của các chủ thể với pháp luật.
Một quan hệ lao động diễn ra theo hợp đồng sẽ ràng buộc pháp lý đối với các chủ thể:
– Người sử dụng lao động.
– Người lao động.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Thứ hai, điều khoản lao động phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
Không có công thức chung để áp dụng về nội dung điều khoản lao động trong hợp đồng. Bởi chúng cần phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên trong giao kết. Do đó mà trong mỗi hợp đồng cụ thể, các bên lại đưa ra cách diễn đạt, phát triển hợp đồng khác nhau. Một nội dung chỉ có thể trở thành điều khoản hợp đồng khi các bên đồng ý xác lập. Tức là một bên có khả năng thực hiện nghĩa vụ và sẽ nhận được các quyền lợi tương xứng.
Tuy nhiên, có các nội dung cơ bản trong lao động luôn xuất hiện trong điều khoản hợp đồng. Nó cho ta biết các thông tin liên quan về quyền, nghĩa vụ cơ bản của chủ thể. Điều 21
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động;
– Thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người giao kết hợp đồng bên phía người lao động;
– Mô tả công việc, địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
– Các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan.
Thứ ba, là căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động. Còn là căn cứ xác minh, xử lý vi phạm trong quan hệ lao động.
Các căn cứ trên có giá trị pháp lý tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng lao động; hoặc thời điểm khác do các bên thỏa thuận. Mục đích của giao kết hợp đồng là nhằm ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Đảm bảo cho họ nhận được các lợi ích tương ứng.
Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật lao động là hành vi của các bên. Hợp đồng lao động có hiệu lực tại thời điểm diễn ra giao kết hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận, có thể là từ ngày người lao động bắt đầu làm việc. Tại thời điểm đó các điều khoản cũng có giá trị pháp lý đối với nội dung được quy định tương ứng.
Sự thay đổi quan hệ lao động có thể diễn ra theo cách: Các bên cùng bàn bạc, thỏa thuận và đồng ý, hoặc được tiến hành trên cơ sở một hành vi đơn phương của người sử dụng lao động, người lao động.
Quan hệ lao động có thể bị chấm dứt dưới nhiều cơ sở khác nhau: chấm dứt do hành vi đơn phương của một bên; hoặc các bên có sự đồng thuận; do những sự kiện đặc biệt như: người lao động chết, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động,…
Căn cứ xử lý vi phạm được đối chiếu giữa hành vi thực hiện sai thỏa thuận của các bên với quy định tại “Nghị định Số:
3. Ví dụ các điều khoản lao động:
Với điều khoản hợp đồng, cách triển khai nội dung cần thống nhất, rõ ràng và mạch lạc. Dưới đây là một số ví dụ với những điều khoản cơ bản, luôn xuất hiện trong hợp đồng.
“Điều khoản chung”.
Tại đây triển khai các khoản nhỏ hơn liệt kê theo thứ tự khoản 1, khoản 2,… cho các nội dung về: Loại HĐLĐ, Thời hạn HĐLĐ, Thời điểm bắt đầu /Thời điểm kết thúc (nếu có), Địa điểm làm việc, Bộ phận và vị trí công tác, Mô tả nhiệm vụ công việc.
“Chế độ làm việc”.
– Thời gian làm việc.
– Thiết bị phục vụ công việc.
– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
“Quyền và nghĩa vụ của người lao động”.
1. Quyền của người lao động
a) Tiền lương và phụ cấp:
– Mức lương/Thù lao chính.
– Các khoản phụ cấp.
– Hình thức trả lương.
b) Các quyền lợi khác:
– Khen thưởng.
– Chế độ tăng lương,.
– Chế độ nghỉ phép.
– Chế độ Bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
– Các chế độ phúc lợi.
2. Nghĩa vụ của người lao động.
– Nghĩa vụ với đặc thù nghề nghiệp.
– Đóng các loại bảo hiểm, thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.
“Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động”
1. Quyền của người sử dụng lao động
2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động…
“Điều khoản thi hành”.
Như vậy, có thể thấy điều khoản lao động thực chất là sự thống nhất ý chí giữa Người lao động và Người sử dụng lao động. Trong đó, Người lao động có nghĩa vụ làm một công việc dưới sự quản lí của Người sử dụng lao động và được trả lương. Các điều khoản triển khai các nội dung liên quan nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động lao động diễn ra đúng cam kết.