Quy định về quyết định kiểm toán nhà nước? Quy định về nội dung Kiểm toán nhà nước? Vai trò của kiểm toán Nhà Nước đối với minh bạch sử dụng vốn nhà nước?
Như chúng ta đã biết thì hoạt động kiểm toán nhà nước đó là để xác định tính đúng đắn của
Cơ sở pháp lý: Luật kiểm toán nhà nước 2015
1. Quy định về quyết định kiểm toán nhà nước
Căn cứ theo quy định tại điều 31. Quyết định kiểm toán Luật kiểm toán nhà nước 2015 quy định cụ thể:
1. Quyết định kiểm toán bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thực hiện cuộc kiểm toán;
b) Đơn vị được kiểm toán;
c) Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán;
d) Địa điểm kiểm toán, thời hạn kiểm toán;
đ) Trưởng Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán.
2. Quyết định kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán chậm nhất là 03 ngày làm việc và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký, trừ trường hợp kiểm toán đột xuất.
3. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu cần phải thay đổi nội dung, phạm vi, địa điểm, thời hạn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước phải quyết định bằng văn bản và gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định của pháp luật đề ra về nội dung của quyết định kiểm toán có thể thấy rằng cơ quan kiểm toán nhà nước còn thực hiện nhiều những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo Quốc Hội giao phó. Việc tiến hành nhiệm vụ kiểm toán cần phải luôn đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng để không xảy ra những vấn đề tranh chấp không cần thiết vì thế nên những nội dung trong quyết định này là rất cần thiết để có thể tiến hành công khai minh bạch ví dụ như địa điểm, thời hạn và căn cứ quyết định cuộc kiểm toán những nội dung này rất quan trọng đối với thực hiện kiểm toán
Thứ hai đó là quy định về thời hạn gửi quyết định kiểm toán theo quy định mà pháp luật đề ra là chậm nhất là 03 và thời gian theo quy định để công bố quyết định dó là chậm nhất là 15 ngày, mục đích của việc quy định về thời hạn để cơ quan tiến hành quyết định kiểm toán thực hiện đúng thời gian dự kiến và dự định thực hiện đối với công việc được giao.
Thứ ba, Nếu thay đổi nội dung, phạm vi, địa điểm, thời hạn kiểm toán phải có văn bản thông báo cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán bởi vì nội dung thay đổi này có thể dẫn tới mâu thuẫn và những tranh cãi về sau nếu không được thực hiện công khai minh bạch về thời gian và địa điểm và những đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán có quyền được biết những thay đổi này.
2. Quy định về nội dung Kiểm toán nhà nước
Căn cứ theo quy định tại điều 32. Nội dung kiểm toán Luật kiểm toán nhà nước 2015 quy định cụ thể:
1. Nội dung kiểm toán bao gồm:
a) Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;
b) Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;
c) Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.
Như trên chúng ta có thể thấy cơ 03 nội dung cơ bản đối với một cuộc kiểm toán đó là có 03 loại kiểm toán đó là Kiểm toán tài chính, Kiểm toán tuân thủ và Kiểm toán hoạt động, mỗi loai kiểm toán sẽ có nội dung cụ thể của loại kiểm toán đó cụ thể như sau:
Đối với nội dung của kiểm toán tài chính hiện nay đối tượng thường xuyên và chủ yếu của kiểm toán tài chính là các báo cáo tài chính. Chính vì thế kiểm toán tài chính còn được gọi là kiểm toán báo cáo tài chính. Có thể thấy trên thực tế thì ngoài báo cáo tài chính thì đối tượng của kiểm toán tài chính còn có các bảng kê khai có tính chất tài chính tức là trong các bảng kê khai đó có yếu tố tiền tệ, thông tin được biểu hiện dưới hình thái bằng tiền chẳng hạn như bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản…
Đối với nội dung của kiểm toán tuân thủ như chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là đưa ra ý kiến về việc liệu các hoạt động, các giao dịch và thông tin của đơn vị được kiểm toán… có tuân thủ các luật, qui định, qui chế, chế độ, chính sách… hay không. Kiểm toán tuân thủ có thể liên quan đến tính tuân thủ đó là việc tuân thủ các tiêu chí chính thức như các luật, quy định và thỏa thuận có liên quan hay có thể liên quan đến tính đúng đắn cụ thể như phải tuân theo các nguyên tắc chung như các nguyên tắc về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử.
Theo quy định của pháp luật và trên thực tế ta thấy đối tượng của kiểm toán khá linh hoạt và loại kiểm toán này được thực hiện để nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp hoặc của cơ quan quản lý cấp trên. Mục đích chính của Kiểm toán tuân thủ đó là để đánh giá xem doanh nghiệp được kiểm toán có tuân thủ các quy trình do pháp luật quy định, luật lệ hay quy định mà doanh nghiệp phải chấp hành theo hay không và từ đó đưa ra đảm bảo về tình hình tuân thủ của doanh nghiệp đối với luật pháp hay các nghĩa vụ hợp đồng, chẳng hạn như các thỏa thuận vay vốn hay là các các điều kiện cấp vốn của nhà tài trợ…
Nội dung của kiểm toán hoạt động cụ thể đối với nội dung trên thì kiểm toán hoạt động rất có ý nghĩa đối với việc xác định những phạm vi trong hệ thống quản lý và kiểm soát cần phải được cải tiến và thông qua hoạt động kiểm toán này cũng có thể thu hút sự chú ý của nhà quản lý đến những nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng đến tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các hoạt động, từ đó có thể giúp cho nhà quản lý có cơ hội để hiểu biết sâu sắc về những cái mới nảy sinh trong hoạt động và quá trình thực hiện của đơn vị.
3. Vai trò của kiểm toán Nhà Nước đối với minh bạch sử dụng vốn nhà nước
Vai trò của kiểm toán nhà nước thể hiện trong những nhiệm vụ kiểm toán ngân sách nhà nước đó là quá trình để tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác kế toán, các báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị, các cấp ngân sách trong bộ máy nhà nước, các hoạt động quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Qua qua trình đó có thể xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán ngân sách; đưa ra các kết luận và đánh giá về hoạt động của khách thể kiểm toán có tuân thủ đúng quy định của pháp luật hay không.
Ngoài ra Kiểm toán nhà nước có vai trò kiểm toán đối với ngân sách nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân để xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Chức năng này được thể hiện qua việc xác nhận số liệu quyết toán về các khoản mục trọng yếu trên báo cáo quyết toán thu, báo cáo quyết toán chi, cân đối ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của các đơn vị dự toán các cấp.
Theo như trên thì thông qua kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện việc công khai các số liệu và tình hình quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trên các phương tiện truyền thông, họp báo hay thực hiện nghĩa vụ báo cáo các diễn đàn của Quốc hội, Chính phủ nhằm mục đích để bảo đảm tính minh bạch của ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Trong nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi hoạt động của Nhà nước phải được kiểm tra và giám sát chặt chẽ bởi cơ quan lập pháp – cơ quan do Nhân dân bầu ra và là người đại diện cho quyền lợi của những người đóng thuế tạo nên ngân sách nhà nước. Nhu cầu được thông tin của dân chúng và các cơ quan có quyền giám sát đòi hỏi kiểm toán nhà nước với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công phải công khai các số liệu và tình hình quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thông qua hoạt động kiểm toán ngân sách nhà nước của mình. Chính điều này sẽ tạo sức ép ngược lại đối với các đối tượng quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước nhằm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả hơn.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về quyết định kiểm toán và nội dung Kiểm toán nhà nước” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.