Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án? Vai trò của thẩm định dự án đầu tư?
Đối với một dự án đầu tư công thì quá trình lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công là rất cần thiết để có thể xem xét và quyết định việc đầu tư thế nào để dự án có tính khả thi và cần thiết đối với xã hội. Hiện nay trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công được pháp luật quy định cụ thể tại
Cơ sở pháp lý: Luật đầu tư công 2019
Luật sư
1.Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
Căn cứ theo quy định tại điều 40. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án Luật đầu tư công 2019 quy định cụ thể:
1.1. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia được quy định như sau:
– Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định dự án;
– Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 44, khoản 2 Điều 45 của Luật này;
– Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án báo cáo cơ quan chủ quản thông qua, gửi Hội đồng thẩm định nhà nước;
– Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đầu tư dự án.
Như vậy trong dự án đầu tư công không thể không nhắc tới thủ tục trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, Như trên chúng tôi đã đưa ra quy định cụ thể về trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia. Theo đó có thể hiểu theo trình tự này thì chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật, Loại báo cáo này nhằm mục đích để có thể trình bày tất cả những nội dung mang tính nghiên cứu sơ bộ, vạch ra rõ ràng tính cần thiết, thiết thực và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng. Cũng theo đó mà các nhà đầu tư xây dựng hay các bên có liên quan có thể dựa vào báo cáo này để xem xét, đưa ra những quyết định, những chủ trương đúng đắn liên quan tới dự án và công trình xây dựng, để thực hiện lập được báo cáo nghiên cứu tính khả thi thì chắc chắn trong quá trình đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư và các bên liên quan cần tiến hành các giai đoạn nghiên cứu sau đó lập báo cáo nghiên cứu để dễ dàng theo dõi, đầu tư phù hợp với các yêu cầu của dự án.
Ngoài ra trình tự này cũng quy định về vấn đề thẩm định dự án do Thủ tướng chính thủ lập hội dồng thẩm định mục đích của thảm định dự án đánh giá xem xét và phân tích một cách khách quan trung thực và toàn diện về các nội dung trong dự án xây dựng nhằm đảm bảo dự án mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư và xã hội cũng như phân tích tham tra thiết kế toàn diện đề án thiết kế cơ sở nhằm đảm bảo thực hiện công trình hiệu quả nhất. Theo dó việc quyết định đầu tư dự án thuộc thẩm quyền của thủ tướng chính phủ xem xét quyết định đầu tư dự án.
1.2. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không có cấu phần xây dựng được quy định như sau:
– Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
– Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;
– Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật này;
– Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.
Như vậy căn cứ dựa trên những quy định chúng tôi đã nêu tại mục 1 có thể thấy đây là trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án cho những trường hợp không thuộc dự án quan trọng quốc gia được quy định tại mục 1 như đã nêu ở trên thì theo đó trình tự đối với những trường hợp này theo quy định cụ thể là thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi có thể nói đây được xem là một tài liệu quan trọng vì nó tổng hợp tất cả những thông tin liên quan mật thiết tới dự án vì vậy cần phải hết sức lưu ý khi tiến hành lập báo cáo. Tiêp theo đó là quy định về Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định để có thể thẩm định dự án đầu tư để biết được dự án còn những thiếu sót, hạn chê và tính khả thi thế nào để có thể điều chỉnh.
1.3. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được quy định như sau:
– Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định;
– Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
– Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung dự toán theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
– Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch để người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dự toán.
Theo quy định này chúng ta thấy ngoài hai trường hợp chúng tôi đưa ra về trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công tại mục 1,2 như trên thì một nội dung rất quan trọng của lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đó là dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch. Theo quy định này nhiệm vụ lập dự toán có thể hiểu là dự những chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công xụ thể kể cả dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và dự toán do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định trình người quyết định đầu tư phê duyệt. Ngoài ra theo quy định này còn quy định hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư thuộc thẩm quyền do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dự toán.
2. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư
2.1. Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với nhà đầu tư
Vai trò của thẩm định dự án đầu tư chính là để thấy được các nội dung của dự án có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở nội dung nào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ và có thể xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh lời cao hay thấp. Theo đó để có thể biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và có hiệu quả nhất.
2.2. Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với các đối tác đầu tư và các định chế tài chính
– Là căn cứ để quyết định có nên góp vốn hay không?
– Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể an tâm hoặc lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất cho đồng vốn mà mình bỏ ra.
– Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu tư.
– Biết được tuổi thọ của dự án để áp dụng linh hoạt về lãi suất và thời hạn trả nợ vay.
2.3. Vai trò thẩm định dự án đầu tư đối với nhà nước
– Biết được khả năng và mức độ đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
– Đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học các ưu nhược điểm của dự án để từ đó có căn cứ ngăn chặn những dự án xấu và bảo vệ những dự án tốt không bị loại bỏ.
– Có căn cứ để áp dụng chính sách ưu đãi nhằm hổ trợ nhà đầu tư.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư công” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.