Tên thương mại được bảo hộ khi nào? Điều kiện bảo hộ tên thương mại? Vì sao phải bảo hộ tên thương mại?
Như chúng ta đã biết để có thể phân biệt giữa doanh nghiệp này với một doanh nghiệp cạnh tranh khác thì tên thương mại đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Hiện nay tên thương mại được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ quy định. Vậy để hiểu rõ hơn Tên thương mại được bảo hộ khi nào? Điều kiện bảo hộ tên thương mại?
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tên thương mại được bảo hộ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 21 điều 4
” 21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Theo khái niệm của Luật đưa ra như trên thì trên có ưu điểm là nêu bật được bản chất của tên thương mạicụ thể ưu điểm ở đây đó chính là tên gọi để phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh đồng thời bao quát được cả điều kiện bảo hộ của tên thương mại. Bên cạnh đó thì việc đề cập đến cả định nghĩa về khu vực kinh doanh trong quy định chung này khiến cho khái niệm tên thương mại trở nên cồng kềnh.
Như vậy đối với tên thương mại thì hiện nay việc phân định này cũng rõ ràng hơn khi tên thương mại được sắp xếp nằm trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, một trong những quyền sở hữu trí tuệ, song song với quyền tác giả và quyền liên quan. Tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt tên thương mại trên thị trường cụ thể:
Căn cứ tại điều 78. Khả năng phân biệt của tên thương mại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Như vậy để xấc định được tên thương mại được bảo hộ khi nào thì căn cứ theo những đặc điểm của tên thương mại đó có đáp ứng yêu cầu hay không? việc bảo hộ nói chung có nghĩa là tên thương mại của một doanh nghiệp không thể được sử dụng bởi doanh nghiệp khác dù việc sử dụng đó với tư cách một tên thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ và bảo hộ tên thương mại cũng có nghĩa là không có một doanh nghiệp nào khác có thể sử dụng tên tương tự với tên thương mại có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng.
2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại:
Căn cứ theo quy điều 76. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
” Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Như vậy pháp luật quy định điều kiện để được bảo hô quyền thương mại đó là đáp ứng điều kiện về phân biệt tên thương mại việc bảo vệ tên thương mại cũng cần được doanh nghiệp quan tâm trên cơ sở và nội dung quyền được bảo hộ tên thương mại. Khi tham gia hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần nên thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm để kịp thời ngăn chặn các chủ thể khác sử dụng tên thương mại của mình. Theo quy định pháp luật thời hiệu để xử lý hành vi vi phạm tên thương mại không quá ba năm tính từ ngày hành vi vi phạm xảy ra. Điều này có nghĩa rằng nếu doanh nghiệp không kịp thời phát hiện ra hành vi vi phạm tên thương mại thì sẽ tạo ra sự khó khăn cho chính doanh nghiệp trong việc ngăn chặn người vi phạm tiếp tục sử dụng tên thương mại. Về việc không kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm này sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp sở hữu hợp pháp tên thương mại.
Theo đó, sau khi đăng ký tên thương mại phục vụ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ các thành tố chuyên biệt của doanh nghiệp đặc biệt khi thành tố phân biệt của tên thương mại đồng thời cũng là nhãn hiệu của doanh nghiệp
3. Vì sao phải bảo hộ tên thương mại?
Thứ nhất, về chức năng chỉ dẫn thương mại, cụ thể là chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ.
Tên thương mại như chúng ta đã biết thì đây là tên gọi của cá nhân và các tổ chức dùng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh để có thể nhận biết đối với lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy nên tên thương mại luôn gắn liền với sự tồn tại của cá nhân và tổ chức có hoạt động kinh doanh và nó chính là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác.
Có thể nhận thấy vai trò của tên thương mại đó là một trong những chỉ dẫn thương mại, bởi tên gọi của chủ thể kinh doanh luôn được sử dụng để gắn trên sản phẩm và biểu trưng của chủ thể cung cấp hàng hóa/dịch vụ nhằm chỉ dẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh đó, chức năng này của tên thương mại được thực hiện theo một cách hoàn toàn khác với nhãn hiệu. Như chúng ta thấy nếu như nhãn hiệu chỉ đưa đến một chỉ dẫn khá một cách không rõ dàng về nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ thì tên thương mại lại đem đến thông tin cụ thể hơn rất nhiều cụ thể thông qua đó biết được cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm về sản phẩm. Có nhiều khi người tiêu dùng chỉ có nhận thức rằng hai sản phẩm mang nhãn hiệu đó là cùng một nguồn gốc và với kinh nghiệm tiêu dùng sản phẩm trước, người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm mới này. Còn đối với tên thương mại, thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể căn cứ vào tên thương mại được gắn trên sản phẩm cụ thể từ đó để xác định một cách cụ thể là hàng hóa dịch vụ đó của cơ sở sản xuất kinh doanh nào.
Chức năng xuất phát từ đặc điểm của tên thương mại đó chính là thông tin đến các chủ thể kinh doanh khác cũng như người tiêu dùng về lĩnh vực kinh doanh của mình dựa vào tên gọi. Ví dụ khi đề cập đến VNPT, một tên thương mại quen thuộc, khi nói đến cái tên này, ngay lập tức các chủ thể kinh doanh khác và người tiêu dùng đều nhận biết được lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là về các hoạt động viễn thông với uy tín và chất lượng đã được chứng minh và khó có thể nhầm lẫn với các loại khác. Theo đó nên khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Thì VNPT luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu được lựa chọn tại Việ Nam. Tê thương mại có vai tròtrong trường hợp người tiêu dùng chưa từng biết đến sản phẩm được đưa ra thị trường, Theo đó chỉ cần tin tưởng vào uy tín của doanh nghiệp cung ứng ra thị trường và nhận biết nguồn gốc của sản phẩm thông qua tên thương mại là đã đủ để đưa ra quyết định tiêu dùng. Thế nên việc tạo lập, duy trì và phát triển một tên thương mại có vai trò vô cùng lớn lao đối với doanh nghiệp.
Thứ hai về chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thương mại cũng có điểm giống với nhãn hiệu ở chức năng của nó đó là có thể phân biệt nhưng nó phân biệt chính bản thân chủ thể kinh doanh với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh chứ không phải sản phẩm và loại dịch vụ mà chủ thể kinh doanh đó cung cấp. Ngoài ra chức năng này cũng xuất phát từ đặc tính cung cấp thông tin đã được trình bày như trên. Bên cạnhlại là chức năng chính của tên thương mại. Chức năng này chính là tiêu chí chính để phân biệt tên thương mại với các chỉ dẫn thương mại khác như nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Để đạt được chức năng phân biệt này, thì tên thương mại xác lập vị thế của nó thông qua việc sử dụng trên thực tế với nhu cầu và thị hiếu trên thị trường. Tên thương mại cũng được coi là một trong những biểu trưng của doanh nghiệp và là đặc điểm riêng khi nhắc tới doanh nghiệp đó, lí do là nhờ vào đó mà công chúng phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí tên thương mại còn là biểu hiện cho danh tiếng và uy tín của cả doanh nghiệp.