Hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án? Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành?
Theo quy định của pháp luật trong giải quyết đơn khởi kiện giữa các bên có tranh chấp trong mọi lĩnh vực thì đều không thể bỏ qua một giai đoạn đó là tiến hành hòa giải, đối thoại có sự góp mặt của bên thứ ba là cán bộ Tòa được phân công là người tiến hành ghi lại
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án:
Hòa giải được hiểu là hành vi được dùng với mục đích để thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa, không còn bất đồng nào khác nữa. Hòa giải cũng là giải quyết được áp dụng đối với các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên có tranh chấp xảy ra bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba là người được lựa chọn trong việc hòa giải.
Theo đó, hòa giải tại tòa án là một giai đoạn bắt buộc đối với những chủ thể tham gia giải quyết các thủ tục ở Tòa được quy định là tiến hành sau khi thụ lý đơn và người tham gia hòa giải được quyền lựa chọn người hòa giải. Tòa án sẽ trực tiếp phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện hòa giải, đối thoại.
Đối thoại tại Tòa án là việc những chủ thể giữa các bên có tranh chấp bày tỏ những lý lẽ của mình bằng lời nói tại Tòa án có bên thứ ba là người được Tòa án phân cong giải quyết trực tiếp tham gia nghe trình bày với mục đích xem xét, cân bằng hòa giải những tranh chấp đó.
Mọi nội dung được trình bày trong phiên hào giải, thời gian và địa điểm đều được Cán bộ hòa giải lập thành biên bản ghi chép lại toàn bộ nội dung quá trình diễn ra cũng như nội dung tranh chấp. Biên bản có chữ ký giữa các bên và cán bộ hòa giải làm căn cứ cho giai đoạn tiếp theo trong tố tụng
2. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành:
Đối với việc hòa giải tại Tòa án sau khi được tiến hành thì người có thẩm quyền là Thẩm phán sẽ ra quyết định xem xét việc giữa hai bên có hòa giải thành hay không để đưa ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Theo đó quá trình Thẩm phán công nhận hoặc không nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được tiến hành hành như sau:
Về thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày tính từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo trong phiên hòa giải. Trong thời hạn đưa ra quyết định, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây:
Thứ nhất, yêu cầu một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đã được cán bộ hòa giải ghi tại biên bản một cách chi tiết về những nội dung tranh chấp.
Thứ hai, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định, nếu xét thấy cần thiết phải có tài liệu để xem xét lại.. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án về việc cung cấp tài liệu thông tin. Hết thời hạn 15 ngày chuẩn bị, Thẩm phán ra Quyết định trong hai trường hợp:
– Trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Theo quy định thì các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định sau nhận được quyết định của Tòa án có quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định về toàn bộ nội dung trong quyết định.
– Trường hợp không có đủ điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Ngoài ra, trong Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã quy định kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được công nhận chỉ hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Các bên trong quan hệ tranh chấp phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo luật dân sự.
+ Các bên trong quan hệ tranh chấp là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận, thống nhất được lập trong biên bản tại phiên hòa giải.
Nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên trong
Trường hợp hòa giải đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì các bên thuận tình ly hôn sẽ tiến hành thỏa thuận và trong thỏa thuận đó của các bên phải có đầy đủ nội dung về các vấn đè gồm: việc ly hôn, việc chia tài sản chung, tài sản riêng, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của
Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng trong phiên tòa hòa giải thì người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì pháp luật quy định mọi thỏa thuận, thống nhất chỉ được công nhận hợp pháp khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của họ gửi đến Tòa xác nhận về việc công nhận kết quả hòa giải.
Trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự, một phần khiếu kiện hành chính thì chỉ được công nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp, khiếu kiện đó bởi lẽ trong tranh chấp, khiếu kiện dân sự, hành chính sẽ có nhiều vấn đề xảy ra mà có thể các bên không thể thỏa thuận, hòa giải được toàn bộ thì sẽ chuyển sang thống nhất, thỏa thuận theo từng phần.
Căn cứ theo Điều 34 về Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án được quy định phải có các nội dung sau ghi trong văn bản công nhận kết quả như sau:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Tên Tòa án ra quyết định;
– Họ, tên của Thẩm phán ra quyết định;
– Họ, tên, địa chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;
– Nội dung hòa giải thành, đối thoại thành;
– Căn cứ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Chỉ khi quyết định có đầy đủ nội dung đó, thể hiện rõ từng chi tiết nội dung thì mới được công nhận là có giá trị pháp lý bởi mẫu quyết định cũng như quyết định do cơ quan ban hành và thực hiện theo đúng pháp luật.
Về hiệu lực của quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án được quy định tại Điều 35 đó là khi có quyết định công nhận thỏa thuận thì trong đó có hiệu lực đối với cơ quan khác khi có tranh chấp xảy ra.
Khi bản án sơ thẩm do Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định trong trường hợp có khiếu nại lên cơ quan cấp trên thì Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và được thi hành theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Tuy nhiên quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có thể bị đề nghị xem xét lại theo yêu cầu của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án, hay yêu cầu của kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định công nhận kết quả thỏa thuận.
Như vậy, có thể thấy việc đưa ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án phải trải qua rất nhiều các bước từ việc tiến hành phiên họp, lập biên bản và xem xét đưa ra quyết định công nhận kết quả hòa giải nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện để có thể công nhận thì trên giấy tờ, biên bản mới có hiệu lực pháp lý.