Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đơn khiếu kiện hành chính và quá trình thụ lý đơn? Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn thực hiện lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện, người yêu cầu? Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại tại Tòa án và lựa chọn Hòa giải viên của người bị kiện? Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn hòa giải viên tiến hành hòa giải và lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án? Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn quyết định công nhận hoặc không công nhận công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành?
Hòa giải, đối thoại là một chế định mới được pháp luật quy định. Mục đích của việc hoà giải, đối thoại đó là nhằm tạo sự thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc để các chủ thể có tranh chấp ngồi lại với nhau, cùng nhìn nhận lại sự việc. Việc các chủ thể hòa giải, đối thoại đã góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt trong gia đình và cộng đồng xã hội. Đặc biệt là khi việc hòa giải thành, đối thoại thành sẽ giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không cần phải mở phiên tòa xét xử, không những thế còn giúp các chủ thể có thể tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan, giúp Nhà nước, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết được khối lượng lớn công việc và góp phần hạn chế được nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về trách nhiệm của
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đơn khiếu kiện hành chính và quá trình thụ lý đơn:
Các chủ thể là người khởi kiện, người yêu cầu sẽ phải gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết do pháp luật quy định bằng các hình thức sau đây: Nộp trực tiếp, nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua hình thức nộp trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Toà án sẽ có trách nhiệm tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính kèm theo tài liệu, chứng cứ.
Sau khi đã nhận đơn thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn trong hai ngày làm việc ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đơn khiếu kiện hành chính. Nếu đơn thuộc thẩm quyền của Tòa án và không thuộc các trường hợp không hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 3, Điều 16 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Tòa án sẽ có trách nhiệm phải
2. Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn thực hiện lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện, người yêu cầu:
Pháp luật quy định, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, các chủ thể là người khởi kiện, người yêu cầu gửi câu trả lời đồng ý hoặc không đồng ý cho Tòa án, trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến; biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ. Hết thời hạn được nêu trên thì Tòa án có trách nhiệm xử lý như sau:
– Trong trường hợp đồng ý: Tòa án sẽ phải phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện hòa giải, đối thoại. Trong 03 ngày làm việc, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên.
– Trong trường hợp không đồng ý: Tòa án sẽ phải chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng.
– Đối với trường hợp đã hết thời hạn 3 ngày nhưng các chủ thể là người khởi kiện, người yêu cầu chưa trả lời. Toà án sẽ thông báo lại lần thứ hai cho người khởi kiện, người yêu cầu biết để thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên. Các chủ thể là người khởi kiện, người yêu cầu có thêm ba ngày để tiếp tục trả lời. Nếu đồng ý hoặc hết thời hạn này vẫn chưa trả lời thì Tòa án phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại và trong vòng 03 ngày Thẩm phán phụ trách chỉ định Hòa giải viên tiến hành hòa giải. Sau đó, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc chuyển vụ việc sang hòa giải, đối thoại và văn bản chỉ định Hòa giải viên cho Hòa giải viên, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,
3. Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại tại Tòa án và lựa chọn Hòa giải viên của người bị kiện:
Pháp luật quy định trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án người bị kiện sẽ cần phải trả lời Tòa án đồng ý hoặc không đồng ý, hết thời hạn được nêu trên thì sẽ xử lý như sau:
– Trong trường hợp các chủ thể là người bị kiện đồng ý hoặc không trả lời Tòa án thì hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại.
– Trong trường hợp các chủ thể là người bị kiện không đồng ý thì Tòa án chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng.
– Đối với trường hợp các chủ thể là người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên thì thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên khác nếu người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên.
Như vậy, ta nhận thấy, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà trách nhiệm của Toà án và các chủ thể thuộc Toà án tại giai đoạn thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại tại Tòa án và lựa chọn Hòa giải viên của người bị kiện cũng được quy định khác nhau. Tuy nhiên, vai trò của Toà án trong giai đoạn này là không thể phủ nhận. Pháp luật cần ban hành các quy định cụ thể để đảm bảo vai trò của Toà án trong quá trình thực hiện hoà giải, đối thoại cho các đương sự trong vụ việc.
4. Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn hòa giải viên tiến hành hòa giải và lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án:
Pháp luật quy định thời hạn hòa giải, đối thoại là 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Các bên sẽ có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại, nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là trong thời hạn năm ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại thì các chủ thể là hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch. Việc thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch có thể thực hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác thuận tiện cho các bên. Khi đã đến thời hạn ấn định, Hòa giải viên tiến hành tổ chức phiên họp và lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Khi các bên tham gia hoà giải, đối thoại đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên sẽ có trách nhiệm ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại. Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác. Trong trường hợp hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì thời hạn tối đa là bảy ngày, sau đó Hòa giải viên tiếp tục mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Sau khi đã tiến hành việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên sẽ chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính. Toà án có thẩm quyền giải quyết sẽ có trách nhiệm ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
5. Trách nhiệm của Tòa án trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở giai đoạn quyết định công nhận hoặc không công nhận công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành:
Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là mười năm ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, Thẩm phán sẽ được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây:
– Yêu cầu một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đã được ghi tại biên bản.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định, nếu xét thấy cần thiết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
Hết thời hạn 15 ngày chuẩn bị, Thẩm phán ra các quyết định sau đây:
– Trong trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Thẩm phán tại cơ quan Toà án có thẩm quyền sẽ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Sau khi đã có quyết định các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án có quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định.
– Đối với trường hợp không có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Thẩm phán tại cơ quan Toà án có thẩm quyền sẽ ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán sẽ chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Như vậy, Toà án xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn của việc hoà giải, đối thoại giữa các đương sự. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng gia đoạn cụ thể mà Toà án hay các chủ thể thuộc Toà án sẽ có những trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động và mục đích chung của các chủ thể này đều hướng đến đối thoại, hoà giải thành. Việc đối thoại, hoà giải thành cõ những ý nghĩa quan trọng đối với Toà án, giúp Toà án giảm thiểu số lượng lớn các tranh chấp, khiếu kiện trong thực tiễn.