Đối tượng được bảo hộ sáng chế? Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế?
Các sáng chế ra đời mang lại rất nhiều lợi ích đến khả năng sản xuất cũng như cuộc sống của con người. Các sáng chế đó sẽ được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không phải sáng chế nào cũng được bảo hộ, mà nó phải thuộc đối tượng được bảo hộ và đạt những điều kiện bảo hộ. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về đối tượng được bảo hộ và điều kiện bảo hộ với sáng chế.
Luật sư
1. Đối tượng được bảo hộ sáng chế
Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế được hiểu chính là giới hạn những đối tượng được bảo hộ sáng chế. Phạm vi được bảo hộ sáng chế ở đây chính là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Những đối tượng có khả năng được bảo hộ dưới dạng danh nghĩa là sáng chế thì trước hết phải là những giải pháp có dấu hiệu kỹ thuật- việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên nhằm để giải quyết một vấn đề xác định nào đó. Hình thức của việc ứng dụng này có thể được biểu hiện dưới dạng những sản phẩm bao gồm máy móc, chi tiết máy, chất hóa học, nguyên liệu sinh học,… và quy trình bao gồm quy trình vật lý, quy trình hóa học hoặc các quy trình sinh học,… Các đối tượng không phải là những giải pháp mang dấu hiệu kỹ thuật thì sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế.
Tại Điều 59
Tại pháp luật dân sự đã ghi nhận nguyên tắc nhà nước không bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng và nguyên tắc nhân đạo, Như vậy, các giải pháp kỹ thuật có nội dung đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội,.. hoặc việc cho phép công bố, bảo hộ độc quyền khai thác đối với chung có khả năng ảnh hưởng đến trật tự công cộng hoặc nguyên tắc nhân đạo sẽ bị loại trừ, không được bảo hộ.
2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
2.1. Điều kiện về tính mới của sáng chế
Một điều kiện không thể không kể đến điều kiện của sáng chế được bảo hộ đó chính là điều kiện có tính mới- điều kiện tiên quyết để xét cấp bằng độc quyền sáng chế. Việc pháp luật quy định về tính mới để tránh sự trùng lặp. Pháp luật sở hữu trí tuệ đã đưa khái niệm về tính mới khi sáng chế được coi là tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hay nước ngoài trước ngày nộp đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Sáng chế được coi là chưa bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn biết được sáng chế đó và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Dưới góc độ thực tiến, thì tính mới của sáng chế phải được hiểu đó chính là sự trùng lặp với những giải pháp kỹ thuật đã được nộp đơn hoặc được bảo hộ và chưa bị bộc lộ công khai ngoài ý muốn chủ thể dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả tới mức một người trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện giải pháp đó. Chưa được bộc lộ công khai được hiểu nếu chỉ có một số người biết về sáng chế đó như các thành viên trong nhóm nghiên cứu hay một số cơ sở nghiên cứu không liên quan đến nhau, song chưa ai trong số hộ công bố kết quả nghiên cứu đó.
Như vậy, tính mới của sáng chế là sự không trùng lặp với những giải pháp kỹ thuật đã được nộp đơn hoặc được bảo hộ và chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong nước hay ở nước ngoài trước ngày nộp đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2.2. Điều kiện về trình độ sáng tạo
Sáng tạo được hiểu là kết quả của một ý tưởng, nó có thể bắt nguồn từ một sáng chế đã được đăng ký hoặc cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện tại đối với những người có kỹ năng thông thường trong lĩnh vực tương ứng. Trình độ sáng tạo của một sáng chế biểu hiện ở chỗ căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã biết, sáng chế yêu cầu bảo hộ khác so với những cái đã có, và sự khác biệt này phải mang tại tính sáng tạo, là bước tiến đồng thời tạo ra được một khoảng cách rõ ràng mang tính “không hiển nhiên” giữa tình trạng kỹ thuật và sáng chế yêu cầu.
Tại Khoản 1 Điều 61
“1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
Như vậy, thì sáng chế để được cấp bằng độc quyền sáng chế phải tạo ra tính khác biệt với tất cả những giải pháp kỹ thuật khác. Sáng chế phải sáng tạo, giải pháp kỹ thuật được tạo ra phải có một khoảng cách đáng kể với những giải pháp kỹ thuật hiện có, phải có một bước nhảy vọt chứa đựng những yếu tố mới, nhận thức mới về đối tượng vật chất mà chưa giải pháp kỹ thuật nào đề đến. Và những giải pháp kỹ thuật được tạo ra không hiển nhiên, tức đối với có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường, không thể tạo ra một cách dễ dàng các giải pháp kỹ thuật đó.
Tổng kết lại thì trình độ sáng tạp của sáng chế được hiểu là mức độ sáng tạp của giải pháp kỹ thuật được công nhận là bước tiến sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình bày kỹ thuật trong và nước ngoài, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Trình độ sáng tạo của sáng chế được thể hiện trên ba khía cạnh đó là vấn đề cần giải quyết, giải pháp cho vấn đề đó và các ưu điểm của sáng chế so với tình trạng kỹ thuật đã biết. Vấn đề mà sáng chế giải quyết được xác định bằng cách nếu tính trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, vấn đề đó chưa từng được đặt ra hoặc chưa từng được giải quyết. Vấn đề kỹ thuật được đặt ra trong sáng chế chưa từng được đề cập trong lĩnh vực tương ứng tính đến ngày ưu tiên đơn đăng ký sáng chế.
Về giải pháp cho vấn đề được đặt ra của sáng chế: sáng chế cũng có thể được coi là có khả năng đạt trình độ sáng tạo, ngay cả khi vấn dề kỹ thuật được giải quyết không mới, nếu giải pháp để thực hiện vấn đề kỹ thuật đó có khả năng tạo ra được sự đột pháp về chất so với những kiến thức đã được công bố công khai trước ngày nộp đơn trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế.
Về kết quả được đảm bảo bởi việc áp dụng giải pháp kỹ thuật của sáng chế: giải pháp kỹ thuật phải đạt được những hiệu quả kỹ thuật có tính bất ngờ.
2.3. Điều kiện có khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
“Công nghiệp: đực sử dụng trong tiêu khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế có ý nghĩa đặc định dùng để phản ánh khả năng thực hiện giải pháp kỹ thuật của sáng chế bằng những phương tiện kỹ thuật ở một quy mô nhất định nào đó.
Tại Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019 quy định: “Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.”
Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế là giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện được giải pháp đó trọng việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm, khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn của sáng chế, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt được kết quả ổn định.
Đối với các giải pháp kỹ thuật đi lại ngược lại quy luật tự nhiên, hoặc dựa trên những đặc tính không thể có trên tự nhiên không có khả năng áp dụng công nghiệp. Hoặc những giải pháp kỹ thuật của sáng chế cũng được coi là không có khả năng thực hiện nếu đối tượng được đề cập không có mối liên hệ với nhau hoặc không thể liên hệ ghép nối, ràng buộc, phụ thuộc vào nhau hoặc đối tượng của giải pháp kỹ thuật theo sáng chế chứa đựng những mâu thuẫn nội tại, khiến cho kết quả được mô tả trong đơn không thể đạt được. Hay những giải pháp chỉ được thực hiện với số lần giới hạn nhất định, hoặc chỉ có thể được thực hiện được với điều kiện người thực hiện phải có những khả năng đặc biệt các kỹ năng đó và các kỹ năng đó không có khả năng truyền thụ lại được hoặc giải pháp kỹ thuật thiếu những thông tin chỉ dẫn cần thiết để có thể thực hiện được cũng không có khả năng áp dụng công nghiệp.