Người được sử dụng súng? Doanh nghiệp được dùng súng không?
Để có thể đảm bảo được an ninh trật tự trên vùng lãnh thổ nước ta và các quốc gia khác trên thế giới nói chung thì đã phần đều có quy định về việc cấm sử dụng súng trên lãnh thổ quốc gia ngoài trừ các đối tượng có chuyên môn, nghiệp vụ được pháp luật quy định là được sử dụng súng trong những trường hợp được pháp luật quy định cho phép. Bởi vì các nhà làm luật và quan điểm nhận thức của pháp luật nước ta là đất nước tôn trọng hòa bình mà súng lại là một lọi vũ khí sẽ trực tiếp tước đi mạng sống của con người nhanh nhất và đay là một loại vũ khí nguy hiểm nhất. Do đó việc quy định cấm sử dụng súng là một trong những quy định mà tác giả cho rằng là khá hợp lý.
Tuy nhiên pháp luật cũng quy định không phải cấm không sử dụng súng một cách tuyệt đối mà vãn có các đối tượng, tổ chức được quy định dưới góc độ pháp lý này vẫn được sử dụng súng. Vậy pháp luật Việt Nam đã quy định về người được sử dụng súng? Doanh nghiệp được dùng súng không? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017
Mục lục bài viết
1. Người được sử dụng súng?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì những đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng gồm: Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Công an nhân dân, Kiểm lâm, Kiểm ngư, Lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, Hải quan cửa khẩu, An ninh hàng không,… những đối tượng được sử dụng súng mà tác giả vừa nêu thì đều có những đặc chưng đó là đều phụ vụ cho lượng lượng quân dội, công an mà pháp luật hiện hành đã quy định là được trang bị các vú ký để sẵn sàng chiến đấu với các tội phạm nguy hiểm phức tạp kể cả trong thời bình.
Trong đó, đối với các đối tượng thuộc các bộ khác nhau thì sẽ được pháp luật hiện hành của từng cơ quan quy định về việc trang bị vũ khí quân dụng đối với các đối tượng một cách cụ thể và phù hợp với điều kiện huấn luyện và điều kiện làm việc của những đối tượng này nhất theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó thì ngoài việc được quy định về vấn đề là đối tượng được sử dụng súng thì trước hết những đối tượng này cũng cần phải thực hiện việc đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn tại Điều 14 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 còn quy định người sử dụng vũ khí còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
“1. Người được sử dụng vũ khí phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; b) Có sức khoẻ phù hợp; c) Được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí.
2. Người sử dụng vũ khí không thuộc lực lượng vũ trang, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí”.
Không những thế mà việc sử dụng súng của các đối tượng cũng được quy định trong điều này thì khi những đối tượng thực hiện việc nổ súng thì việc nổ súng phải tuân theo các nguyên tắc mà pháp luật hiện hành đã quy định đó là các đối tượng trực tiếp sử dụng súng phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì không phải các đối tượng cứ được cấp súng thì có thể sử dụng súng một cách tuy tiện thì những đối tượng thì chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay.
Bên cạnh đó, thì đối với một quốc gia tôn trọng hòa bình thì một tính mạng của một con người rất quan trọng nên một cá nhan không có quyền tự mình quyết định về việc tước đoạt mạng sống của người khác một cách tùy tiện nên pháp luật hiện hành đã quy định đói với việc sử dụng súng thì người thi hành nhiệm vụ độc lập, trước khi nổ súng phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh hoặc bắn chỉ thiên đối với các trường hợp: Đối tượng đang sử dụng vũ khí tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng, uy hiếp nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, giữ, áp giải, dẫn giải do phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…
Như đã nêu ở trên về đối tượng được cung cấp trang bị vũ khí quân dụng thì cũng từ nội dung này cũng có thể hiểu rằng pháp luật quy định người được sử dụng súng bao gồm là: Quân đội nhân dân, An ninh hàng không, Dân quân tự vệ, Công an nhân dân, Kiểm lâm, Kiểm ngư, Lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, Hải quan cửa khẩu.
2. Doanh nghiệp được dùng súng không?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về mục đích bảo vệ an ninh quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên toàn thế giói nói chung. Theo như nhận định của tác giả thì bên cạnh nhân tố con người thì các loại vũ khí, vật liệu nổ hay công cụ hỗ trợ cũng được xác định là những loại phương tiện quan trọng để con người sử dụng để gây ra mất trật tự công cộng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình hình tội phạm liên quan đến việc sử dụng súng vẫn đang gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với doanh nghiệp, cụ thể thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về trang bị phương tiện đối với bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thì để đảm bảo hoạt động bảo vệ cho cơ quan, doanh nghiệp thì Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Theo Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017 thì những trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà doanh nghiệp được cấp được quy định tại Điều 3 Luật này có quy định bao gồm các loại:
Thứ nhất, vũ khí thô sơ được nhắc đến theo như quy định tại khoản 1 Điều này đó là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Thứ hai, những công cụ hỗ trợ được nhắc đến theo như quy định tại khoản 2 Điều này đó là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
+ Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này.
+ Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;….
Như vậy, có thể thấy rằng, tại quy định này thì pháp luật không có đưa ra quy định về việc doanh nghiệp được sử dụng súng trong quá trình hoạt động của mình. Mà đối với các doanh nghiệp này chỉ được sử dụng các lại súng được xếp vào loại vũ khí thô sơ và các trang thiết bị hỗ trợ cho công việc của mình.
Đồng thời để giú các bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung này thì tác giả cũng đưa ra quy định của Luật thì Lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp được xem xét trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ và không được trang bị, sử dụng vũ khí thô sơ. Việc xác định và làm sáng tỏ câu hỏi doanh nghiệp có được sử dụng súng hay không sẽ dựa trên căn cứ tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 17/2018/TT-BCA. Do đó, theo như quy định tại Thông tư này có quy định Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ
Trên quy định này cung chỉ đưa ra quy định về việc doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động bảo vệ thông thường thì cũng chỉ được xem xét trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ sau: Dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao. Còn đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước hay mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội,… thì sẽ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ như súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy có thể thấy rằng, ngoài những cơ quan và những đối tượng mà tác giả đã nêu ra ở mục 1 thì doanh nghiệp cũng không thuộc phạm vị được pháp luật quy định là tổ chức có thể được sử dụng súng mà chỉ được sử dụng các loại vũ khí thô sơ và các công cụ hỗ trợ theo như quy định của pháp luật hiện hành.