Hiện nay để đề phòng những rủi ro trong cuộc sống đã xuất hiện các loại bảo hiểm khác nhau để có thể bù đắp một phần nào đó đối với những rủi ro đó, các bên phải thỏa thuận với nhau bằng hợp đồng bảo hiểm. Cùng tìm hiểu tái tục trong bảo hiểm là gì? Đặc điểm và các hình thức tái bảo hiểm?
Mục lục bài viết
1. Tái tục trong bảo hiểm là gì?
Tái tục (Reinstatement) được hiểu là thuật ngữ trong bảo hiểm dùng để chỉ việc một hợp đồng bảo hiểm đã chấm dứt trước đó có hiệu lực trở lại trong những trường hợp cụ thể. Theo đó việc tái tục bảo hiểm giúp khách hàng vẫn được bảo hiểm các rủi ro trên thực tế và đã kí kết hợp đồng với bên bảo hiểm về sức khỏe mà không bị ràng buộc bởi thời gian chờ, hoặc các điều loại trừ ở quyền lợi như năm đầu tiên tham gia bảo hiểm.
Trên thực tế nếu xét trên phương diện pháp lý do pháp luật quy định thì khi hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực trong vòng 12 tháng, nếu chẳng may chủ thể kí hợp đồng bảo hiểm gặp phải rủi ro, tại nạn,… thì chủ thể đó sẽ được bồi thường theo quy định về hợp đồng thỏa thuận. Theo đó khi đã hết 12 tháng, công ty bảo hiểm sẽ không còn trách nhiệm phải bồi thường cho chủ thể đó nữa. Như vậy việc tái tục hợp đồng bảo hiểm có ý nghĩa giúp bạn tránh gặp phải những gánh nặng về tài chính trong tương lai. Hoặc bạn có thể lựa chọn tham gia vào gói bảo hiểm khác nếu nhu cầu của bạn thay đổi.
2. Đặc điểm tái tục trong bảo hiểm:
Tái tục hợp đồng bảo hiểm thường xuất hiện trong bảo hiểm nhân thọ xảy ra sau khi kết thúc thời gian ân hạn và khi hợp đồng không còn hiệu lực, khiến người thụ hưởng không được thanh toán nếu người nộp bảo hiểm qua đời trước khi tái tục hợp đồng. Theo đó yêu cầu và thủ tục tái tục có thể khác nhau giữa các công ty cung cấp bảo hiểm nhân thọ. Pháp luật không bảo đảm hoàn toàn cho các điều khoản tái tục. Quá trình tái tục có thể phụ thuộc vào độ dài khoảng thời gian trôi qua kể từ khi hợp đồng mất hiệu lực .
Thời gian sau 6 tháng được tính kể từ khi chấm dứt hợp đồng thì công ty bảo hiểm thường yêu cầu người được bảo hiểm phải thực hiện lại qui trình đăng kí bảo lãnh để tái tục hợp đồng bảo hiểm. Bởi vì mọi người có xu hướng phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khi có tuổi, nên bảo lãnh được sử dụng để chứng minh tình trạng sức khỏe của người nộp bảo hiểm, giúp cho việc tái tục hợp đồng bảo hiểm trở nên dễ dàng hơn.
Sau khi không thanh toán phí bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm bước vào thời gian ân hạn. Trong thời gian ân hạn, công ty bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi tử vong đối với các yêu cầu bồi thường tử vong hợp lệ. Nếu công ty bảo hiểm không nhận được khoản thanh toán phí bảo hiểm trong thời gian ân hạn, hợp đồng sẽ mất hiệu lực. Tại thời điểm này, công ty bảo hiểm không còn trách nhiệm phải thanh toán yêu cầu bồi thường nữa.
Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có thể được tái tục trong một khoản thời gian nhất định cụ thể thường là 30 ngày kể từ khi hết hạn mà không cần thêm giấy tờ, bảo lãnh hoặc chứng nhận sức khỏe. Người được bảo hiểm thường trả phí tái tục bảo hiểm nhiều hơn phí bảo hiểm gốc. Các công ty bảo hiểm bổ sung phí tái tục bảo hiểm vào giá trị tiền mặt tích lũy của hợp đồng và thanh toán các chi phí hành chính phát sinh khi bồi thường.
3. Các hình thức tái bảo hiểm:
3.1. Tái bảo hiểm tạm thời:
Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào là tuỳ họ.
Mặt khác công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Trên thực tế nhà tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi quyết định có nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần đầy đủ các chi tiết.
Ưu điểm của tái bảo hiểm tạm thời
+ Phương pháp này cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường tái bảo hiểm quốc tế.
+ Cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín cho mình.
+ Một nhóm các công ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có khả năng trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định.
Nhược điểm của tái bảo hiểm tạm thời:
+ Đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước khi nhận một dịch vụ, do đó việc quyết định nhận bảo hiểm sẽ bị chậm lại cho đến khi thu xếp xong toàn bộ tái bảo hiểm tạm thời.
Như vậy, công ty bảo hiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm và đôi khi làm mất thiện chí với khách hàng do chậm trễ. Những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán rất tốn kém và do đó giảm lợi nhuận thu được. Trước mỗi thời kỳ tái bảo hiểm tiếp tục, công ty bảo hiểm gốc lại phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình. Chưa kể việc hủy bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm nhiều công việc khác không cần thiết. Sự cần thiết phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh. Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc
3.2. Tái bảo hiểm cố định:
Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.
Ưu điểm tái bảo hiểm cố định:
+ Giúp công ty nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của của nhà tái bảo hiểm, do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết .
+ Công ty nhượng được nhà tái bảo hiểm bảo vệ cho mọi rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng, do đó khả năng an toàn của công ty bảo hiểm được đảm bảo.
+ Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ.
+ Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí lớn, phù hợp với nguyên tắc “quy luật số đông” giúp nhà tái bảo hiểm có điều kiện đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận rủi ro mới.
Nhược điểm của tái bảo hiểm cố định:
+ Thông thường nó có tính ổn định cho một giai đoạn nhất định, do đó thiếu tính linh hoạt trước những thay đổi của công ty chuyển nhượng.
+ Vì mọi rủi ro phải đem tái đi cho nên đứng về phía công ty nhượng những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ vẫn phải đem tái đi trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có khả năng đảm đương được.
+ Nếu công ty nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường trước được.
3.3. Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc:
Là một hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thỏa thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm.
Ưu điểm của tái bảo hiểm lựa chọn:
+ Công ty nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ có lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hoặc một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn, thay vì đem phân chia toàn bộ các phần vượt quá khả năng ấy cho các nhà tái bảo hiểm.
+ Để phòng ngừa trường hợp này xảy ra, nhà tái bảo hiểm phải nắm được ý đồ của công ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên canh chừng diễn biến của thoả ước mà mình đã ký kết.
+ Người nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu được một nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời.
+ Công ty nhượng tái bảo hiểm có điều kiện đem chào tái bảo hiểm bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho một nhà tái bảo hiểm duy nhất hay cho một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn thay cho việc phải đem phân chia tất cả phần thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho các nhà tái bảo hiểm.
Nhược điểm của tái bảo hiểm lựa chọn:
+ Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối nhưng rủi ro mà người tái bảo hiểm chuyển cho họ. Tuy nhiên, những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định.
+ Hình thức này không thuận lợi lắm cho các nhà tái bảo hiểm, bởi vì nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng này không thường xuyên và tổn thất gây ra rất thất thường. Các bên tham gia hợp đồng cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo cho các nhà tái bảo hiểm nhận được các dịch vụ hợp lý.
+ Trường hợp công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức này rất tốn kém.