Trường hợp chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ? Thủ tục chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ? Quy định về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ?
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì văn bằng bảo hộ để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với những đối tượng theo quy định của pháp luật. Văn bằng bảo hộ có thể bị chấm dứt hiệu lực với những trường hợp cụ thể. Vậy chấm dứt hiệu lực và hủy bỏ văn bằng bảo hộ trong các trường hợp nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Trường hợp chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ:
Căn cứ theo quy định tại điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đã quy định chi tiết về chấm dứt hiệu lực và hủy bỏ văn bằng bảo hộ chúng ta có thể hiểu như sau:
Thứ nhất, chủ văn bằng không thực hiện các quy định của pháp luật về nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực. Trong trường hợp này, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì không được nộp.
Thứ hai, chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền được hưởng theo văn bằng tương ứng, trong trường hợp này hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt từ ngày nhận được tuyên bố của chủ sở hữu về việc từ bỏ
Thứ ba, trường hợp chủ sở hữu không sử dụng liên tục trong vòng 5 năm như nêu trên.
Thứ tư, căn cứ theo điểm d khoản 1 như trên trường hợp này phải chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ là do yêu cầu của chủ thể là chủ sở hữu quyết định
Thứ năm, trường hợp quy định tại khoản điểm đ khoản 1 điều 95 như trên chúng ta có thể hiểu trường hợp này là đối với nhãn hiệu tập thể, vì đây là loại nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó nên nếu không thực hiện được việ kiểm soát hoặc không có hiệu quả trong công tác kiểm soát thì sẽ phải chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Thứ sáu, vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu Ví dụ như sử dụng Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu không theo quy định của pháp luật
Thứ bảy, trường hợp quy định tại khoản điểm g khoản 1 điều 95 như trên có thể hiểu văn bằng bảo hộ với mục đích bảo vệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm nhưng tại điểm g như trên chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó nên sẽ phải chấm dứt hiệu lực theo quy định.
2. Thủ tục thực hiện chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:
Các bước tiến hành thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khi đã chuẩn bị đầy đủ xong, tiến hành nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hoặc trả kết quả thuộc Cục sở hữu trí tuệ hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Xử lý hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ Cục sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và tiến hành xử lý hồ sơ dựa trên 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Chủ văn bằng tự yêu cầu chấm dứt hiệu lực:
+ Bước 1: Thẩm định hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn
+ Bước 2: Kiểm tra hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu yêu cầu chấm dứt;
+ Bước 3: Ra quyết định chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo yêu cầu của người nộp đơn.
Như vậy đối với chủ văn bằng thì việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ thì cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo quy địnhc ủa pháp luật về trình tự thủ tục luật định.
3. Quy định về hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ:
Căn cứ theo quy định tại điều 96. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể:
1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.
4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc
5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu
Hủy bỏ hiệu lực một phần: Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, nhãn hiệu , tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,… Nó không phải là một khối thống nhất, mà được tập hợp từ nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như kiểu dáng công nghiệp được kết hợp từ các yếu tố như màu sắc, đường nét, hình khối, tương quan vị trí,… khi một trong các yếu tố này không còn đảm bảo điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp thì văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ hiệu lực phần không đáp ứng đó.
Hủy bỏ hiệu lực toàn bộ có nghĩa là khi bị hủy toàn bộ văn bằng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực toàn bộ khi vi phạm về chủ thể của văn bằng và điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật. Nếu xét về chủ thể, người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí, nhãn hiệu hay về điều kiện bảo hộ, đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên thì khi văn bằng bị hủy bỏ hiệu lực, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trên văn bằng đó không còn được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Muốn được tiếp tục bảo hộ thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng cũng như chú ý đến việc người nộp đơn có thẩm quyền hay không.
Như vây có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể về việc hủy bỏ văn bằng bảo hộ, theo đó việc hủy bỏ văn bằng bảo hộ phải được thực hiện theo quy định này.