Một số quy định chung về quyền tác giả? Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
Quyền tác giả là cụm từ có thể chúng ta đã được nghe rất nhiều và xuất hiện ngay trong môi trường học tập, giải trí như tác giả sáng tác ra một bài thơ hay một bài nhạc nào đó. Tuy nhiên nếu hiểu nôm na người sáng tạo ra tác phẩm đó chính là tác giả nhưng nhìn theo khía cạnh của pháp luật thì người sáng tác đó phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mới được công nhận tác phẩm đó thuộc sở hữu của họ.
Mục lục bài viết
1. Một số quy định chung về quyền tác giả?
Trước hết tìm hiểu về khái niệm quyền tác giả được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ đã nêu rõ: ”Quyền tác giả là quyền của những tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Trong quyền tác giả bao gồm những quyền mà pháp luật trao cho chủ sở hữu của tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm,…. Tác giả hoặc chủ sở hữu có quyền điều chỉnh hay truyền tải và phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm được sáng tác.
Đối với quyền tác giả như khái niệm thì đây là quyền của người sáng tạo ra, tuy nhiên có những trường hợp tác giả không sở hữu quyền tác giải đối với sản phẩm của mình mà là một tổ chức, cá nhân khác hay còn được gọi là chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả về tác phẩm mà chính người tác giải đó là người sáng tạo.
Pháp luật cũng đã quy định những tổ chức và cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế và là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của
+ Tổ chức và cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
+ Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế
+ Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Chủ sở hữu quyền tác giả được quy định có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu qua hình thức giao kết hợp đồng với tác giả. Vậy chủ sở hữu quyền này thuộc về Nhà nước thì sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
+ Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
+ Những tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
+ Tác phẩm khuyết danh;
Vậy, nhắc đến quyền tác giải thì trong quyền đó bao gồm những quyền khác như quyền nhân thân được quy định như sau:
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm. Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén.
– Công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm
– Bảo hộ xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền nhân thân của tác giả gồm các quyền về quyền tài sản của tác giả bao gồm:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Sao chép tác phẩm;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử.
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
Bảo hộ vô thời hạn đối với:
+ Quyền đặt tên cho tác phẩm
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm
+ Bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.
+ Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm và những nội dung của quyền tác giả được bảo hộ theo thời hạn như sau:
+ Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
+ Các tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.
+ Với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau năm tác giả chết.
+ Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã quy định về một số vấn đề có liên quan đến quyền tác giả đó là quyền sở hữu của người tạo ra sản phẩm cũng có thể là ủy quyền, giao kết hợp đồng cho cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào đó làm chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm mình tạo ra theo luật định. Trong quyền tác giả thì được bao gồm hai loại quyền nữa là quyền nhân thân và trong quyền nhân thân lại được chia ra thành quyền về tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm.
2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền tác giả?
Như chúng ta có thể thấy, để đảm bảo về quyền tác giải của tác phẩm cho người sáng tạo thì buộc pháp luật đưa ra quy định về người cấp giấy chứng nhận để tránh trường hợp lấy ý tưởng hoặc chuyển tác phẩm của người khác thành chính tác phẩm của mình mà không vi phạm lỗi. Theo Điều 51
– Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Cụ thể là Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Và để tác giải, chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho tác phẩm của mình thì buộc phải thực hiện thiết lập hồ sơ đăng ký quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố trực thuộc nơi tác giả đăng ký, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả. Bên cạnh việc nộp hồ sơ trực tiếp thì có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Hồ sơ mà tác giải, chủ sở hữu nộp đăng ký phải bao gồm các loại giấy tờ như:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).
+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Theo Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải
Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan cấp trước ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục được duy trì hiệu lực.
Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả
– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
– Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.
Như vậy, để có thể trở thành chủ sở hữu quyền tác giả cho tác phẩm do chính mình tạo ra thì trước tiên hết tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải nắm bắt được cơ quan nào có thẩm quyền trong việc quyết định cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho mình để từ đó xác định được nơi đăng ký cáp giấy chứng nhận để tiến hành nộp hồ sơ hoàn thành thủ tục đăng ký. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ theo trình tự thủ tục mà luật định để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền tác giả.