Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án là gì? Mẫu Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án? Hòa giải viên tiến hành hòa giải và lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
Như chúng ta có thể thấy rằng, trong giải quyết một vụ việc nào đó dưới góc độ pháp lý thì việc quan trọng nhất đó là xác định tài liệu, chứng cứ chứng minh và người làm chứng cho vụ việc. Cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa trên những tình tiết sự việc và các bằng chứng đó để đưa ra những quyết định chính xác, công bằng nhất khi giải quyết. Và biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án cũng sẽ là bằng chứng chứng minh nội dung vụ việc.
1. Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án là gì?
Biên bản được khái quát với khái niệm chính là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra tại thời điểm hiện tại. Trong pháp luật, biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng với mục đích làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.
Yêu cầu chung phải có trong biên bản là phải mô tả lại các sự việc hiện tượng một cách kịp thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết khách quan, hoặc các ý kiến của các bên liên quan tức là khi cơ quan, cá nhân là người trong cơ quan nhà nước có trách nhiệm ghi biên bản khi phát hiện sự việc xảy ra thì cần phải lập biên bản ngay tại thời điểm đó để lấy làm bằng chứng. Người lập biên bản không bình luận thêm bớt các nội dung liên quan đến sự việc để bảo đảm được vai trò cung cấp thông tin làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác. Ngoài ra biên bản còn phải tuân thủ những hình thức nhất định về thể thức, kỹ thuật trình bày, nội dung và văn phong.
Vậy, hình thức bố cục chung theo mẫu của biên bản có các yếu tố cơ bản bắt buộc phải có như sau:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ. Trong biên bản thì mục này được trình bày đầu tiên ở chính giữa văn bản để khẳng định giá trị pháp lý văn bản.
+ Tên biên bản và trích yếu nội dung. Phần này cũng được trình bày ở giữa văn bản khi soạn thảo nằm ở dưới mục quốc hiệu và tiêu ngữ với mục đích trình bày nội tên và nội dung vụ việc xảy ra.
+ Thời điểm lập biên bản hoặc ghi biên bản trong đó phải ghi rõ ngày, tháng, năm, giờ, phút, ghi địa điểm nơi sự kiện, hành vi diễn ra một cách chính xác nhất.
+ Thành phần tham dự, chủ trì, thư ký ghi biên bản (kiểm tra, xác nhận sự kiện thực tế dự hội họp…).
+ Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung cơ bản, cần phải ghi lại đầy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ tọa…).
+ Phần kết thúc (ghi thời gian cụ thể và lý do).
+ Thủ tục ký xác nhận. Biên bản phải bao gồm chữ ký của thư ký lập biên bản và chữ ký của chủ tọa hội nghị, cần thiết thì có thểm thêm các chữ ký của người tham dự. Đối với biên bản xử phạt cần có chữ ký của người lập biên bản xử phạt và chữ ký của người bị lập biên bản (nếu người bị lập biên bản không ký thì người ghi biên bản phải ghi vào)
Yêu cầu của một biên bản:
+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
+ Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
+ Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.
+ Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải phải giữ kèm biên bản). Những người có trách nhiệm ký chứng nhận biên bản, biên bản phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan (nếu có) và ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
+ Lời văn biên bản cần ngắn gọn chính xác không rường già, không thêm nội dung khác không liên quan đến vụ việc.
