Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của chính phủ? Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư? Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Các Bộ, cơ quan ngang Bộ? Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Hiện nay pháp luật đề ra quy định quản lý nhà nước về đầu tư nhằm mục đích đảm bảo hoạt động của nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế xã hội. Vậy trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo Luật đầu tư được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin do
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của chính phủ
Căn cứ theo quy định tại điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư Luật đầu tư 2020 quy định thì ” Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.” cụ thể đó là trách nhiệm của chính phủ đối với những hoạt động như Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư làm sao cho hợp lý và phù hợp với hiện nay, Chính phủ có trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
– Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư;
– Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;
– Cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
– Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;
– Kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư, quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư theo thẩm quyền;
– Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền;
– Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Như trên theo quy định tại điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư Luật đầu tư 2020 quy định cụ thể thì những nội dung về trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cụ thể là đối với công tác tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội để đưa ra những chính sách và văn bản pháp luật về đầu tư từ Việt Nam sang nước ngoài. Ngoài ra thì bộ kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đầu tư công của quốc gia và cơ chế, chính sách quản lý kinh tế với những dự án đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài để làm sao có nguồn lợi về kinh tế tốt nhất và dự án được xây dựng có tính khả thi và có trách nhiệm đối với tham mưu vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài cho những hoạt dộng đấu thầu và các dự án trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội tại Việt Nam.
3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
– Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư;
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện;
– Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại Điều 7 của Luật này;
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;
– Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình;
– Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
– Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Như trên chúng ta có thể thấy Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xây dựng chính sách quản lý về đầu tư. Ngoài ra Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư có thể tùy thuộc vào mục tiêu và các định hướng chiến lược mà các tiêu chuẩn đánh giá có thể khác nhau giữa các thời ký. Xét trên thực tế theo quy định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội phải đảm bảo rằng khi một công cuộc đầu tư chứng minh được rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng được những mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất định thì dự án mới xứng đáng được hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế dành cho nó.
4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm:
– Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
– Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư tại địa phương;
– Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;
– Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cung cấp thông tin liên quan để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
– Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.
Như vậy chúng ta có thể thấy những trách nhiệm trên chúng ta có thể thấy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm để thực hiện việc đánh giá giám sát dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của mình nhằm quản lý dự án đầu tư hiệu quả hơn và đề ra những giải pháp giải quyết vướng mắc về dự án đầu tư.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo Luật đầu tư” và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy đinh của pháp luật hiện hành.