Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, đào tạo? Những tồn tại, hạn chế của chính sách đầu tư cho giáo dục đào tạo?
Đầu tư trong nền giáo dục đối với Việt Nam có thể thấy trong thực tế khá quan trọng bởi lẽ theo tư tưởng của Hồ Chí Minh thì có tài phải kèm theo có đức. Việc đầu tư kinh tế để phát triển giáo dục là tích hợp đầu tư cả phẩm chất con người và tài năng được phát triển một cách toàn diện, có kiến thức, có đạo đức và cả kỹ năng sẽ giúp phát triển được nhiều lĩnh vực khác nhau phục vụ cho đất nước.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục, đào tạo?
Tại Việt Nam, trong các mô hình tăng trưởng kinh tế dài hạn, các nhà kinh tế thường đề cập đến sản xuất, sản lượng của nền kinh tế phụ thuộc vào vốn con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực tự nhiên. Tuy nhiên Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu để có thể đi đến phát triển đất nước một cách toàn diện hơn.
Quan điểm lấy giáo dục làm nền tảng phát triển được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3, (khoá VII) năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết Trung ương 8, (khoá XI) một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”.
Với nhận thức chính sách giáo dục, đào tạo và chính sách khoa học, công nghệ là hai chính sách phát triển ưu thế thì quốc gia cần được ưu tiên cao nhất trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Trong thực tế những năm qua, chính sách giáo dục, đào tạo ở nước ta đã được quan tâm chú ý và đổi mới phương thức đào tạo, tạo ra nhiều kết quả, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Ngân sách nhà nước sử dụng để chi cho giáo dục tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ duy trì, trong đó chi thường xuyên cho giáo dục, Giáo dục đào tạo ở trung ương bình quân khoảng 11%, địa phương khoảng 89% của tổng Ngân sách nhà nước chi cho Giáo dục đào tạo.
Năm 2019, tổng nguồn ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo là 224.826 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2019 là 184.070 tỷ đồng. Theo đó, dự toán chi từ ngân sách địa phương là 152.000 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương; chi từ ngân sách trung ương là 32.070 tỷ đồng.
Trong nguồn chi cho giáo dục đào tạo thì được bao gồm nguồn kinh phí được ưu tiên trong trường hợp cần xây dựng thêm phòng học cho giáo dục mầm non và phổ thông để xóa phòng học tạm thời, xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, hỗ trợ đầu tư xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường dạy nghề trọng điểm ở các địa phương…
Một hoạt động trong giá dục mà ngoài ưu tiên chi tiêu ngân sách cho giáo dục đó là Chính phủ còn có nhiều chính sách hỗ trợ khác hỗ trợ, khuyến khích tinh thần những đối tượng không may mắn như thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non; kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; kinh phí hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật…Đây là một hoạt động thiết yếu đã được thực hiện phổ biến ở địa bàn các tỉnh áp dụng cho toàn học sinh tham gia giáo dục và hỗ trợ được rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn trong việc đi lại va học tập.
Hiện nay, đối với mức phát triển hơn trong cuộc sống bên ngoài cách đi vay ngân hàng thế chấp số đỏ thì có nhiều quỹ Tín dụng ưu đãi dành sinh viên thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập và lập nghiệp. Tuy nhiên, khi tham gia quỹ tín dụng này thì buộc sinh viên phải nắm được quy định, tìm hiểu rõ phương pháp tham gia quỹ bởi có rất nhiều quỹ tín dụng khác dựa trên mô hình này để lừa sinh viên với những khoản vay nợ lãi cao.
Như vậy, nguồn kinh phí dầu tư cho giáo dục được ưu ái rất nhiều so với một số lĩnh vực khác bởi Việt Nam vẫn tồn tại ý chí đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nên mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo đạt mức 20% và có dự kiến sẽ tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.
2. Những tồn tại, hạn chế của chính sách đầu tư cho giáo dục đào tạo:
Bên cạnh những thành công đã đạt được, chính sách đầu tư cho giáo dục, đào tạo của Việt Nam còn có những hạn chế, bất cập như:
Một là, cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa hợp lý.
Cơ cấu đầu tư cho giáo dục, đào tạo ở nước ta chưa hợp lý thể hiện ở cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, giữa các bậc học, nội dung chi trong từng bậc học và ngành nghề trong từng bậc học.
Tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên dưới 82% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo. Trong chi thường xuyên, chi cho con người chiếm 80% tổng chi, còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình. Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường học, mua sắm thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm…
Về cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều cơ sở dạy nghề còn nhiều thiếu thốn như về số lượng và lạc hậu về chất lượng. Để nhận thức được điều này thì các ban ngành, cơ quan có thẩm quyền phải trực tiếp đi tham dự những buổi học trên lớp chính khóa hoặc thông qua báo cáo của các đơn vị giáo dục về cơ sở vật chất. Hiện nay, cơ sở vật chất có những tỉnh khá đầy đủ, chất lượng nhưng ngược lại có những nơi lại thiếu thốn nhất là nơi vùng cao.
Về chất lượng đội ngũ giáo viên chưa được quan tâm đúng mức cũng là một lý do tồn tại khá khách quan trong việc dạy học được thể hiện ở việc phân phối chi ngân sách không đồng đều dẫn đến tình trạng chất lượng nội dung thấp ảnh hưởng trực tiếp đối với ngành giáo dục.
Hai là, trong cơ cấu chi tiêu cho giáo dục, đào tạo có sự không tương xứng trong đầu tư cho các bậc học.
Trên thực tế ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đại học còn hạn chế với 12% tổng ngân sách dành cho giáo dục, chỉ bằng gần một nửa so với kinh phí dành cho bậc tiểu học. Phân loại theo cấp học, chi tiêu cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chiếm xấp xỉ 70% tổng chi cho giáo dục. Trong đó, chi cho giáo dục tiểu học chiếm gần 30% tổng chi ngân sách nhà nước cho các cấp học. So với thế giới, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên mỗi học sinh tiểu học ở Việt Nam năm 2019 đạt mức hơn 25%, cao hơn so với Hoa Kỳ là 22%, Singapore chỉ 11%.
Chi tiêu dành cho dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, giáo dục thường xuyên chiếm 30% tổng chi cho giáo dục. Trong đó, chi cho đào tạo cao đẳng và đại học chiếm trên 12%. Có thể dựa vào % mức chi tiêu để lấy cột mốc tính % vốn đầu tư dành cho ngành giáo dục năm 2019, tỷ lệ chi ngân sách trên mỗi sinh viên đại học ở Việt Nam bằng xấp xỉ 40% thu nhập bình quân đầu người, trong khi đó so sánh với những nước có nguồn lợi kinh tế ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 21%, Singapore là 28%, Hàn Quốc là 13%, Nhật Bản là 25%. Từ những thông tin trình bày trên có thể cho thấy, mức ưu tiên mà Chính phủ Việt Nam dành cho giáo dục khá lớn so với khả năng tài chính của quốc gia.
Tình trạng mất cân đối về cơ cấu giáo dục đại học và chi tiêu cho giáo dục đại học dẫn đến thiếu lực lượng lao động chất lượng cao trong hầu hết các ngành công nghiệp, công nghệ thông tin, các ngành khoa học công nghệ – điều kiện quan trọng quyết định phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam bởi tỷ lệ sinh viên chạy theo xu hướng rất là cao, sẽ thay đổi nguyện vọng liên tục và phù hợp với bản thân với môi trường ngay như việc đăng ý ngành nghề cũng do tự lựa chọn như ngành kinh tế, luật chiếm tới 43% số sinh viên, trong khi đó khoa học cơ bản và khoa học công nghệ mỗi ngành chỉ chiếm tỷ lệ 15%; các ngành nông, lâm, ngư nghiệp – lĩnh vực được coi là chủ lực của kinh tế Việt Nam chỉ chiếm 3,1% số sinh viên.
Ba là, định mức phân bổ ngân sách cho dạy nghề hiện nay quá thấp, đào tạo chưa thật gắn kết với mục tiêu, không dựa vào căn cứ hiệu quả đầu ra. Điều này có thể thấy tỷ lệ tha gia học tập của học sinh thì cao tuy nhiên lại bị chênh lệch giữa các ngành và việc liên kết giữa dạy học và làm việc chưa cao có thể lấy ví dụ như việc nhiều sinh viên ra trường làm trái với nghề theo học. Theo đó, không chỉ ảnh hưởng trong nước mà lan rộng ra cả phạm vi thế giới bởi sự hợp tác, trao đổi với nhau không được như nhữn gì trải qua.
Như vậy, tuy nguồn chi đầu tư cho giáo dục của ngân sách nhà nước cao nhưng lại có hai mặt tích cực và tiêu cực đó chính là có nguồn đầu tư cao hỗ trợ cho giáo dục tuy nhiên sinh viên khi tham gia học tập lại lựa chọn theo ngành mà mình mong muốn nên đôi khi nội dung đào tạo không gắn liền với mục tiêu.