Đối với những văn bản liên quan đến Tòa án đều được pháp luật quy định chung về mẫu văn bản bao gồm hình thức và cả nội dung trình bày do đó Mẫu 11-HG: Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải được ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 quy định chi tiết về trách nhiệm của
2. Mẫu biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
Nội dung mẫu biên bản được quy định trong Thông tư 02/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 quy định chi tiết về trách nhiệm của
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
BIÊN BẢN
GHI NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI
Hôm nay, vào hồi…. giờ …. phút, ngày …. tháng …. năm 20…
Tại Tòa án nhân dân (3)……
I. Thành phần tham gia:
– Hòa giải viên: ……
– Người khởi kiện/người yêu cầu:(4)……
Địa chỉ:(5) ……
Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện/người yêu cầu: ……
(6) ……
Địa chỉ:(7)……
– Người bị kiện:(8)………
Địa chỉ:(9)……
Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(10)……
Địa chỉ:(11) ……
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(12)……
Địa chỉ:(13)……
Người đại diện hợp pháp của có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(14) ……
Địa chỉ:(15)………
– Người phiên dịch:(16) ………
Địa chỉ: (17)………
– Thẩm phán tham gia phiên họp:(18) ………
Đã tiến hành phiên hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp/yêu cầu (19) ………
II. Kết quả hòa giải:
Quá trình hòa giải tại Tòa án đã được tiến hành phù hợp và theo đúng quy định, trên tinh thần chủ động và tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên, không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Kết quả hòa giải cụ thể như sau:
2.1. Những nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất được:(20)
(1) ………
(2) ………
(3) ………
2.2. Những nội dung các bên không thỏa thuận, thống nhất được:(21)
(1) ………
(2) ………
(3) ………
III. Ý kiến của các bên về việc yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành
– Có yêu cầu □
– Không yêu cầu □
Biên bản kết thúc vào hồi …. giờ …. phút ngày …. tháng …. năm và được lập thành …. bản, mỗi bên giữ 01 bản, Tòa án nhân dân (22)……… lưu 01 bản.
Các bên tham gia hòa giải
(Ký và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
Thẩm phán tham gia phiên họp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hòa giải viên
(Ký, ghi rõ họ tên, và đóng dấu)
3. Hòa giải viên tiến hành hòa giải và lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
Theo quy định của pháp luật thì biên bản ghi nhận kết quả hòa giải đối thoại tại tòa án được lập ngay tại Tòa án nơi giải quyết vụ việc, đây là hoạt động hòa giải do Thẩm phán là người trực tiếp phân công hòa giải viên tiếp nhận vụ việc và là người hòa giải sự việc cho hai bên đương sự.
Trong cuộc hòa giải giữ hai bên đương sự nếu thống nhất, có chung ý kiến với nhau không xảy ra tranh chấp nào nữa, đồng ý với ý kiến của cả hai bên và sự sắp xếp của hòa giải viên thì sau phiên hòa giải Hòa giải viên có trách nhiệm lập biên baern ghi nhận kết quả hòa giải. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hòa giải không thành tức là vẫn còn một số vấn đề mâu thuẫn với nhau không thể đi đến quan điểm đồng nhất thì cũng ghi nhận lại kết quả là hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.
Quy định về thời hạn hòa giải, đối thoại là 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định là người tiến hành hòa giải; trong trường hợp đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại, nhưng không quá 02 tháng. Theo đó, thời hạn tiến hành hòa gaiir, lý do kéo dài thời gian hòa giải đều phải được ghi chi tiết trong
Trình tự sắp xếp phiên hòa giải được quy định là chậm nhất 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại Hòa giải viên có trách nhiệm ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và
Trong quá trình tiến hành hòa giải và sau khi kết thúc phiên hòa giải Hòa giải viên nhận địn khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thì Hòa giải viên tiến hành ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại.
Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác dựa theo tính chất vụ việc cũng như những yếu tố tác động cung quanh. Trường hợp hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì thời hạn tối đa là 07 ngày, sau đó Hòa giải viên tiếp tục mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Tất cả những hoạt đọng thời gian ấn định hoặc hoãn phiên họp đều phải được ghi lại vào biên bản hoặc soạn thảo văn bản ghi lý di hoãn phiên hop.
Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
Như vậy, có thể thấy biên bản ghi nhận kết quả đối thoại là biên bản được lâp ra trong quá trình giải quyết vụ việc tại tòa án do Hòa giải viên được chỉ định là người giải quyết lập ra với mục đích ghi nhận lại nội dung toàn bộ sự việc giữa hai bên đương sự trong quá trình đối thoại, giải quyết toàn bộ hoặc một phần sự việc đang tranh chấp. Biên bản được lập ra phù hợp với quy định về cả hình thức, bnoij dung yêu cầu theo mẫu biên bản đã ban hành.