Vật liệu nổ công nghiệp? Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp? Quy định về cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp?
Vật liệu nổ công nghiệp hiện nay đang là một trong số những loại hàng hóa đặc biệt, đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, là vật tư không thể thiếu trong khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, thi công công trình. Không những thế, vật liệu nổ công nghiệp còn có thể tác động, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội nếu bị thất thoát. Chính vì thế, việc quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Vật liệu nổ công nghiệp:
Vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 3
Vật liệu nổ được hiểu là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
– Thuốc nổ theo quy định pháp luật được hiểu là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích.
– Phụ kiện nổ theo quy định pháp luật được hiểu là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Vật liệu nổ quân dụng theo quy định pháp luật được hiểu là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Vật liệu nổ công nghiệp theo quy định pháp luật được hiểu là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.
Như vậy, theo quy định cụ thể được nêu trên, ta có thể thấy, vật liệu nổ công nghiệp bao gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ. Trong đó, thuốc nổ là hoá chất hoặc hỗn hợp hoá chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hoá hoặc điện; còn phụ kiện nổ là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ. Nhưng bạn lưu ý, mục đích sử dụng của nó phải nhằm vào mục đích dân dụng như khai thác đá, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, phẩm nhuộm.
2. Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:
Vật liệu nổ công nghiệp được hiểu là một loại vật tư không thể thiếu trong khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và thi công công trình. Ngày nay, với số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này, nên nhu cầu xin cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ngày càng tăng và đi liền với đó là những tai hoạ khôn lường nếu không siết chặt quản lý.
Trong những năm gần đây, cơ quan chức năng liên ngành đã liên tục phát hiện nhiều doanh nghiệp nổ mìn trái phép, truy thu hàng trăm triệu đồng và có một số trường hợp chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính bởi vì thế, để việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp được hợp pháp, các tổ chức và doanh nghiệp bắt buộc phải xin cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hoạt động ngành, nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
+ Doanh nghiệp có hoạt động khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu, thử nghiệm hoặc thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
+ Doanh nghiệp có kho, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
+ Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh môi trường; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định có liên quan.
+ Các chủ thể là người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn và người khác có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
+ Quy mô sử dụng thuốc nổ trong 01 quý từ 500 kg trở lên, trừ trường hợp sử dụng thuốc nổ để thử nghiệm, thăm dò, đánh giá địa chất.
– Pháp luật còn quy định rằng tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo quy định sau đây:
+ Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp chỉ được mua vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
+ Vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết phải bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
+ Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cần thực hiện việc bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi tiến hành nổ mìn.
+ Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp lập thiết kế, phương án nổ mìn phù hợp với quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nơi nổ mìn. Trong thiết kế, phương án nổ mìn phải quy định cụ thể các biện pháp an toàn, bảo vệ, canh gác chống xâm nhập trái phép khu vực nổ mìn; thủ tục cảnh báo, khởi nổ; thủ tục bảo quản và thủ tục giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn và nội dung khác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phê duyệt và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý khi nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử – văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn;
+ Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải
Như vậy, để được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ các cá nhân hay tổ chức sẽ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật cũng như bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật được nêu trên.
3. Quy định về cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:
3.1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:
Theo Điều 42 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ công cụ hỗ trợ năm 2017 và Thông tư 13/2018/TT-BCT, hồ sơ cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp gồm những giấy tờ:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
– Giấy xác nhận đủ điều kiện ANTT làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (Bản sao công chứng).
– Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc quyết định trúng thầu thi công công trình (Bản sao công chứng).
– Thiết kế nổ mìn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản quy mô công nghiệp.
– Hồ sơ kho bảo quản, thiết bị nổ mìn, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp (nếu có).
–
–
3.2. Thủ tục xin Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:
Thủ tục xin Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bao gồm các bước sau đây:
– Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ tại Sở Công thương, nhận phiếu hẹn kết quả (trường hợp hồ sơ hợp lệ).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 2: Nhận Giấy phép được cấp và tiến hành làm các thủ tục liên quan.
Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng không quá 05 năm; theo thời hạn công trình nhưng không quá 02 năm đối với trường hợp phục vụ thi công công trình, thử nghiệm, thăm dò khoáng sản, hoạt động dầu khí và hoạt động khác do Thủ tướng Chính phủ giao.