Nguyên tắc thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính? Quy định về việc thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Như chúng ta đã biết, việc phân chia, thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thuộc thẩm quyền và quyết định chính là ở cơ quan nhà nước bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và để có thể thực hiện được thì cần có cơ quan đảm nhiệm trách nhiệm xây dựng đề án được phê duyệt và số cử tri đồng ý với hoạt động này đạt ở mức cao chiếm phần % lớn trên tổng số cử tri tham gia ý kiến.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Trong mọi hoạt động thuộc quyền quản lý của cơ quan nhà nước khi tiến hành thực hiện bắt buộc phải làm theo trình tự, nguyên tắc mà pháp luật ban hành và vì là đơn vị trực thuộc nhà nước thì buộc phải tuân theo pháp luật chính vì vậy trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải thực hiện theo nguyên tắc chung được quy định tại Điều 128 Luật tổ chức chính quyền địa phương như sau:
– Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
– Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt;
+ Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và của từng địa phương;
+ Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
+ Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật ổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
– Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
+ Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
Từ nội dung điều luật trình bày trên có thể thấy được việc việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết như không đảm bảo được tiêu chuẩn mà pháp luật đưa ra đối với việc thực hiện quy hoạch có thể là phân chia ranh giới không đòng đều, dơn vị hành chính chưa được nhập hoặc chia theo đúng tỷ lệ.
Về điều kiện thực hiện thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì phải bảo đảm được về mặt lợi ích chung cho quốc gia, về hiệu quả trong công tác quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó một yếu tố không thể bỏ qua đó chính là đảm bảo an ninh – quốc phòng của quốc gia trong việc tiến hành thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Phân định địa giới hành chính nếu như cấp quản lý không làm việc một cách công khai minh bạch như việc phân chia không đúng diện tích, khu vuejc sẽ dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng về công dân sinh sống trong vùng địa giới đó đặc biệt nước Việt Nam ta có nhiều anh em dân tộc và không thể phủ nhận việc ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc và địa giới có di tích lịch sử,…
Như vậy, việc đưa ra nguyên tắc là rất phù hợp trong thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nhau mà buộc cơ quan cấp quản lý có trách nhiệm trong điều hành và giải quyết những trường hợp, điều kiện xảy ra sự cố nếu như không làm theo nguyên tắc.
2. Quy định về thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Tại Điều 129 của Luật tổ chức chính quyền địa phương đã quy định về cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính) giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính như sau:
Thứ nhất, những vấn đề liên quan đến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh như việc đổi tên đơn vị hành chính, giải quyết tranh chấp,…. đều do Quốc hội là cơ quan quyết định.
Thứ hai, những vấn đề liên quan đến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện , cấp xã là do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trong đó có cả việc đổi tên đơn vị hành chính hay giải quyết tranbh chấp.
Thứ ba, Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính.
Thông qua đó có thể thấy khi Luật ban hành đã quy định, phân công rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành theo cấp và theo đơn vị hành chính, các cơ quan sẽ dựa vào đó để tiến hành nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Bên cạnh việc xây dựng và làm theo nguyên tắc thì không thể bỏ qua việc xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định bao gồm các cơ quan có trách nhiệm xây dựng như sau:
– Chính phủ là cơ quan chính trong xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội và được tham mưu, hỗ trợ giúp Chính phủ bởi cơ quan cấp dưới là Bộ nội vụ.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.
– Kinh phí xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, mặc dù Chính phủ là cơ quan quan trọng và chủ chốt trong xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở cấp cao nhất thì vẫn có những cơ quan cấp dưới đảm nhiệm công việc tham mưu và xây dựng đề án cho cấp thấp hơn, toàn bộ chi phí để xây dựng phải tuân theo quyết định của Chính phủ.
Sau khi có đề án xây dựn kế hoạch thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì Hội đồng nhân dân là cơ quan có nhiệm vụ thông qua đề nghị thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bằng hình thức lấy ý kiến của tổng cử tri để thực hiện như sau:
– Hội đồng nhân dân sẽ đứng ra để lấy ý kiến của toàn bộ cử tri trong đơn vị hành chính về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Kết quả của buổi lấy ý kiến sẽ là căn cứ xây dựng đề án vàơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính, có liên quan để lấy ý kiến với điều kiện có trên năm mươi phần trăm tổng số cử tri trên địa bàn tán thành việc hành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới dơn vị hành chính.
– Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương, dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do cơ quan chịu trách nhiệm gửi đến, Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo trình tự từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp huyện; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền quyết định.
Có thể thấy việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính không chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành mà cần phải có cả ý kiến của cử tri trong hoạt động này, vậy có thể nói xây dựng đề án là công việc của cơ quan, cấp trên sẽ phải thông qua ý kiến của toàn bộ cư tri và bắt buộc phải đạt số lượng ý kiến tán thành cao thì mới được phê duyệt, hoàn thành đề án.
Sau khi trình báo cáo và nhận quyết định thì tại Điều 133 sẽ thực hiện công việc thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sẽ do Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Khi tiến hành thẩm tra không thể thiếu hồ sơ thẩm tra bởi lẽ trong hồ sơ sẽ có các quyết định theo trình tự của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận.
Như vậy, từ những nội dung mà chúng tôi trình bày trên có thể thấy quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính là của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trực thuộc đơn vị hành chính hỗ trợ tham mưu có thông qua ý kiến của cử tri nơi có đề án.