Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường?
Khoa học, công nghệ và môi trường hiện nay đều trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua các vấn đề khoa học, công nghệ và môi trường sinh thái ở Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh chóng và hiện đang từng bước tiến lên quy mô công nghiệp. Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, công tác xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực được các cấp, ngành, tổ chức khoa học và công nghệ quan tâm. Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường được tạo lập để nghiên cứu về lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
Khoa học, Công nghệ được hiểu như sau:
Khái niệm khoa học công nghệ theo cách hiểu chung nhất là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Những kiến thức này về cơ bản có thể là những kiến thức về con người, về đời sống – xã hội, tự nhiên,… từ đó ứng dụng hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại hơn.
Theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam, những hoạt động khoa học – công nghệ nổi bật đó là: hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, hoạt động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển công nghệ, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và nhiều hoạt động khác.
Nghiên cứu khoa học về bản chất là quá trình phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, các quy luật tự nhiên. Đưa ra các giải pháp ứng dụng các sáng kiến vào đời sống xã hội thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.
Còn phát triển công nghệ thì là việc sáng tạo và hoàn thiện những công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ thông thường được phát triển theo hình thức triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm.
Môi trường được hiểu như sau:
Môi trường là tổng hợp các yếu tố vật chất tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý chí chủ quan của con người và các yếu tố nhân tạo bao gồm tổng thể quan hệ giữ người với người có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cung cấp đa dạng cho các hoạt động sản xuất và trong đời sống hằng ngày của con người như: đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng ánh sáng, gió… cũng như các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hóa, du lịch.
Hiện nay, trên thực tế thì tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến nghiêm trọng dẫn đến nhiều hệ lụy như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, mưa axit, mức nước biển dâng, sa mạc hóa.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội:
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội được hiểu là cơ quan chuyên trách của Quốc hội Việt Nam, cơ quan giám sát các lĩnh vực liên quan tới khoa học, công nghệ và môi trường sinh thái.
Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc Hội là Uỷ ban thường trực của Quốc hội, có chức năng giúp Quốc hội khi quyết định các vấn để về lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, thẩm tra các dự án luật được Quốc hội giao và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường:
Ủy ban của Quốc hội là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường là một cơ quan quan trọng của nhà nước ta và đóng góp những vai trò to lớn đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường sinh thái.
Căn cứ Điều 77
“Điều 77. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách phát triển khoa học, công nghệ, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
3. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
4. Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.”
Làm luật thực chất là mộthoạt động phức tạp, có nhiều công đoạn được các chủ thể khác nhau thực hiện, trong đó có đại biểu Quốc hội. Mỗi công đoạn đều sẽ đóng vai trò nhất định trong việc bảo đảm chất lượng của luật, trình dự án luật và kiến nghị luật là cơ sở pháp lý để Quốc hội xây dựng chương trình xây dựng luật từng năm và cả khóa hoạt động của mình cho nên chất lượng của hoạt động này ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng và hiệu quả của pháp luật. Đại biểu Quốc hội được trao quyền trình dự án Luật, Pháp lệnh, kiến nghị về luật, tuy nhiên, tỷ lệ dự án luật được hình thành trên cơ sở kiến nghị của đại biểu Quốc hội còn khá khiêm tốn, đa số các dự án Luật được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội chủ yếu từ các cơ quan nhà nước khác.
Theo nội dung của pháp luâtt hiện hành, ta nhận thấy, hiện nay có nhiều chủ thể tham gia xây dựng dự án luật, nhưng chỉ riêng đại biểu Quốc hội tham gia với tư cách cá nhân, còn các chủ thể khác đều là cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị – xã hội; Quyền của đại biểu Quốc hội tham gia xây dựng các dự án Luật có nội dung rộng hơn so với quyền này của các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. Cụ thể, ngoài quyền trình các dự án Luật giống như các chủ thể khác, đại biểu Quốc hội còn có quyền kiến nghị về luật.
Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội, Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội tại kì họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các uỷ viên ban khoa học, công nghệ và môi trường.
Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường theo quy định của pháp luật sẽ có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế và đặc thù tiềm ẩn rủi ro, mạo hiểm, đặc biệt là các chế định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…; cũng như Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội có trách nhiệm phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về thúc đẩy phát triển hệ thống hệ thống sáng tạo quốc gia, trong đó, doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học, viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu…
Về công tác lập pháp, Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường sẽ cần phải có trách nhiệm chủ động, sáng kiến lập pháp, kể cả luật hay pháp lệnh, có cơ chế hỗ trợ tối đa cho các đại biểu Quốc hội và Ủy ban. Sáng kiến không chỉ là đề xuất về lập pháp để thực hiện, mà còn là các đề xuất để đưa vào chương trình.
Về vấn đề giám sát, Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường theo quy định pháp luật sẽ có trách nhiệm lựa chọn những vấn đề trong tâm của Ủy ban. Các chuyên đề giám sát của Ủy ban sẽ phải phù hợp, có trọng tâm, khả thi, có chiều sâu, tránh dàn trải và chồng chéo. Thay vì giám sát vụ việc, Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội sẽ chuyển sang giám sát triển khai các văn bản hướng dẫn luật, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật; tăng cường và nâng cao công tác giải trình của các bộ ngành. Hậu giám sát, Ủy ban tập trung giám sát