Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh? Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh?
Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay thì không thể nào không nhắc đến bộ máy nhà nước thực thi quyền lực Nhà nước ở các cấp từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã và ở đây được gọi chung là Bộ máy chính quyền địa phương ở nước ta. Do đó, theo như quy định của pháp luật thì các cấp chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thành lập theo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Ở bộ máy chính quyền địa phương này thì khi nhắc tới chính quyền cấp tỉnh, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được đề cao, là nơi giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân mà các cấp chính quyền cấp dưới không giải quyết được. Đồng thời thì khi nắm bắt được các quy định của pháp luật tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, cùng với việc nhận định vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích các nội dung pháp lý về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
– Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh
Trên cơ sở quy định của Khoản 1 Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đã xác định cơ cấu của Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu, lãnh đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thông qua vai trò điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mà hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh được thông suốt.
– Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban phân công phụ trách công việc nhất định, chịu trách nhiệm cá nhân về phần công việc được giao. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân cấp cấp tỉnh phải điều hành công việc mang tính chất thường xuyên, trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mọi mặt của cuộc sống nên khối lượng công việc và áp lực công việc là rất lớn.
– Ủy viên của Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Cấp tỉnh có 02 ủy viên là 01 ủy viên phụ trách quân sự và 01 ủy viên phụ trách công an. Ủy viên chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công trước chủ tịch Ủy ban nhân dân và cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tỉnh có các cơ cấu trực thuộc mà chỉ có các chức danh chuyên trách các mảng công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể bao gồm các mảng công việc với các chức danh chuyên trách tương ứng: Công an, quân sự, văn phòng- thống kê, địa chính- xây dựng- đô thị- môi trường, tài chính- kế toán, tư pháp- hộ tịch, văn hóa- xã hội.
Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương: “Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.” Như vậy, pháp luật hiện hành bước đầu về cơ cấu thành phần đã có sự phân biệt khác nhau giữa địa bàn nông thôn với địa bàn đô thị về tổ chức bổ máy của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh qua cách tính toán số lượng phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cho từng đơn vị.
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cấp cao nhất. Vì vậy, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng được xác định là nhiều nhất so với các cơ quan hành chính cấp dưới, bởi phạm vi quản lý của cơ quan này rộng hơn. Vì được xác định là cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, do đó, việc pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh là cách để cơ quan này chủ động trong hoạt động chức năng. Theo quy định tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh có 04 nhiệm vụ, quyền hạn chính như sau:
Thứ nhất, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật này quy định về việc xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nội dung cụ thể mà Ủy ban nhân dân tỉnh phải thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương bao gồm:
– Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh; (Khoản 1)
– Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương; (Khoản 5)
Với tư cách là cơ quan gắn liền với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thực hiện các hoạt động dựa trên quy định của pháp luật và sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải là chủ thể có trách nhiệm xây dựng và trình các văn bản quan trọng để hỗ trợ cho Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này. Thực tế, đây là nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện rõ nhất mối quan hệ giữa Ủy ban và Hội đồng nhân dân để tạo nên một chính quyền địa phương ở cấp tỉnh hoạt động hiệu quả.
Thứ hai, theo như quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật này quy định về tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội
Trên cơ sở giải thích tại Khoản 13, Điều 4
Đây cũng là nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Ủy ban nhân dân các cấp, phù hợp với địa vị pháp lý mà cơ quan được pháp luật trao cho.
Thứ ba, theo như quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật này quy định về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền
Theo quy định của luật tổ chức chính quyền địa phương thì việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong các luật; chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền. Pháp luật quy định cơ quan nhà nước cấp trên căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể khác của địa phương, mà các cơ quan này được quyền phân cấp việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương ở cấp dưới, mà cụ thể trong trường hợp này là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, việc phân cấp này phải đảm bảo không vi phạm quy định về các trường hợp được phân cấp và tuân thủ quy định điều điều kiện của được phân cấp cho cơ quan nhà nước cấp dưới theo Luật định.
Về ủy quyền, Luật quy định trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền bằng văn bản do Ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể. Chính vì vậy, mà có quy định về “thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền”.
Thứ tư, theo như quy định tại Khoản 4 Điều 19 Luật này quy định về việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Có thể thấy rằng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có những thay đổi nhất định phù hợp với tiến trình và đòi hỏi trong sự phát triển của chính quyền địa phương. Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng Ủy ban nhân dân tỉnh trở thành cầu nối kết nối giữa trung ương và địa phương, giữa nhà nước và người dân một cách chặt chẽ, hiệu quả và tối ưu hóa chính sách của Đảng.