Khái quát về cơ sở giáo dục? Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục?
Một trong những nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước Việt nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung thì không phải là thứ gì khác hay nhân tố nào khác mà ở đây được xác định chính là con người. Để một đất nước ngày một trở nên phát triển và hiện đại hơn thì các quốc gia trên thế giới và trong đó có Việt Nam đã và đang tiến hành đầu tư một cách triệt để, hiệu quả và khai thác được hết tiềm năng của người học trong nền giáo dục quốc gia. Theo như phong tục và nhận thức tư tưởng khác nhau, điều kiện dinh tế đất nước và trình độ phát triển của mỗi quốc gia khác nhau cũng được xác định là những yếu tố vô cũng quan trọng để quốc gia khác nhau sẽ có các cách thức giáo dục và tổ chức giáo dục khác nhau để phù hợp với người học nhất.
Do đó, theo như quy định của pháp
Luật sư tư vấn các quy định về giáo dục phổ thông tại Việt Nam: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về cơ sở giáo dục
Trước khi đi vào tìm hiểu về điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục có nội dung như thế nào? Thì trước hết theo như quy định tại mục 1 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về nội dung khái quát định nghĩa cơ sở giáo dục trong Luật Gáo dục để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ sở giáo dục của Việt Nam này:
Trên cơ sở quy định tại Khoản 12 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về định nghĩa có sở giáo dục là: “Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác”.
Cơ sở giáo dục được nhắc đến trong luật này có nghĩa là trường mầm non, trường phổ thông hoặc trung học công lập hoặc tư thục, cơ sở giáo dục đại học đại học, cơ sở giáo dục sau đại học hoặc cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, hoặc cơ sở giáo dục giáo dục nghề nghiệp, vận hành một chương trình nghiên cứu học thuật. Để nằm trong danh mục này, người yêu cầu phải chứng minh rằng yêu cầu được ủy quyền và được thực hiện dưới sự bảo trợ của một tổ chức đủ điều kiện và rằng các hồ sơ không được tìm kiếm cho mục đích thương mại hoặc tư nhân, nhưng được tìm kiếm để tìm kiếm học thuật thêm.
2. Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
2.1. Điều lệ của cơ sở giáo dục
Điều lệ nói chung được xác định là văn bản do quốc gia hoặc tổ chức xác lập điều chỉnh các vấn đề về hoạt động của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp xác định, các quan hệ với các tổ chức, cơ quan khác và các công dân hoặc điều chỉnh hoạt động của các tổ chức khác nhau và công dân, các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực quản lí nhà nước hoặc hoạt động kinh tế cụ thể.
Bên cạnh đó thì điều lệ của cơ sở giáo dục thì sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về: vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức trường mầm non, trường phổ thông hoặc trung học công lập hoặc tư thục, cơ sở giáo dục đại học đại học, cơ sở giáo dục sau đại học hoặc cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, hoặc cơ sở giáo dục giáo dục nghề nghiệp; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tài chính, tài sản; giáo viên và nhân viên; trẻ em, học sinh, sinh viên, người học nghề; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Mỗi cơ sở giáo dục là trường mầm non, trường phổ thông hoặc trung học công lập hoặc tư thục, cơ sở giáo dục đại học đại học, cơ sở giáo dục sau đại học hoặc cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, hoặc cơ sở giáo dục giáo dục nghề nghiệp thì là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
2.2. Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
Theo như quy định của pháp luật Giáo dục như đã được nêu ra ở trên thì cơ sở giáo dục bao gồm cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp,… Đồng thời thì theo như quy định của pháp luật này thì đối với mỗi cơ sở khác nhau thì sẽ có nhung quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở là khác nhau. Sự khác nhau ở của các cơ sở là so tính chất hoạt động ở các cơ sở khác nhau và tính chất khác nhau. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết này tác giả chỉ tập chung vào quy chế tổ chức và hoạt động của một số cơ sở giáo dục nhất định mà pháp luật quy định.
Thứ nhất, trên cơ sở quy định của pháp luật Việt nam hiện hành thì có đưa ra quy định về cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:
– Hội đồng quản trị (nếu có);
– Ban kiểm soát;
– Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;
– Tổ chuyên môn;
– Tổ văn phòng;
– Tổ chức đoàn thể;
– Các nhóm, lớp.
Đồng thời thì hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non phải được hoạt động theo điều lệ của trường mầm non cũng như phải tuân theo những quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Ở một góc độ khác thì nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục hay gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non thì cũng sẽ có những có những quyền hạn và nhiệm vụ được quy định theo điều lệ của nhà trường và quy định của pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội. Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non phải được thực hiện đúng đắn, nghiêm túc, bởi những hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, tiếp thu của trẻ nhỏ. Việc thực hiện những hoạt động giáo dục về chương trình học, các hoạt động vui chơi, giải trí của cơ sở giáo dục mầm non cũng là cơ sở để đánh giá về chất lượng giáo dục đào tạo của cơ sở giáo dục mầm non đó.
Thứ hai, theo Điều 33 Luật Giáo dục năm 2019, cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học. Trên cơ sở quy định của pháp luật cùng với những hiểu biết cơ bản của bản thân, tác giả sẽ tập trung phân tích một số nội dung cơ bản về các cơ sở giáo dục này trong các tiểu mục dưới đây.
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt nam hiện hành thì có đưa ra quy định về cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:
– Hội đồng trường hoặc hội đồng học viện (được gọi chung là hội đồng trường);
– Hiệu trưởng trường, giám đốc; phó hiệu trưởng trường, phó giám đốc.
– Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác theo quy định cụ thể của trường;
– Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
– Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác theo nhu cầu phát triển của trường.
Đồng thời thì hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông phải được hoạt động theo điều lệ của trường mầm non cũng như phải tuân theo những quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Ở một góc độ khác thì trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học hay gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông thì cũng sẽ có những có những quyền hạn và nhiệm vụ được quy định theo điều lệ của nhà trường và quy định của pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội. Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông phải được thực hiện đúng đắn, nghiêm túc, bởi những hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, tiếp thu của trẻ nhỏ. Việc thực hiện những hoạt động giáo dục về chương trình học, các hoạt động vui chơi, giải trí của cơ sở giáo dục phổ thông cũng là cơ sở để đánh giá về chất lượng giáo dục đào tạo của cơ sở giáo dục phổ thông.
Trong tình hình hiên nay thì Nhà nước ta đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học và tiến tới phổ cập giáo dục phổ thông. Điều này nhằm đảm bảo toàn bộ dân số được tiếp cận với giáo dục, hoàn thành sứ mệnh giáo dục của đất nước.