Chế độ làm việc của Chính phủ? Hình thức hoạt động của Chính phủ?
Như chúng ta đã biết thì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Vậy Chế độ làm việc của Chính phủ là gì? Hình thức hoạt động của Chính phủ được pháp luật quy định như thế nào? Tại bài viết dưới đây
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Chế độ làm việc của Chính phủ
Căn cứ theo điều 43. Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ
” Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ được thực hiện kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Chính phủ ban hành quy chế làm việc của Chính phủ.”
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đã đưa ra chế độ làm việc của chính phủ và từng thành viên chính phủ. Theo đó chúng ta hiểu chế độ làm việc của chính phủ đươc thể hiện mối tương quan trong việc thực hiện quyền hành giữa Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ với các Bộ trưởng thành viên, và trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ theo quy định của pháp luật mà họ phải thực hiện. Tại quy định trên cúng có nêu Chính phủ tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Trên thực tế chúng ta cũng có thể thấy dược hoạt động nà biểu hiện cụ thể ở hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ. Mọi hoạt động của Chính phủ, thành viên Chính phủ phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Như trên chúng ta nhận ra rằng Chính phủ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và theo đó mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm. Ví dụ như một nhiệm vụ giao cho bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về hoạt động được giao.
Các thành viên của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện công việc một cách chủ động để giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đã đề ra và quan trọng hơn nữa đó là đúng quy chế làm việc của Chính phủ. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
Trong cơ quan Chính phủ được tổ chức thực hiện theo hình thức phân cấp, ủy quyền hợp lý cho chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật để có thể bảo đảm sự quản lý thống nhất và bên cạnh đó cũng sẽ phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước. Theo đó nhưng hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan hành chính nhà nước các cấp phải được công khai, minh bạch theo đúng quy định và thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân theo đúng những giá trị của Nhà nước là của dân do dân và vì dân.
2. Hình thức hoạt động của Chính phủ
Căn cứ theo điều 44. Hình thức hoạt động của Chính phủ Luật tổ chức chính phủ 2015 quy định cụ thể:
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
2. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
3. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Căn cứ theo quy định như trên pháp luật đã nêu về hình thức hoạt động của Chính phủ để hiểu rõ hơn chúng tôi xin đưa ra cách hiểu theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ như tại mục 1 như trên chúng tôi có nêu về quy định: “Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ” Theo đó nên hiệu quả hoạt động thực tế của Chính phủ phải được thể hiện qua 3 hình thức sau:
+ Thông qua phiên họp Chính phủ
+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ
+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thứ nhất, thông qua phiên họp Chính phủ căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 95
Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp của Chính phủ. Theo quy định của pháp luật đề ra thì tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như những vấn đề liên quan tới chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ và liên quan đến các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngoài ra còn có những dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự toán ngân sách nhà nước và cả những chính sách cụ thể phát triển kinh tế và xã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Tóm lại là về các lĩnh vực trong xã hội, các đề án trình Quốc hội về cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, quyết định cơ cấu các cơ quan thuộc Chính phủ, các báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Trong phiên họp thì nội dung được đưa ra của Chính phủ do Thủ tướng đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ theo quy định.
Thứ hai, Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 95
Theo quy định này chúng ta thấy để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ căn cứ dựa trên quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của Chính phủ, ban hành văn bản pháp luật để thực hiện theo đúng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó trên thực tế để có những hướng thay đổi tích cực nhất.
Thứ ba, Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, căn cứ theo khoản 1 Điều 99 Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể như sau : “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.”
Theo quy định đưa ra thì đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định tại Chương IV
Kết luận: Qua những điều chúng tôi đã phân tích như trên có thể thấy đối với sự thành công của Chính phủ không những thể hiện ở cơ cấu tổ chức mà sự thành công còn phụ thuộc ở cả phương thức hoạt động phù hợp với tình hình và nhiệm vụ. Bởi chúng ta có thể thấy phương thức hoạt động của Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước khác được thể hiện thông qua những cách thức tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình khi thực hiện công việc cụ thể nào đó. Trong trường hợp của Chính phủ, phương thức hoạt động không nhưng chỉ là cách thức hoạt động, mà còn là mức độ thể hiện mối tương quan trách nhiệm giữa Thủ tướng người đứng đầu Chính phủ với các thành viên của Chính phủ, trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ.
Trên đây là thông tin do