Quy định về quyền của bên mua bảo hiểm? Quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm?
Bảo hiểm được hiểu đơn giản là một loại hoạt động mà tại đó những chủ thể là người tham gia bảo hiểm sẽ có quyền được hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm theo thoả thuận đã được ký kết giữa các bên và theo đúng quy định của pháp luật thông qua việc các chủ thể đó đóng góp một khoản cho mình hoặc cho người thứ ba. Trong trường hợp xảy ra rủi ro ngoài ý muốn, bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi trả một phần nào đó cho người tham gia bảo hiểm. Nhằm bảo vệ các bên tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm pháp luật nước ta đã ban hành các Điều luật cụ thể về các bên tham gia bảo hiểm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về quyền của bên mua bảo hiểm:
Theo quy định của pháp luật về dân sự cũng như Luật Kinh doanh bảo hiểm thì quyền của bên mua bảo hiểm được quy định như sau:
– Được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm.
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 được ban hành đã đưa ra quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm với nội dung cụ thể như sau:
Các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tham gia bảo hiểm thì sẽ chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các chủ thể là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo đúng quy định pháp luật.
Như vậy, bên mua bảo hiểm luôn là bên có quyền được lựa chọn bất cứ một doanh nghiệp bảo hiểm nào đang hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm tuy nhiên doanh nghiệp đó cũng cần phải được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Không doanh nghiệp nào được phép bắt buộc người mua bảo hiểm mua trái với ý chí của họ
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
Khi tham gia bất cứ một loại hợp đồng nào nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân và duy trì thời hạn tham gia lâu dài thì việc hiểu rõ các điều kiện, điều khoản của hợp đồng đó là vô cùng cần thiết và quan trọng. Ngoài ra, việc không nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng có thể dẫn đến những vi phạm khiến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Do vậy, bên mua bảo hiểm sẽ có quyền được yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm để nhằm bảo đảm quyền lợi của chính mình, tránh những sai sót nhầm lẫn xảy ra.
– Điều 19, khoản 1 điều 20 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin. Cụ thể, trong quá trình các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm và ngược lại bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.
Cần lưu ý đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm mục đích để giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đó sẽ phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.
Khoản 1 Điều 20 của Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, từ đó đã dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm sẽ có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa các bên. Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải
– Yêu câu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Ta có thể hiểu sự kiện bảo hiểm là một sư kiện khách quan đã xảy ra trên thực tế đáp ứng đủ các điều kiện thoả thuận của các bên hoặc được pháp luật quy định và khi đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phải hoàn trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho các chủ thể là người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Cần lưu ý rằng trong mỗi một lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, sự kiện bảo hiểm cũng được hiểu khác nhau.
– Chuyển nhượng hợp đồng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng hợp đồng được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức chuyển nhượng lại các đối tượng của hợp đồng đã được ký kết trước đó (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đó) cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể khác.
Pháp luật quy định bên mua bảo hiểm sẽ có quyền được chuyển nhượng hợp đồng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
Theo quy định của pháp luật về dân sự cũng như Luật Kinh doanh bảo hiểm thì nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được quy định như sau:
– Đóng phí bảo hiểm đấy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Các chủ thể khi đã tham gia giao kết đối với bất cứ một hợp đồng nào thì đều cần tuân thủ các điều khoản đã được ký kết trong hợp đồng đó. Đối với hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện việc đóng phí bảo hiểm đấy đủ, theo đúng thời hạn và phương thức cụ thể mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
– Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ này. Tránh bởi vì quyền lợi trước mắt và lợi ích cá nhân mà có hành vi gian dối, thiếu trung thực. Đối với những hành vi vi phạm cụ thể là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường hay hành vi không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật Kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
–
Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ cần thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp cụ thể có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình bên mua bảo hiểm tham gia thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
– Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bên cạnh đó, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ cần thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Việc quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, tránh gây ra những thiệt hại và sự kiện xảy đến một cách không lường trước được.
– Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật Kinh doanh bảo hiểm và của pháp luật có liên quan.
Để nhằm bảo đảm quyền lợi cho các bên liên quan khi tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ cần phải áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật Kinh doanh bảo hiểm và của pháp luật có liên quan.
– Một số các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật:
Cụ thể: Về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm thì Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng có quy định rằng đối với bên mua bảo hiểm có thể thực hiện chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận đã được hai bên ký kết trong hợp đồng. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm sẽ chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm vè việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.