Trong những năm gần đây, ngành rượu, bia đồ uống có cồn ở nước ta đang rất phát triển với tốc độ gia tăng nhanh về sản lượng qua các năm. Trong đó, tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh hơn từ rượu nên nguy cơ tác hại do sử dụng bia cũng ngày càng gia tăng. Cùng bài viết tìm hiểu tác hại của rượu, bia.
Mục lục bài viết
1. Rượu bia là gì?
– Rượu hay còn gọi là Etanol, ancol etylic – đây cũng là thành phần chính của rượu, bia và đồ uống có cồn. Công thức hóa học của rượu là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm ancol no nằm trong dãy đồng đẳng của CH3OH có công thức hóa học là CH3-CH2-OH. Gồm một nhóm etyl CH3-CH2- liên kết với một nhóm hidroxyl (–OH), thường được viết tắt là EtOH. Công thức chung là R-OH.
2. Tỷ lệ tiêu thụ bia rượu hiện nay:
– Theo báo cáo, nếu tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi thì một người nam giới của Việt Nam tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất (năm 2010). Mức tiêu thụ này là rất cao, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 Châu Á và thứ 29 thế giới. Mức độ này sẽ còn gia tăng trong những năm tới nếu không có các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ để điều chỉnh kịp thời. Tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao, trong đó tỷ lệ nam giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia và ĐUCCK ở mức nguy hại. Tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm (25,1% năm 2010 và 44,2% năm 2015).
Bên cạnh tỷ lệ sử dụng rượu, bia đang gia tăng nhanh thì tình trạng sử dụng rượu, bia ở mức có hại đang là thách thức lớn ở Việt Nam. Hiện nay, khoảng 1/4 nam giới có sử dụng rượu, bia hằng ngày đã dung nạp vượt ngưỡng cho phép (trên 5 đơn vị rượu tương đương 50g cồn rượu nguyên chất/ngày). Tỷ lệ nam giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại là 44,2%, mức cao so với thế giới. Rượu, bia và ĐUCCK là một trong 03 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông tại Việt Nam ở nam giới độ tuổi 15 49. Theo báo cáo của WHO (2014) tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia tại Việt Nam ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới. Nghiên cứu của WHO trên 14.990 nạn nhân tại nạn giao thông nhập viện thì 28% người đi xe máy có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (50 mg/dl), 63,4% người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép (0 mg/dl). Theo số liệu thống kê mới nhất, trung bình mỗi năm Việt Nam có 15.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó khoảng 4.800 trường hợp có liên quan đến rượu, bia. Thông tin từ Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, chỉ trong 4 ngày tết Mậu Tuất 2018 có gần 500 ca tai nạn giao thông nhập viện, trong đó hơn 60% có liên quan đến sử dụng rượu, bia.
3. Tác hại của việc sử dụng rượu bia:
– Từ những con số biết nói như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được tỉ lệ sử dụng rượu, bia ngày càng tăng cao và điều này đồng nghĩa với việc điều kéo theo những hệ luỵ, những tác hại khôn lường ảnh hưởng đến cuộc sống, đến an ninh, an toàn xã hội. Trước hết, việc sử dụng rượu bia quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác. Người sử dụng quá nhiều rượu, bia sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh như: ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, tăng nguy cơ mắc bệnh thận, những bệnh liên quan đến tim mạch,
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019.