Các hình thức đầu tư của công ty bảo hiểm? Có được cho vay không? Giải pháp hạn chế những rủi ro khi đầu tư vốn vào công ty bảo hiểm? Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm của công ty bảo hiểm?
Hiện nay do nhu cầu của con người về bảo hiểm không chỉ với con người mà cả với các đối tượng là tài sản với nhiều hình thức khác nhau, lĩnh vực bảo hiểm hiện nay cũng thu hút được khá nhiều nguồn vôn đầu tư và sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Liên quan tới vấn đề này bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp những thông tin cụ thể nhất để giải đáp các thắc mắc về các hình thức đầu tư của công ty bảo hiểm? Có được cho vay không? Hãy theo dõi ngay dưới đây.
Cơ sở pháp lý: Luật kinh doanh bảo hiểm 2019
Luật sư
1. Các hình thức đầu tư của công ty bảo hiểm, Có được cho vay không?
Căn cứ theo quy định tại điều 98. Đầu tư vốn Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định cụ thể:
1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng pháp luật đã có quy định về sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, như chúng ta đã biết thì vốn đầu tư bao quát hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư có thể bỏ ra toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một phần vốn điều lệ để tiến hành kinh doanh bên cạnh các nguồn vốn huy động khác. Theo đó nên phần vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm cũng vậy phần vốn này phải đảm bảo để thực hiện các nghĩa vụ chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm như đã kí kết với khách hàng, đây cũng được xem như một phần mục đích của vốn đầu tư trông doanh nghiệp bảo hiểm nói chung.
Chúng ta rất hay nhầm lẫn giữa vốn đầu tư và vốn điều lệ, trong một số trường hợp khi thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bỏ toàn bộ vốn điều lệ của mình vào việc thực hiện dự án đó mà không có huy động từ nguồn vốn nào khác thì khi đó, nguồn vốn đầu tư bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên trường hợp này cũng không được đồng nhất khái niệm nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn điều lệ.
Theo như quy định trên ta thấy tại khoản 2 nêu cụ thể ” Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực” điều đó có nghĩa là ngoài các lĩnh vực quy định như Mua trái phiếu Chính phủ, Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, Kinh doanh bất động sản, Góp vốn vào các doanh nghiệp khác, Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được phép sử dụng vốn nhàn dỗi để đầu tư vào các lĩnh vực nào khác. Chúng ta có thể hiểu vốn nhàn rỗi mà chúng tôi nhắc tới ở đây đó là một khoản tiền của doanh nghiệp bảo hiểm không có nhu cầu dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định có thể là thời gian ngắn hoặc dài, nguồn tiền này cũng không được xem là nguồn tiền dự phòng vì bạn cũng đã chuẩn bị muồn khoản dư cho vấn đề này trước đó thì đây chính là vốn nhàn rỗi.
2. Giải pháp hạn chế những rủi ro khi đầu tư vốn vào công ty bảo hiểm
Trên thực tế ta có thê thấy vấn đề đầu tư vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp bảo hiểm rất quan trọng trong kết quả kinh doanh, nhưng nếu không quản lý chặt, nó sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ cho doanh nghiệp. Theo đó, cần phải quy định chặt chẽ hơn về đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, vì vốn nhàn rỗi dự phòng nghiệp vụ là tiền của khách hàng và sự nhàn rỗi này cũng chỉ trong ngắn hạn cụ thể đó là 1 năm.
Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm nên yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng kế hoạch đầu tư vốn. doanh nghiệp phải xác định được 2 nguồn vốn đó là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn dự phòng nghiệp vụ. Theo hai nguồn vốn này thì nếu xác định đúng vốn nhàn rỗi có thể dùng đầu tư và phân bố đầu tư theo cơ cấu quy định, liệt kê danh mục vốn đầu tư phân biệt theo 2 nguồn vốn, báo cáo kết quả kinh doanh vốn theo 2 nguồn vốn.
Ngoài ra để hạn chế rủi ro không đáng có thì các Các doanh nghiệp phải báo cáo việc trích lập các quỹ dự phòng. Trên thực tế có một số doanh nghiệp trích lập không đủ và chủ yếu là quỹ dự phòng bồi thường để giảm lỗ. Thông qua kế hoạch đầu tư và báo cáo kết quả đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm, Cục quản lý và giám sát bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm cần kịp thời phát hiện sai sót, tổ chức kiểm tra và có biện pháp chấn chỉnh, nhất là khi một số doanh nghiệp bảo hiểm do chưa có năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm nên đã tập trung vốn đầu tư vào những kênh có khả năng sinh lời cao, nhưng nhiều rủi ro như: nhà đất, chứng khoán, đầu tư vào các công ty tài chính…
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm của công ty bảo hiểm
3.1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần.
+ Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
+ Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bảo hiểm
Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh bảo hiểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
+ Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
+ Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
+ Phuong án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dụ phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
+ Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
+ Mức vốn và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có lien quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
+ Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của laoij sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
Lưu ý: Trong thời hạn 60 ngày, thời gian kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép.
Trên đây là thông tin do