Khái quát về cư trú và nơi cư trú của công dân? Quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú, nơi cư trú?
Trong thực tế thì đối với những công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt nam, thì sẽ được xác định nơi cư trú, và các vấn đề liên quan đến việc cư trú của các côn dân này. Nơi cư trú được xác định là một trong các thông tin cá nhân của công dân được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú. Như tất cả mọi người đều biết thì cứ trú là quyền được pháp luật quy định là quyền tự do của công dân. Do đó, công dân có quyền tự do cư trú của mình, tuy nhiên, công dân khi thực hiện hoạt động cư trú trên một địa bàn nhất đình thì cần phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình cư trú tại địa phương đó. vậy Luật Cư tú năm 2020 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú, nơi cư trú có nội dung như thế nào?
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật Cư trú năm 2020
1. Khái quát về cư trú và nơi cư trú của công dân.
Tự do cư trú là một quyền đã được quy định là một trong những quyền cơ bản của công dân. Và quyền tư do cư trú này đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và đến nay, quyền cơ bản đó vẫn tiếp tục được khẳng định tại
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 thì có quy định về định nghĩa về cư trú là: “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã)”.
Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng quy định rất rõ về nội dung nơi cư trú của công dân tại Điều 11 Luật Cư trú năm 2020. Thì theo như quy định tại Điều này nơi cư trú của công dân được xác định là nơi thường trú, nơi tạm trú. Bên cạnh đó thì nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Cư trú năm 2020 cũng được xác định là nơi cư trú của công dân khi không thể xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú của những công dân này.
Tuy rằng pháp luật Cư trú hiện hành không đua ửa các quy định về khái niệm của nơi cư trú cụ thể những co thể hiểu một các đơn giảm thì. Nơi cư trú được xác định khi cá nhân không có nơi thường xuyên sinh sống và không có hộ khẩu thường trú, thì nơi cư trú là nơi tạm trú và có đăng kí tạm trú, hoặc là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc phần lớn tài sản của cá nhân đó.
Bên cạnh việc nơi cư trú chung nhất dành cho tất cả những công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật cũng quy định về nơi cư trú cho từng đối tượng công dân như: người chưa thành niên; người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của quân nhân; nơi cư trú đối với người hành nghề lưu động trên tàu thuyền, phương tiện hành nghề lưu động,….
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú, nơi cư trú
Tùy rằng pháp luật Việt Nam hiện hành đã đưa ra các quy định về vấn đề công dân được tự do cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Những bẩn cạnh đó thì pháp luật cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về những quyền mà công dân được thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện việc cư trú và nơi cư trú theo như quy định của pháp luật cư trú. Mà cụ thể ở đây là theo như quy định của pháp luật Cứ trú năm 2020 thì công dân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện các quyền tại Điều 8 Luật này như sau:
“1. Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
3. Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
4. Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
5. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật”
Từ quy định vừa được nêu ra có thể khẳng định rằng công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền tự do lựa chọn nơi mình cư trú và việc cư trú hợp pháp của công dân này sẽ được cơ quan có thẩm quyền quản lý việc cư trú trên Cơ sở dữ liệu về cư trú về hoạt động sinh sống của công dân này. Quyền của công dân về cư trú và nơi cư trú được quy định cụ thể:
Thứ nhất, một trong các quyền tư do cư trú theo như quy định của pháp luật hiện hành đó là vấn đề mà công dân được tự mình lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Do đó, việc cho công dân có quyền tự lựa chọn đăng ký và cư trú để nhằm mục đích giúp công dân tìm được cho mình một môi trường sinh sống phù hợp theo sở thích và đồng thời có thể phát triển sự nghiệp và các vấn đề khác liên quan đến chủ thể thực hiện họt động cư trú.
Thứ hai, công dân khi thực hiện việc đăng đi cư trú tại các cơ quan có thẩm quyền thì se được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật. Bởi vì những thông tin cá nhân của một công dân theo như quy định của pháp luật hiện hành là những thông tin quan trong mà chỉ có cá nhân đó mới được phép cũng cấp, nếu người khác cung cấp thông tin của một cá nhân thì đó là hành vi xâm phạm đến quyền cá nhân của đối tượng này và nếu bị kiện thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nghiệm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ ba, đối với các thông tin của mình thì công dân được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu. Khi công dân thực hiện các hoạt động có liên quan đến nơi cư trú của mình thì có thể thực hiện việc cung cấp thông tin về nơi cứ trú của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ tư, Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu. Việc pháp luật quy định này là nhằm mục đích thể hiện quyền tự do cư trú của công dân, bởi lẽ tác giả nhận đình như vậy là do, khi các công dân có nhu cầu thay đổi địa điểm cư trú thì có thể thực hiện hoạt động đăng ký thay đổi nơi cư ttus mới của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ năm, công dân được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu; Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú. đây được xem là một trong những việc mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền của công dân trước những quy định về cư trú và đồng thời quy định này cũng được nhân định dựa theo quyền tự do cư trú.
Thứ sau, đây được xem là một trong những quyền không thể bỏ qua trong bất ký lĩnh lực nào của pháp luật Việt Nam hiện hành đó là việc công dân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
Bên cạnh việc quy định về quyền công dân về cư trú và nơi cư trú thì pháp luật Cư trú hiện hành cũng không quyên việc đưa ra các quy định về nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện khi những công dân này thực hiện quyền tự do cư trú của mình. Do đó, nghĩa vụ của công dân về cư trú được quy định tại Điều 9 Luật Cư trú có nội dung cụ thể:
“1. Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”
Tuy rằng được quy định về quyền tự do cư trú những trông quá trình hoạt động quyền tự do cư trú của mình thì công dân cũng phải thực hiện việc đăng ký cư trú tại cơ quan có thẩm quyền ở địa phương mà công dân đó sinh sống. Việc quy định về vấn đề đăng ký cư trú này nhằm mục đích để cơ quan có thảm quyền thực hiện hoạt động quản lý dân cư trên địa bàn của địa phương trực thuộc sự quản lý của mình.
Không những thế mà khi công dân thực hiện việc đăng ký phải tuyệt đối trung trực về vấn đề cung cấp các loại thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt không được khai sai lệch các thông tin cá nhân cử mình gây ảnh hưởng đến việc quản lý dữ liệu công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú. Đồng thời thì theo như quy định của Luật này thì công dân cũng phải thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký cư trú theo như quy định của pháp luật hiện hành.