Để có thể có một thị trường bảo hiểm tốt nhất phục vụ cho nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân trên cả nước thì cần phải có một hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm một cách uy tín và vững chắc nhất. Cùng bài viết tìm hiểu quy định về tái bảo hiểm.
Mục lục bài viết
1. Tái bảo hiểm là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm. Thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc các nội dung liên quan đến tái bảo hiểm là gì? Do đó, tái bảo hiểm được định nghĩa ở đây là một loại nghiệp vụ mà nhà bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho nhà bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho nhà bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc.
Trên thực tế trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì tái bảo hiểm cũng được biết đến là hoạt động được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc mà pháp luật hiện hành quy định. Hiện này tại Việt Nam hiện nay có hai Công ty tái bảo hiểm đó là Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và Công ty tái bảo hiểm PVI (PVI Re).
Khi công ty bảo hiểm gốc không bị giải thể, cũng như không có sự can thiệp vào nội dung quy định của pháp luật hiện hành. Hợp đồng tái bảo hiểm là một hợp đồng độc lập. Mối quan hệ hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và người bảo hiểm không bị đụng chạm tới. Công ty bảo hiểm gốc vẫn có nghĩa vụ tự mình phải trả cho người được bảo hiểm quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm. Mặt khác, trong trường hợp có thiệt hại, hãng bảo hiểm gốc sẽ nhận được các khoản bồi hoàn (hay một phần) từ bên tái bảo hiểm, trong phạm vi rủi ro xảy ra đã được bảo hiểm lại.
Đối với các thể loại khác nhau của tái bảo hiểm chức năng của chúng cũng khác nhau. Chức năng của tái bảo hiểm đi chủ yếu nhằm đảm bảo sự kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc. Sự đảm bảo này phụ thuộc vào các dạng hợp đồng tái bảo hiểm và được thể hiện ở các mức độ khác nhau:
– Có thể giảm một cách tuyệt đối sự chênh lệch của kết quả kinh doanh trong lúc tỷ lệ phí và chi bồi thường vẫn giữ nguyên.
– Có thể loại trừ được những tổn thất lớn.
– Cũng có thể loại trừ được những tổn thất lớn và đồng thời cân bằng được chênh lệch do có nhiều tổn thất xảy ra.
2. Các hình thức tái bảo hiểm:
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì tác giả đã tìm hiểu và nhận định được dưới góc độ pháp lý này thì có 2 phương thức tái bảo hiểm mà thường gặp nhất đó là tái bảo hiểm theo tỉ lệ và tái bảo hiểm phi tỉ lệ. Trong đó:
Một là, tái bảo hiểm theo tỉ lệ được biết đến với tên tiếng anh là proportional Reinsurance và phương thức tái bảo hiểm này được quy định dưới góc độ pháp lý có nội dung đó là việc phân chia số tiền bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường và phí bảo hiểm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm theo một tỉ lệ nhất định trên cơ sở thỏa thuận.
Hai là, tái bảo hiểm phi tỉ lệ được biết đến với tên tiếng anh là non-proportional Reinsurance và phương thức tái bảo hiểm này được quy định dưới góc độ pháp lý còn gọi là tái bảo hiểm vượt mức bồi thường. Phân bổ trách nhiệm bồi thường theo hạn mức thỏa thuận. Công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ giữ lại với một hạn mức trách nhiệm nhất định ( deductible hoặc excess point). Vượt quá hạn mức này công ty nhận tái bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty nhượng tái bảo hiểm.
Bên cạnh việc quy định về phương thức thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cũng có quy định về hình thức tái bảo hiểm. Do đó, theo như quy định của pháp luật này thì tác giả đã nhận định và gửi đến quý bạn đọc về nội dung của hai hình thức tái bảo hiểm đó là: hình thức tái bảo hiểm tạm thời và hình thức tái bảo hiểm cố định. Trong đó
Một là, tái bảo hiểm tạm thời được biết đến với tên tiếng anh là facultative Reinsurance hình thức tái bảo hiểm này được quy định dưới góc độ pháp lý có nội dung đó là giao dịch tái bảo hiểm cho từng đơn bảo hiểm riêng lẻ.
– Tái bảo hiểm cố định được biết đến với tên tiếng anh là treaty Reinsurance hình thức tái bảo hiểm này được quy định dưới góc độ pháp lý có nội dung đó là giao dịch tái bảo hiểm cho cả danh mục đơn bảo hiểm có cùng phạm vi bảo hiểm, trong suốt một thời gian dài, thường là 1 năm.
3. Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm:
Trên cơ sở quy định tại Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có quy định về trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm với nội dung khá cụ thể và chi tiết. Nhưng chưa dừng lại ở việc quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp trong vấn đề tái bảo hiểm thì sau khi tiến hành sửa đổi và hợp nhất một số nội dung và quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và cũng được quy định trong văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng kế thừa những quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của
Thứ nhất, Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định về việc doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và việc này được quy định với nội dung đó là:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên có thể thấy rằng việc pháp luật quy định như thế này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm và doanh nghiệp thực hiện việc tái bảo hiểm theo như quy định. Tại sao tác giả lại đưa ra nội dung về việc tái bảo hiểm này có ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua bảo hiểm là bởi vì nếu pháp luật quy định nhiều chủ thể doanh nghiệp bảo hiểm cùng chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền đối với người mua bảo hiểm thì sẽ xuất hiện những tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữ các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà không thực hiện việc chi trả trách nhiệm bảo hiểm cho người tham gia mua bảo hiểm theo như quy định cuẩ pháp luật hiện hành.
Thứ hai, theo như quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật này thì hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng được ghi nhận tại pháp luật này đó là: “2. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”. Việc quy định này của pháp luật đã nhằm bổ sung cho nội dung được pháp luật quy định tại mục một là việc thực hiện các trách nhiệm sẽ thuộc về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chứ không phải là doanh nghiệp nhân tái bảo hiểm như đã được nêu ra ở trên. Ở quy định của nội dung này cũng vậy, pháp luật đã đưa ra quy định về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sau khi thực hiện hoạt động táo bảo hiểm thì cũng vẫn có quyền thu các khoản phí bảo hiểm.
Thứ ba, theo như quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật này thì pháp luật đã quy định về việc cả hai bên khi tham gia vào ván đề giao kết hợp đồng bảo hiểm đều phải chịu sự chi phới của quá trình chấm dứt hợp đồng bảo hiểm những dẫn phải thực hiện các hậu quả pháp lý của hợp đồng này để lại trước thời hạn mà hợp bị chấm dứt theo ý chí của các bên và theo như quy định của pháp luật. diều này cụ thể: “3. Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm”. Như vậy, có thể thấy rằng bên doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được pháp luật quy định là được nhận tiền đóng phí bảo hiểm từ người mua bảo hiểm thì doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc không phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người mua bảo hiểm của doanh nghiệp tái bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành